29 thg 11, 2011

Học viện Ngôi Lời: một số hoạt động thể thao trong tuần

Hòa cùng nhịp đập của hàng triệu con tim đang chứng kiến trận bóng đá chung kết SEA GAMES 26 vào tối 21/11, cộng đoàn Học viện Thần học còn hồi hộp hơn bởi đội bóng nào đoạt chức vô địch cũng nhằm xác định tổ giành được giải thưởng từ cha linh hướng Đức Vinh: mỗi thành viên 1 chiếc kính màu. 90 phút thi đấu đầy kịch tính vẫn chưa phân thắng bại. Kết thúc 2 hiệp phụ tỉ số vẫn đang hòa. Cuối cùng, với loạt đá luân lưu đã đưa tuyển quân Malaysia đăng quang ngôi vô địch. Việc này cũng đồng nghĩa xác định chủ nhân của những chiếc kính màu: tổ 1. Xin cám ơn sáng kiến của cha Vinh. Hy vọng sẽ không ai đeo kính đi “xem voi” để coi nhau phiến diện; cũng không đeo đi “bán tăm” để xăm soi nhân thế mà đeo vào để nhìn trời, nhìn đời và nhìn người lắng dịu hơn, hihi!!!

Cáo Phó

“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống.
Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống”
(Ga 11,25).

U
CÁO PHÓ

TRONG NIỀM TIN VÀO CHÚA KITÔ PHỤC SINH,
TỈNH DÒNG NGÔI LỜI – GIUSE THƯƠNG TIẾC KÍNH BÁO:
Linh mục ĐAMIANÔ PHAN CHÂU ĐẠI, SVD
Sinh ngày 06 tháng 10 năm 1927 tại Gia Hựu, Quy Nhơn,
đã an nghỉ trong Chúa lúc 01 giờ 45’ ngày 29 tháng 11 năm 2011
(nhằm ngày 05 tháng 11 năm 2011)
tại Nhà Chính Tỉnh Dòng Ngôi Lời - Giuse, Nha Trang,
Hưởng thọ 84 tuổi.

X

Nghi thức Tẩm liệm: 19 giờ 30’  ngày 29 tháng 11 năm 2011.
Thánh Lễ An Táng: 15 giờ 00’  ngày 30 tháng 11 năm 2011
Do Đức Cha Giuse VÕ ĐỨC MINH
Giám Mục Giáo phận Nha Trang chủ sự,
tại Thánh đường Giáo xứ Thánh Gia, Giáo phận Nha Trang.


Xin Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và Anh Chị em
hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Cha Đamianô.

Tỉnh Dòng Ngôi Lời - Giuse kính báo.

Lm. Phaolô Đậu Văn Pháp, SVD
Giám Tỉnh

28 thg 11, 2011

Buông mất

Cuộc sống hôm nay của con người hầu như gắn liền với những phương tiện sống mà không thể thiếu được. Con người gần như lệ thuộc hoàn toàn vào những phương tiện sinh hoạt hằng ngày. Đứa em tôi không chịu đi học với lý do là không có xe, người bạn tôi rất khó chịu vì quên mang theo đồng hồ đi làm, một người bạn khác đã vô cùng hoảng sợ khi anh ta để quên chiếc chìa khóa cửa nhà khi đến cơ quan làm việc. Tôi có cảm tưởng những phương tiện sinh hoạt ngày hôm nay đôi lúc nó còn cần hơn cơm gạo, bởi người đói vẫn có thể học nhưng người không có xe thì không thể đi học.
  1. Cái đồng hồ:
Hiện nay tôi vẫn còn giữ cái đồng hồ báo thức mua từ năm 90, khi tôi phải thức dậy sớm để học bài thi vào đại học. Tôi nâng niu nó, tôi gìn giữ nó, bởi nó đã giúp tôi đi qua bao chặng đường đòi hỏi thời gian. Chung quanh nơi làm việc thường ngày có ít là 3 cái đồng hồ khác nhau: một cái tại bàn làm việc, một cái đeo tay đi làm, và một cái chỉ dùng để báo thức và nhìn thấy ban đêm ở chỗ ngủ, một cái khác có lịch ngày tháng năm. Chưa kể khi mượn được cái điện thoại di động, lại thêm một cái nữa, như vậy là 5 cái rồi bạn ạ.

