29 thg 2, 2012

Đừng nói trái sự thật

Bảo Lê.svd

“Đừng nói trái sự thật” có nghĩa là không nói dối, làm dối. Nói thế nào làm thế đó. Có nói có, không nói không. Nói được thì làm được. Không thổi phồng, không “nổ”.
“Đừng nói trái sự thật”, điều này quá dễ. Có thì nói có không nói không. Không cần phải lo lắng và suy nghĩ để tìm cách nói khác. Không phải nhọc óc để bịa đặt một việc không có thật. Vậy thì “không nói trái sự thật” dễ hơn nhiều “nói trái sự thật”.
Khi khẳng định rằng “đừng nói trái sự thật” là dễ thì phải chăng đó là một khẳng định thiếu suy nghĩ, chưa nhìn hết các góc cạnh của vấn đề.

Suy niệm quanh chủ đề tịnh tâm tháng Hai 2012

“Đừng nói trái sự thật, và phải biết xấu hổ vì sự thiếu học của con”

LTS: Bài viết sau đây là một mosaic, được ghép lại từ những chia sẻ sau ngày tĩnh tâm với đề tài lấy từ sách Huấn ca (4, 25). Như thế đây là một tác phẩm chung của nhiều anh em trong Học Viện Ngôi Lời.
Nhận diện một thực tế
“Giữa cuộc sống đang quay cuồng đảo lộn bao giá trị đạo đức, luân lý, con người tìm mọi thủ thuật để “lẻn lách” mong tìm cho mình một chỗ đứng để tồn tại. Điều này xem ra hơn bao giờ hết cũng đang len lỏi vào các cộng đoàn nhà tu, chiếm ngự trong suy nghĩ và cách ứng xử của những tu sĩ - trong đó có tôi.
Nhìn lại thời gian qua, dưới ánh sáng của câu Lời Chúa trong sách Huấn ca hôm nay, tôi thấy hơn một lần mình cũng đã không vượt qua cám dỗ để phải nói trái sự thật với người có trách nhiệm hay với anh em.
Lúc ứng xử như thế, tôi biện minh với cách lập luận rằng: “có những sự thật không cần phải nói hết” và tôi đã đánh tráo cách khác câu chuyện hay lý do của mình để được “trót lọt”. Điều nguy hại qua cách ứng xử đó mà hôm nay tôi nhận thấy: đây là nguy cơ có thể khiến tôi biến những điều bất thường thành ra bình thường.

28 thg 2, 2012

Đàng Thánh Giá

   mùa Chay 2012
Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giu-đa Ít-ca-ri-ố, đi gặp các thượng tế mà nói: "Quý vị muốn cho tôi bao nhiêu? Tôi đây sẽ nộp ông ấy cho quý vị".
Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su.
Bấy giờ, Giu-đa, kẻ đã nộp Người thấy Người bị kết án thì hối hận. Hắn đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ mục mà nói:
"Tôi đã phạm nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan".
Nhưng họ đáp: "Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh!"
Giu-đa ném số bạc vào Đền Thờ rồi lui ra và đi thắt cổ."
(Mát-thêu 26,14-16; 27,3-5)

Đức Giêsu bị phản bội
   Giu-đa
kẻ phản bội - vì tiền
Đồng tiền thống trị thế giới.
Dù ai cũng biết rằng: tiền không mang lại hạnh phúc thật,
nhưng nó làm cho yên lòng
và làm tăng thêm vẻ đẹp bên ngoài!
Tiền đóng một vai trò quan trọng trong đời sống.
Đồng tiền đi trước, mực thước đi sau.
Có tiền mua tiên cũng được.
Và tất cả mọi sự đều có giá của nó:
danh tiếng, tự do, quyền lực,
cơ hội sống, bạn bè.
Tiền nào của nấy!
Tiền bạc mua chuộc được ngay cả con người!
Và tôi?
Tôi cũng có thể mua chuộc được bằng tiền bạc?
Với giá nào?
Tôi có sống trên mồ hôi nước mắt người khác?