Các điều phối viên Kinh Thánh

(Trích từ “Handbook for Superiors SVD”, tr. 40-43)
1. Ưu Tiên của Dòng Ngôi Lời
Tổng Tu Nghị 13 chính thức công nhận tông đồ thánh kinh là ưu tiên của Dòng chúng ta. “Chúng ta nhận ra rằng khi nói đến Lời Chúa, Thánh Kinh, là chúng ta đang nói về chính trọng tâm của Dòng chúng ta, Dòng Ngôi Lời … Tông đồ thánh kinh là một phần của di sản của chúng ta do thánh Arnold để lại, và với tư cách là những nhà Truyền Giáo Ngôi Lời, chúng ta phải làm cho nó trở thành nhãn hiệu độc quyền của công tác truyền giáo của chúng ta” (Nuntius 12, tr. 710).
Quả vậy, Đấng Sáng Lập của chúng ta đã muốn con cái của ngài yêu mến Lời Chúa: “Lời Thánh Kinh thật sâu sắc biết bao! Ước gì anh em chúng ta múc lấy Lời với sự quý trọng sâu xa … Các thành viên của Dòng Ngôi Lời phải đặc biệt tôn kính Thánh Kinh và rao truyền chân lý đó” (Nuntius XII, tr. 503). Hơn nữa, danh xưng của chúng ta thúc đẩy chúng ta trở thành tu sĩ biết lắng nghe Lời, sống bởi Lời và loan báo Lời cho người khác.
2. Bám rễ trong Lời Chúa
2.1. “Bằng cách lắng nghe và sống Lời Chúa, chúng ta trở thành những cộng tác viên của Ngôi Lời” (HP 106). “Bổn phận trên hết của chúng ta là loan báo Lời” (HP. 107; xem HP. 102). “Là những cộng tác viên của Đức Kitô, chúng ta tìm kiếm gợi hứng từ Lời Chúa. Bằng cách đọc Thánh Kinh, chúng ta mở lòng cho sự thúc đẩy của Thánh Thần, Đấng giúp chúng ta hiểu Lời, biến Lời thành của mình và loan báo Lời cho thế giới” (HP. 407; xem 407.1 và 407.2).