“Đừng nói trái sự thật, và phải biết xấu hổ vì sự thiếu học của con”

a.thanhthịnh.svd
Lần đầu tiên tôi được nghe câu Lời Chúa này trong sách Huấn Ca. Lúc đầu tôi cứ tưởng đây là câu nói của một danh nhân nào đó, chứ không nghĩ là câu Lời Chúa. Đọc qua tôi thấy cũng là chuyện thường ngày, nếu ai đi tu cũng đều được nghe nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Đúng là quá tầm thường, tưởng gì chứ “sự thật” thì có gì lạ đâu. Đi vào ngày tĩnh tâm, tôi có dịp nghĩ về cái tầm thường này nhiều hơn. Sự thật, sự thật và sự thật. Thế là nhiều câu hỏi tôi tự đặt ra cho mình về cái mà tôi cho là tầm thường này.

26 thg 2, 2012

Xin cho ý Cha được trọn



Duy Thạch, SVD.
Tôi đến làng trẻ em S.O.S Gò vấp[1] vào một buổi chiều thứ bảy của tháng mười. Trời nắng gắt nhưng những bóng mát của cây xanh trong Làng làm cho ánh nắng dữ tợn bỗng trở nên hiền hậu đôi chút. Cô nhân viên giáo dục đón tiếp tôi rất niềm nở. Sau một vài phút của trà nước buổi đầu, Tôi hỏi cô: “Vậy tôi có thể giúp được gì cho các con[2] trong Làng này”. Cô trả lời ra vẻ đăm chiêu: “nhiều lắm chứ! Bao nhiêu đứa trẻ trong Làng là bấy nhiêu hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng giúp bằng cách nào mới là vấn đề?!”. Tôi nghĩ trong lòng thì có việc gì cứ nói đại và trong khả năng của mình thì tôi sẽ nhận. Nhưng sự việc không đơn giản như thế.

24 thg 2, 2012

Thư thăm

Kính thăm cha Giám Tỉnh, cha phó Giám Tỉnh,
            Quý Cha, quý Thầy trong Hội Đồng,
            Quý Cha trong Ban Đào Tạo,
            Quý Cha, quý Thầy, và cùng toàn thể Anh Em trong Tỉnh Dòng.


            Kính thưa quý Cha, quý Thầy cùng tất cả Anh Em,

            Trước hết, Con xin cảm tạ Thiên Chúa đã cho chuyến đi của Con được bình an và mọi sự tốt đẹp. Tiếp đến, Con xin chân thành cám ơn cha Giám Tỉnh, cha Phó Giám Tỉnh, quý Cha và toàn thể Anh Em, bằng cách này hay cách khác, đã hướng dẫn, giúp đỡ Con trong suốt thời gian Con được ở trong Tỉnh Dòng. Và đặc biệt, quý Cha, quý Thầy đã giúp đỡ Con hoàn thành thủ tục giấy tờ, ngân sách cách nhanh chóng. Xin quý Cha, quý Thầy và Anh Em nhận nơi Con lời biết ơn chân thành.

Mùa chay

suy về Tội 
Dominique Hiếusvd

Nếu như trước đây, đã có thời, người ta quá nhấn mạnh đến tội lỗi, đến mức, mọi hành vi, lời nói đều làm cho con người thấp thỏm vì sợ mắc tội. Ngược lại, hiện trạng hôm nay đã khác, đã thay đổi quá lớn: ngày nay con người dường như đang đánh mất cảm nhận về tội.
Con người đi từ thái cực này đến thái cực kia của vấn đề. Nhưng tội là gì? Phải chăng tội là xúc phạm đến Thiên Chúa? Có lẽ đúng, vì các sách giáo lý vẫn còn giữ quan điểm này! Hãy nghe Thánh Công Đồng chung Vaticanô II nói về tội lỗi:
Con người đã được Thiên Chúa dựng nên trong tình trạng công chính, tuy nhiên, ngay từ buổi đầu lịch sử, vì nghe theo Thần Dữ, con người đã lạm dụng tự do của mình khi nổi dậy chống lại Thiên Chúa và muốn đạt tới cứu cánh của mình ngoài Thiên Chúa.