Tháng 11 nhớ về cố nhân

Quang Phan SVD
Mỗi lần tháng 11 về, kỷ niệm ngày chịu chức linh mục, tôi không thể không nhớ đến một nhân vật ít nhiều có liên quan đến mình. Đó là đức hồng y George Pell, tổng giám mục giáo phận Sydney.
Thật ra giữa tôi và ngài không có sự quen biết cá nhân, ngoài việc ngài là người đặt tay phong chức linh mục cho tôi. Trước khi tôi chịu chức phó tế, ngài đã vui vẻ nhận lời phong chức linh mục và mau mắn ghi vào nhật ký của mình. Lúc đó ngài còn chưa biết tôi là ai, chỉ biết là thành viên của SVD. Vị hồng y tiền nhiệm Edward Clancy ít khi nhận lời phong chức linh mục cho tu sỹ dòng, nhưng ‘nhường’ lại cho vị giám mục phụ tá.
Đức hồng y George Pell thật ra là một nhân vật gây nhiều tranh cải trong giới lãnh đạo chính trị cũng như giáo hội Úc vì ngài thường công khai nói ra điều mình tin trên truyền thông báo chí. Ngài là nhân vật mà người ta thường nói bạn hoặc thương hoặc ghét. You either love him or hate him. Trắng đen phân biệt rõ ràng. Không nhập nhằng. Ngài thường có những phát ngôn gây khó chịu và tranh cải trong một xã hội rất là thế tục hoá như Úc, và những giá trị tôn giáo thường được xem là cá nhân, không nên nói ở nơi công chúng. Các chính trị gia Úc không bao giờ nói câu “God bless you” như các chính trị gia người Mỹ. Có một lần ngài ra chỉ thị là phụ nữ (thường là các soeurs) không được làm linh hướng cho các chủng sinh, dù các soeurs đó là giáo sư trong đại chủng viện. Một chỉ thị làm cho nhiều người thấy khó hiểu và bực mình, nhất là các bà trong phong trào phụ nữ bình quyền, feminism. Một thầy phó tế SVD có lần giữa đêm khuya nhận một cú phone, đầu dây bên kia là đức tổng George Pell, ngài mắng cho một trận về tội giảng không đúng giáo lý….. Nghe đâu trong giáo phận có một nhóm người thuộc tu hội Opus Dei, một tu hội rất là bảo thủ, họ thường đi các giáo xứ nghe cha xứ giảng. Nếu thấy có gì đó không ổn trong bài giảng, họ sẽ báo cáo với giám mục! Không biết thầy phó tế đó có bị oan hay không, nhưng tôi đã từng chứng kiến vị phó tế SVD này giảng lễ trước mặt vị chủ tế là tổng giám mục Francis Little của giáo phận Melbourne về phụ nữ nên được làm linh mục! Đức tổng Francis Little ngồi nghe và chỉ mỉm cười.

26 thg 11, 2011

Chúa nhật 1 Mùa Vọng (2011)


LỜI CHÚA
“Đã đến lúc anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin đạo. Đêm sắp tàn, ngày gần đến.”  
(Thư Rôma 3, 11.12)

25 thg 11, 2011

Kinh nghiệm đào tạo

Có một lần tôi than thở với cha linh hướng của tôi, Dòng con thiếu người làm việc nhiều quá. Cha cho tôi biết: không chỉ có Dòng của con mà Dòng nào cũng vậy. Đó là tình hình chung của Giáo Hội. 


Trong những năm gần đây, số anh em đệ tử của Dòng tăng lên nhiều quá, khiến những người lo việc đào tạo cũng mệt mỏi và căng thẳng hơn nhiều.

Hy vọng là thế đó!


  
© vinh.svd
Trong khi dịch Kinh Thánh ra tiếng bản xứ, một nhà truyền giáo đạo Tin Lành, tuy rằng đã làm việc lâu năm ở miền Nam nước Papua Neu-guinea và dù nhiều cố gắng, vẫn không làm sao tìm nghĩ ra được từ ngữ đúng nghĩa cho chữ hy vọng.
Ông kiếm tìm mãi, cho đến ngày đứa con mới sinh của ông đột ngột chết. Một chú bé người Papua khi thấy ông chôn con mà không khóc lóc than thở, bèn cất tiếng hỏi: "Tại sao tôi không thấy ông buồn rầu gì cả?"

23 thg 11, 2011

Đâu là nguồn sống của một tu sĩ truyền giáo Ngôi Lời?

[phần 2]
phần 3
phần 4

© p.nguyễnđứcvinhsvd
Khi nhìn lại cuộc đời của Đấng sáng lập, Cha Arnold Janssen, chúng ta có thể nhận ra một nét sâu đậm xuyên suốt cả đời của Cha: một chuyển động nội tại mạnh mẽ đầy năng động hiện lên, một sự nhất quán trong lòng đạo đức của Ngài. Đó là nét đạo đức có giá trị cho linh đạo chúng ta hôm nay. Sợi chỉ đó đó được tạo thành từ niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, Thánh Thần và Ngôi Lời.
Ý thức và „lửa“ truyền giáo của Ngài nảy sinh từ niềm tin đó.
Thiên Chúa Ba Ngôi
Đi lại tìm nền tảng niềm tin hay „lòng đạo“ của Đấng lập dòng, chúng ta sẽ phát hiện một điều nổi bật thật hấp dẫn. Đó là việc Cha Arnold Janssen cứ nhấn mạnh Chúa Ba Ngôi.
Chúa Ba Ngôi là sứ điệp của Thiên Chúa cho con người chúng ta, mà cho đến nay vẫn chưa được Kitô giáo hiểu thấu và sống cho thỏa đáng. Thử hình dung một lần: Một ngày nào đó Giáo hội nói rằng chúng ta có thể bỏ tín điều Chúa Ba Ngôi, vì chẳng thấy có ảnh hưởng tích cực gì nhiều đến cuộc sống. Giả sử như vậy thì có chi thay đổi trong đời sống đạo sống đời của chúng ta, của Tôi chăng? (s. Karl Rahner, in: G.G).
Rồi xem lại hình ảnh của chúng ta về Chúa Cha một lần thì rõ: „Tôi hình dung Ngôi Cha như thế nào?“ Một ông già với bộ râu dài ngồi trên ngai tòa, xét xử, đếm tội mà thưởng phạt tùy theo tội vạ của con người? Và nếu có hình dung một hình ảnh khác hơn, thì tâm trạng chung của chúng ta là vẫn „sợ Thiên Chúa“.

Kinh nghiệm với thinh lặng trong “ngày sa mạc”

Đôi ba trải nghiệm với thinh lặng trong Ngày Tịnh Tâm tháng Mười 2011 của Học Viện Ngôi Lời Việt Nam.

p.nguyễnđứcvinhsvd
«Bước chân vào sa mạc, thấy mênh mông, trống rỗng, hoang vu ... cảm nhận sức nóng gay gắt, gió khô rát. Thật yên tĩnh, sự tĩnh lặng đáng sợ.»
“Một cảm giác hơi sợ khi ngồi trong một bầu khí thinh lặng trong Nhà Nguyện, và cái cảm giác sợ hãi đó đã đến, tôi nhìn Chúa như một người xa lạ, không dám để mở miệng ngỏ lời với Chúa.”
“Tôi nhận ra mình chưa đủ kiên nhẫn trong thinh lặng để nhận ra thánh ý Thiên Chúa muốn nơi tôi điều gì.”
“Bản thân tôi chưa quen với sự cô đơn và ngồi một mình trong thinh lặng hàng tiếng đồng hồ.”
“Trong cuộc sống tôi thấy hầu như tôi không thing lặng trong tâm hồn để nghe tiếng Chúa nói. Cả ngày tĩnh tâm tôi không nói cười, nhưng khi vào nhà nguyện thinh lặng đối mặt với Chúa, tôi thấy ớn lạnh, sợ hãi… vì sự cô tịch, vì tôi nhìn thấy biểu đồ của tôi trong tháng qua…”

18 thg 11, 2011

Sự mặc khải của thi ca

Tác giả Trần Mạnh Hảo
I. Thi ca – giấc mơ về tuổi thơ nhân loại:
Kinh Thánh không chép được lời của Eva xui Adam ăn trái cấm. Chỉ biết rằng khi đôi môi ma túy của nàng ghé sát vào tai chàng, chợt cơn thèm ăn trái cấm bùng vỡ trong cuống họng chàng, bất chấp lời răn đe chết người của thần linh. Mắt Adam chỉ nhìn thấy trái cấm trong y phục lõa thể của tòa thiên nhiên tuyệt mỹ. Chàng đã hành động chiều theo ý người đẹp, để chia tay sự bất tử, đồng thời nhận lấy tình yêu và cái  chết. Có lẽ, lời thì thầm của Eva khuyên Adam ăn trái cấm hôm đó là bài thơ đẹp nhất  của nhân loại? Vì vậy người đời đã gọi thi ca bằng cái tên diễm lệ: Nàng Thơ.
Thi ca và tình yêu do đó đã được sinh ra đồng thời với niềm xúc cảm tuyệt vời của ngôn từ, thông qua tiếng nói linh thiêng  của Eva, đánh thức trái tim gỗ đá Adam, khiến nó phát lộ đam mê cùng tận. Nếu phẩm hạnh của triết học là hoài nghi, của tôn giáo là đức tin, thì phẩm hạnh của thi ca là rung cảm và mơ mộng. Thi ca và tình yêu đều được phát nguyên từ cội nguồn trái tim con người, thông qua hình tượng và ngôn ngữ. Chừng như sự xuất hiện tiếng nói trong vườn Eden còn quan trọng hơn sự hiện diện của Thượng Đế.