23 thg 2, 2012

Tâm tình



Phaolô Nguyễn Văn Hòa
Tôi xin chia sẻ với quý cha về một số vấn đề không theo một thứ tự rõ rệt, nhưng cuối cùng, theo tinh thần mùa Chay chúng ta đang sống, tôi muốn đề cập tới việc cảnh giác chống lại các chước cám dỗ.
1. Vấn đề Truyền giáo
Cần duy trì ý thức sinh động về trách nhiệm truyền giáo nơi các tín hữu, về sự liên đới với các dân tộc trên thế giới.
Hồng ân đức tin (ơn nhận được do phép Rửa tội) mời gọi tất cả các tín hữu kitô cộng tác vào công cuộc truyền giáo.
Cần nuôi dưỡng ý thức ấy bằng việc giảng thuyết và huấn giáo, phụng vụ và huấn luyện liên tục về cầu nguyện.
Chúng ta không thể không hay biết các vấn đề và những khó khăn, tuy nhiên, cần hướng về tương lai với niềm phó thác...
Nếu có biết bao thách đố cho công cuộc Phúc âm hóa trong thời đại của chúng ta, thì cũng có biết bao những dấu chỉ của niềm hy vọng nơi mỗi miền của thế giới... Trước khi từ biệt các môn đệ để lên trời, chính Chúa đã sai các ông đi loan báo Phúc âm của Người trong mọi miền thế giới, đã cam kết với các ông:Này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.(Mt 28,20)
(trích Diễn văn Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI ngỏ lời với các tham dự viên Đại hội Truyền giáo, ngày 5/5/2007 tại Rôma)

22 thg 2, 2012

Mục vụ


trẻ em khuyết tật và mồ côi


Ant. Nguyễn Văn Tôn, SVD
Cuộc sống ai cũng hướng tới cái đẹp và hoàn thiện. Khi chào đời chẳng ai muốn mình bị khiếm khuyết hay thua thiệt với người khác. Thế nhưng, sự thật vẫn là sự thật. Có những sự sống tuy không được hoàn thiện nhưng vẫn tồn tại, và quyền con người vẫn yêu và được yêu, vẫn được tự do.
Đến với trung tâm Trẻ em khuyết tật và mô côi Thị Nghè, tôi không giống như những hội từ thiện hay các tập đoàn hộ trở khác… Họ đến với các em bằng vật chất lẫn tinh thần nhằm xoa dịu nổi đau thương và bất hạnh của các em. Còn tôi, tôi đến với các em chỉ bằng con tim và tình thương, bằng sự chia sẻ và đồng cảm với các em.

21 thg 2, 2012

Mấy lời tri ân và hồi đáp

petloan@

Lời tri ân
Trước hết, tác giả bài Hội nhập văn hóa trong công cuộc truyền giáo tại VN xin chân thành cảm ơn cha Ant. Nguyễn Huy Quyền đã chiếu cố đến bài viết này và dành cho người viết những góp ý hết sức bổ ích http://dongngoiloi.blogspot.com/2012/02/vai-cam-nhan-va-oi-loi-goi-y.html.
Nhân đây, con cũng xin cảm ơn cha Anphongso Đinh Công Sáng cũng đã có góp ý, nếu được xin cha viết và đăng lên Blog Học Viện cho con được học hỏi thêm.

20 thg 2, 2012

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi ...

Trước khi kết thúc nghi thức an táng tại nghĩa địa, linh mục lấy một nắm đất, bỏ lên trên quan tài nằm trong huyệt, và nói với người quá cố: "Con đến từ bụi đất, nay trở về lại với bụi đất ..."
Phụng vụ đầu mùa Chay cũng có một nghi thức với nội dung tương tự: Trong Thánh Lễ ngày Thứ Tư Lễ Tro, sau bài giảng, linh mục xức tro lên trán các tín hữu và nói: "Ta là thân cát bụi, sẽ trở về cát bụi".
Những cử chỉ nhỏ bé với lời giải thích đơn sơ ngắn ngủi đó, nói đến một sự thật to lớn và không thể chối cãi của kiếp người, là: ngắn ngủi chóng qua.