Lời kinh từ sa mạc

Dominique Huy SVD
Lạy Chúa,
đã có những lúc con ngờ nghệch tin rằng:
 trên bước đường con đi Chúa sẽ gieo những hạt mầm của khó khăn và đau khổ,
 để con một mình loay hoay và xoay xở.
Và có những lúc con ảo tưởng,
 cho rằng những đoạn đường chông gai con đã bước qua,
là do tài năng và khéo léo của con.
Nhưng, Chúa ơi, những gì diễn ra trong tháng ngày qua
làm con ý thức hơn rất nhiều sự ngờ nghệch và ảo tưởng của mình.
Con nhận thấy những khó khăn và đau khổ trong đời,

17 thg 11, 2011

Đâu là nguồn sống của một tu sĩ truyền giáo Ngôi Lời?

Được trình bày lần đầu trong Ngày Tịnh tâm tháng mười một 2011 tại Học Viện Ngôi Lời Việt-Nam. Có sửa đổi cho publication này.


[phần 1]
 Điều gì làm nền tảng, điều gì thúc đẩy chúng ta?
© p.nguyễnđứcvinhsvd 
Thực trạng truyền giáo trì trệ với những con số phát triển khiêm nhường trong những thập niên vừa qua, tinh thần và sự sẵn sàng dấn thân truyền giáo yếu ớt nơi hầu hết Kitô hữu, và nhất là nơi chúng ta, những „nhà truyền giáo chuyên nghiệp“, buộc ta đặt lại cho mình những câu hỏi căn bản:
Đâu là nguồn sống của Tôi, một tu sĩ truyền giáo Ngôi Lời? Điều gì làm nền tảng và căn tính cho ơn gọi của chúng ta? Điều gì thúc đẩy chúng ta, thúc đẩy Tôi đến nơi đây?
Cần tự hỏi mình và cần hỏi nhau như vậy, nếu không thì khó tránh khỏi được sự ngạc nhiên, rằng: trong đời mình xảy ra tình trạng „thiếu lửa“, như có thể quan sát ở nơi nhiều anh em hiện nay. Hay là khi chúng ta đặt sự quan tâm lo lắng, âu lo sợ hãi nằm không đúng nơi đúng chỗ.

16 thg 11, 2011

Cảm nghiệm một ngày tĩnh tâm-November 2011

“Các anh tìm gì vậy?”

Khác lần tĩnh tâm trước về mặt thời gian - trọn ngày thứ bảy -, lần tĩnh tâm này được bắt đầu từ buổi tối hôm trước. Qua một đêm thanh vắng sống trong sa mạc với Chúa, tôi có cảm giác thích thú và thoải mái hơn.

Khi mọi vật đều chìm sâu trong sự thinh lặng, còn lại tôi với Chúa, tôi cảm nhận được sự gần gũi và dễ dàng tâm sự. Vì khi mặt trời ló rạng, con người phá tan sự yên tĩnh bằng tiếng động cơ của các phương tiện giao thông, tiếng ồn ào và nắng nóng làm tôi phân tâm.

Bản hướng dẫn xét mình rất chi tiết, ngắn gọn và thực tế với cuộc sống, với nhiều khía cạnh trong đời sống thường ngày, giúp tôi bắt gặp được chính mình trong liên hệ với Chúa, với anh em và với bản thân. Tôi đã nhận ra mình trong các tình huống được nêu.

15 thg 11, 2011

Early Returnees 1991-2010

Introductory Remarks
         All appointments in the Society are mission appointments. First assignments are given to meet the needs of mission throughout the world, sometimes in a confrere’s home country, more often in another part of the world.
         The question of “early returnees” is a particular issue which raises some concern. Since it involves specifically confreres who have been given a first assignment outside their home country, in order to explore the issue adequately it is important to have an idea of the number of such first assignments in general.

14 thg 11, 2011

Thiệp Mời Lễ Thụ Phong Linh Mục của Thầy Phê-rô Trần Xuân Vũ, Dòng Ngôi Lời

From: vu tran xuan tranxuanvusvd@gmail.com

Sent: Sunday, 13 November 2011 9:20 PM
Subject: Invitation Cards of Priestly Ordination of Rev. Peter Tran Xuan Vu, SVD - Thiệp Mời Lễ Thụ Phong Linh Mục của Thầy Phê-rô Trần Xuân Vũ, Dòng Ngôi Lời
Dear Friends, Brothers and Sisters in Christ,
I am sending you invitation cards of my priestly ordination which will take place on December 3rd, 2001.
Please be informed and kindly be with me in your prayer on the important day of my life.
To God be the glory forever and ever.
Rev. Peter Tran Xuan Vu, SVD

9 thg 11, 2011

Lễ giỗ 100 ngày thầy Gioan B Trần Hữu Đức, SVD

Vào lúc 9giờ30 sáng thứ hai ngày 24/10/2011, giáo họ Tân Thành thuộc xứ Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An đã long trọng tổ chức lễ giỗ 100 ngày cho thầy GB. Trần Hữu Đức, tu sĩ Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời. 
Từ tối hôm trước, mọi người trong giáo họ đã tập trung quét dọn và trang trí nhà thờ cũng như phần mộ của thầy Đức, và chuẩn bị những món ăn cho bữa cơm huynh đệ ngày hôm sau.

Từ sáng sớm ngày lễ, mọi người từ nhiều nơi đã tập trung về nhà thờ giáo họ, trong đó có phái đoàn ban hành giáo giáo xứ Làng Anh nơi cha Đạt và thầy phó tế Louis Dũng phục vụ, ban hành giáo giáo xứ Trang Cảnh nơi cha Châu và thầy Giuse Dũng phục vụ, gia đình thân nhân thầy Đức.

Đúng 9giờ30 ca đoàn cất bài nhập lễ: “tôi tin rằng Đấng Cứu Chuộc tôi hằng sống, và ngày tận thế tôi sẽ từ bụi đất sống lại, và trong thân thể này tôi sẽ được chiêm ngắm Đấng Cứu Chuộc tôi”. Đoàn đồng tế tiến ra bàn thờ gồm cha chủ tế là Hạt trưởng hạt Phủ Quỳ, cha sở Nghĩa Thành Giuse Thắng, Cha Giaxinto Châu, Cha Fx. Đạt, thầy phó tế Louis Dũng.

Khó khăn của Tu sĩ, Linh mục đồng tính trong đời tu

 Joachimkhanh, svd


Tác giả Trịnh Công Sơn đã dùng cuộc đời mình và những tác phẩm sau những đêm dài suy tư, để chia sẻ và mời gọi mọi người sống với nhau và cho nhau thật là người. Đừng sống ích kỷ theo kiểu mặc kệ nó, mà sống với nhau phải có tấm lòng, nghĩa là luôn biết quan tâm nhau và giúp nhau tiến lên, đem lại hạnh phúc cho bản thân và anh chị em đồng loại.
Từ cái nhìn và nhân cách của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi có cảm nghĩ ông sống rất gần với mọi người, để nghe những niềm vui, để hiểu những thổn thức trong cõi lòng người khác, để dệt nên những vần thơ, những điệu nhạc đầy màu sắc của cuộc đời, để chia sẻ cho những ai đang mệt mỏi, đang phải đấu tranh, đang phải hy sinh … để cho cuộc đời này đẹp hơn.