19 thg 2, 2012

một thời để khóc lóc

một thời để vui cười…

LỜI CHÚA
Ở dưới bầu trời này,
mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời:
một thời để chào đời, một thời để lìa thế;
một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây;
một thời để giết chết, một thời để chữa lành;
một thời để phá đổ, một thời để xây dựng;
một thời để khóc lóc, một thời để vui cười;
một thời để than van, một thời để múa nhảy;
một thời để quăng đá, một thời để lượm đá;
một thời để ôm hôn, một thời để tránh hôn;
một thời để kiếm tìm, một thời để đánh mất;
một thời để giữ lại, một thời để vất đi;
một thời để xé rách, một thời để vá khâu;
một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng;
một thời để yêu thương, một thời để thù ghét;
một thời để gây chiến, một thời để làm hoà.
(Giảng viên 8, 1- 8)
SUY NIỆM
“Tháng ăn chơi” của người Việt kết thúc trước khi Mùa Chay bắt đầu - với Thứ Tư lễ tro. Cũng có năm mùa Chay rơi vào ngay giữa “Tháng ăn chơi”.
Con người cần một thời gian trong năm cho những vui sướng thỏa thuê, vô tư lự. Cần có một thời gian cho gia đình, bà con, bạn bè, hàng xóm láng giềng, và tất nhiên cho chính mình. Cần thời gian để thưởng thức và chia sẻ niềm vui đoàn tụ.
Các nhu cầu căn bản và sự cần thiết được thỏa đáp được sách Giảng viên trình bày, khi nói “mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời”. 

15 thg 2, 2012

Vài cảm nhận và đôi lời gợi ý

Ant. Nguyễn Huy Quyền, SVD

Hôm trước, tình cờ vào Blog “dongngoiloi.blogspot.com”, tôi đọc được bài viết “Hội nhập văn hóa trong công cuộc truyền giáo tại Việt Nam”, của tác giả Peter Loan,SVD. Cám ơn tác giả đã khơi gợi cho tôi nhiều suy nghĩ về vấn đề truyền giáo tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, khi đọc xong những suy tư của tác giả, tôi thấy có một vài vấn đề xem ra hơi mơ hồ và chưa cụ thể.
Tôi suy nghĩ định viết một vài dòng cảm nhận, nhưng sợ người ta hiểu sai thiện ý của mình. Đem ý định này chia sẻ với cha Phêrô Nguyễn Đức Vinh, SVD, ngài khuyến khích tôi viết một đôi dòng phản hồi trong tinh thần học hỏi và xây dựng. Với gợi ý đó, tôi quyết định nói lên một vài cảm nhận và gợi ý của tôi.
1. Cảm nhận
Cảm nhận đầu tiên của tôi về bài viết đó là, trong cái nhìn của tác giả về vấn đề “Hội nhập văn hóa trong công cuộc truyền giáo tại Việt Nam” có một cái gì đó bi quan, nếu không muốn nói là tiêu cực. Ngay câu đầu tiên của phần mở bài, tác giả đã nói lên bước tranh đầy ảm đạm và tiêu cực đó. Tuy nhiên, vì đây là một vấn đề của lịch sử, cho nên chúng ta không thể đứng ở thời điểm hiện tại để phê phán những điều đã xảy ra cách đây cảm mấy trăm năm.

14 thg 2, 2012

Kinh Thánh

có liên quan gì với cuộc sống của chúng ta?
Thực tế cuộc đời cho chúng ta thấy rằng: người ta thường chỉ kiếm khi cần. Chỉ khi đau khi bệnh ta mới tìm tới thầy thuốc. Khi khốn khổ mới kêu Trời! Hay nói một cách khác: chỉ khi có vấn đề chúng ta mới kiếm tìm cách giải quyết.
Kinh Thánh được hình thành một phần cũng theo nguyên tắc sống này.
Đối diện với những khó khăn to nhỏ và những vấn đề nan giải trong cuộc sống, người Do-thái đã lần mò tìm cách giải quyết, tìm câu trả lời.