Những ngày ở đại hội vùng ASPAC, 25-30/10. BAGIO - PHILIPPINES

“Phúc cho anh em: Đối thoại và chứng nhân trong bối cảnh liên văn hoá của châu Á Thái bình dương.”
Phần 2
Phần 1
Quang Phan, SVD
Chiều 27/10.

Đại hội lắng nghe phần báo cáo của cha Tổng quyền về kết quả của nghiên cứu về hiện tượng gọi là ‘Early Retunees’ (hồi hương sớm), và bàn thảo về vấn đề sexual abuse.

Bài phúc trình về hiện tượng ‘Early Returnees’ do cha Robert Kisala (năm ngoái kinh lý tỉnh dòng VN) tìm hiểu và biên soạn, lấy mốc thời điểm từ 1991-2010, tức là 20 năm trở lại. Early returnees thường được hiểu là các anh em SVD sau khấn trọn, nhận bài sai đi truyền giáo ở nước ngoài, nhưng chưa đầy 7 năm lại trở về tỉnh dòng nhà hay tỉnh dòng nơi mình được đào tạo cơ sở. Cha Tổng quyền dùng một thuật ngữ khác để nói về hiện tượng này stickability, khả năng ‘dính’, dính chặt vào sứ vụ sai đi của mình.

Các lý do chính đưa đến tình trạng Early Returnees như bản nghiên cứu nêu ra: (a) khủng hoảng ơn gọi, thường là do tình cảm cá nhân, 34%; (b)  do khó khăn văn hoá như ngôn ngữ và hội nhập, 24%; (c)  thất vọng với sứ vụ và cộng đoàn, 17%; (d) quan tâm gia đình, 8%; (e) tỉnh dòng nhận gởi trả lại, 6%; (f) không rõ lý do.

8 thg 11, 2011

Lá rụng về cội

Mùa Thu đến. Và đến như một mệnh lệnh. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi mà hầu hết cây cối đều đã thay đổi màu áo, đã cởi bỏ màu áo xanh đồng nhất và khoác vội lên một lớp áo vàng hay đỏ, đậm nhạt tùy giống tùy loại.
Mùa Thu cho thấy: lá rụng về cội.

Lá vàng rơi rụng xuống đất, mang theo tất cả hơi ấm và ánh sáng đã gom trữ tích tụ được trong suốt mùa Xuân, mùa Hạ. Bởi thế mà mùa Thu là một hình ảnh cho thân phận làm người. Đến ngày giờ đã được Thiên Chúa ấn định, chúng ta phải ra đi để trở về với cội nguồn, cùng với tất cả những gì thu đạt được hay không được trong đời.

Giới thiệu Clip cây nhà lá vườn.

Mời quý vị xem một Clip cây nhà lá vườn của các thầy SVD Việt Nam ở Đức trình diễn.


(Xin click vào hình để mở Clip)

5 thg 11, 2011

Những ngày đại hội vùng ASPAC, 25-30/10. Bagio-Philippines


Quang Phan, SVD

Phần 1
Phần 2

Đại hội vùng Aspac (châu Á Thái bình dương) năm nay được tổ chức tại tỉnh Baguio của Philippines với chủ đề “Phúc cho anh em: Đối thoại và chứng nhân trong bối cảnh liên văn hoá của châu Á Thái bình dương.”

Sự hiện diện của cha Tổng Quyền Pernia trong đại hội nói lên sự quan tâm sâu xa của ngài đối với tương lại SVD trong vùng này. Theo thống kê mới nhất, 75% hội viên SVD khắp nơi trên thế giới thuộc về vùng châu Á Thái bình dương. 85% bài sai đầu tiên của Hội dòng cũng xuất phát từ vùng Aspac này. Được biết ngài chưa bao giờ vắng mặt trong bất cứ đại hội nào của Aspac (Aspac Zonal Assembly).