Cuộc gặp gỡ trọn vẹn trong Tình Yêu

SỐNG GIAO ƯỚC BẢN THÂN                                                     Peter Loan SVD
Chúng ta vẫn thường nghe rằng mỗi người là một kỳ quan có một không hai, mà người khác chỉ có quyền chiêm ngưỡng và chấp nhận thay vì xét đoán hay lên án. Tuy nhiên, chấp nhận sự khác biệt mới “chỉ là điều kiện sơ đẳng của mối giao tiếp giữa người và người.”[1]
Sống trong cộng đoàn tu trì, chúng ta được mời gọi đến với nhau như chúng ta là để sống giao ước bản thân hầu kiến tạo và phát huy tính đa dạng và phong phú được tạo nên từ chính những khác biệt của mỗi người.

13 thg 2, 2012

suy về niềm tin


Một khách quý từ Rô-ma đến viếng thăm một cộng đoàn mới được thành lập ở nơi xa quê, tại một nước ở Đông-âu, để thăm hỏi và ủng hộ tinh thần sống đạo.
Sau Thánh Lễ, các thành viên trong cộng đoàn họp mặt và chuyện trò trao đổi tại một nhà hàng lớn.
Trong bữa tiệc, các bồi bàn người bản xứ nói với Linh mục tuyên úy rằng: họ đã từng tiếp đãi thật nhiều tiệc tùng cho nhiều nhóm người Việt khác nhau, nhưng bữa tiệc hôm nay khác hẳn mọi tiệc khác.

Chuyện những ngày cuối năm …

n.huysvd


Sáng
Bác T. à. Thật là khó nói quá, vì anh em mình từng làm ăn với nhau lâu rồi.
Chú cứ nói. Chuyện tiền nong phải không?
Dạ, số tiền mà bác mượn em cũng lâu rồi. Bà xã em, bà…
Ừ, tôi cũng áy náy lắm chú ạ. Nhưng chú có thể nào cho tôi khất một thời gian nữa không, trong nhà tôi hiện nay không có một đồng?
Chiều
Chị có nhà không anh?
Không cô ạ. Nhà tôi đi bán ngoài chợ chưa về. Có chuyện gì không cô? Mời cô vào nhà uống nước.
Thôi khỏi anh ạ. Tết nhất đến rồi, anh chị thanh toán nợ nần cho em dùm cái.
Thế bà nhà tôi nợ cô nhiều không?
Bà ấy mượn không nhiều, nhưng lâu rồi anh ạ. Tiền thuốc thang gì đó.
Cô có thể cho nhà tôi khất thêm ít thời gian nữa không?
Không anh ạ. Anh chị cố gắng lo cho em trước Tết.
Vậy, cô từ từ cho chúng tôi xoay nhé.
Nhưng phải trước Tết.
Đêm
Bà ạ. Ngân hàng lại gửi giấy thông báo gần hết hạn mình phải thanh toán rồi. Tôi lo quá.
Tôi cũng đang như người ngồi trên lửa đây ông à.
Chắc mình phải tìm cách xoay thôi, chứ tình trạng này không xong bà ạ.
Xoay. Có mà xoay từ đằng trước ra đằng sau. Đất nhà mình thì người mua nào cũng chê. Hết chỗ trông rồi.
Bà nói nhỏ chứ con nó nghe được, nó làm sao có tâm trí mà tu được.

11 thg 2, 2012

Tiễn Quý Cha đi truyền giáo


Sáng ngày 9.2.2012, cha P.x. Phạm Đình Tuấn và cha Giuse Phạm Thế Vinh đã ghé Cộng đoàn Học viện Mai Khôi để cùng với quý cha và quý anh em hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, cầu nguyện cho Học viện cũng như xin ơn bình an trước khi hai cha lên đường thi hành sứ vụ truyền giáo.