Tọa Đàm Nhân Kỷ Niệm Thành Lập Dòng Thánh Giuse 1/11


Vui lòng nhấp vào hình để xem


Nhân dịp mừng Lễ Các Thánh Nam Nữ (1/11), đây cũng là dịp kỷ niệm ngày Dòng Thánh Giuse (tiền thân của Tỉnh Dòng Ngôi Lời Việt Nam ngày nay) được chính thức thành lập (1/11/1926). Chiều 1/11/2011, tại Tu viện Ngôi Lời – Giuse Sài-gòn đã tổ chức buổi họp mặt quy tụ quý cha trong Ban Giám đốc, Quý Cha đang làm việc và công tác tại Sài-gòn, Quý Thầy Học viện, quý Soeur đại diện cộng đoàn MTG Quy Nhơn, quý Yă Dòng Anh Phép Lạ và gần ba mươi anh em cựu tu Giuse, Ngôi Lời – những người đã một thời gắn bó với nếp sinh hoạt trong dòng.

4 thg 11, 2011

Hiểu truyền giáo hôm nay

Truyền giáo là sứ vụ của Thiên Chúa, là Missio Dei, và chúng ta được mời gọi tham dự vào công việc truyền giáo của Thiên Chúa. Giáo hội cũng được hình thành từ sứ vụ thiên thánh đó. 
Ai là Kitô hữu và thuộc về Giáo hội thì người đó là một „nhà truyền giáo“, và vì thế không thể trốn chối nhiệm vụ cao quý này. Công việc truyền giáo không chỉ được trao cho một số „chuyên gia“ mà thôi, bởi nó thuộc bản chất của Giáo hội. 

Truyền giáo không được hiểu như là việc mở rộng vùng quyền lực của Giáo hội, mà là mở rộng sự phục vụ sự sống và hạnh phúc của con người. Mục đích của truyền giáo là việc thực hiện Nước Chúa. Chính vì thể mà chúng ta bênh vực người nghèo, người bị tước đoạt quyền lợi và bị xã hội ruồng bỏ. Vậy, truyền giáo có nghĩa là dấn thân cho nhân phẩmsự sống của con người – nhất là những người không thể tự bào chữa và tự bênh vực cho mình.

3 thg 11, 2011

"LẠ” trong những bước chân truyền giáo

Triều Ca Nguyên, SVD.

Khi nói đến chữ “lạ”, người ta thường hỏi cái gì lạ và “lạ” đối với ai? Câu hỏi này vừa chợt đến với tôi khi tham dự thánh lễ Mission Sunday ngày 23/10/2011 tại Divine Word College. Đây là một sự kiện thường niên diễn ra khá ngắn ngủi vào một buổi chiều cuối tháng 10. Tuy nhiên mỗi người đều có những cảm nghiệm khác nhau để ấp ủ, nâng niu và dưỡng nuôi những bước chân truyền giáo.
    Từ sự kiện…

Hai sự kiện lớn trong ngày Mission Sunday là Ẩm thực quốc tế và Thánh lễ đa ngôn ngữ.


Ai đó?

Quang Phan sưu tầm

Otto Von Habsburg là thái tử cuối cùng của đế chế Austria- Hungary từ năm 1916 cho đến khi đế chế này bị giải tán hai năm sau 1918. Ông ta vẫn là thái tử của Hungary cho đến năm 1921. Đế chế Austria – Hungary thuở đó bao gồm các lãnh thổ mà hiện nay được biết đến dưới các tên: Austria, Hungary, Bosnia, Herzegovina, Croatia, Czech Republic, Slovakia, Slovenia, một phần của Italy, Montenegro, Poland, Romania, Serbia and Ukraine. Đúng là vua một cõi.

Otto Von Habsburg qua đời ngày 4/7/2011 thọ 98 tuổi.