30 thg 5, 2013

Lương Thực

PetAi  SVD
Lương thực là nguồn nhu yếu cần thiết trong cuộc sống, con người hằng ngày luôn phải lo toan làm việc để kiếm cớ sinh nhai, trước để trang trải miếng cơm manh áo, sau để tích lũy cho con cái ăn học và gầy dựng những điều cần thiết cho gia đình, xã hội.
Chính vì vậy, mỗi người sinh ra trên cõi đời, dù Âu hay Á, Phi hay Mỹ luôn phải ý thức về trách nhiệm làm người của mình. Đã sinh ra trên cõi đời là phải biết chu tâm làm việc, nên tục ngữ ca dao Việt nam mới có câu :
“Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày”.

28 thg 5, 2013

Vâng phục của tôi là vâng phục vì người khác

Fx Thiên Thanh svd
Lời Kinh Lạy Cha (Lc 11,3t.) luôn vang vọng trong tôi mỗi khi tôi tìm đến trong thinh lặng ở ngày tĩnh tâm vừa qua, và thật trùng hợp nhóm chúng tôi lại trình bày về lời khấn vâng phục.
Thật đúng như người nào đã nói, chỉ qua thinh lặng con người mới nhìn ra được bộ mặt thật của mình.
“Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” thánh ý Thiên Chúa không bị giới hạn trong không gian và thời gian, cũng như trong thánh ý Thiên Chúa ngưởi tu sĩ mới có thể hiểu được giá trị của lời khấn vâng phục một cách hoàn trọn nhất.
Vâng phục theo đúng nghĩa vâng phục là điều khó khăn đối với tôi lúc này. Thông thường tôi thấy mình dễ dàng vâng phục đối với người có trách nhiệm hay vâng phục một người nào đó trước một đám đông.

27 thg 5, 2013

Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục cho 5 Phó Tế thuộc Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời (SVD)

Techny 25.5. 2013, Vũ Tá
Bầu trời Techny, Illinois hôm nay đầy mây. Không mưa như mấy ngày trước, không gió như hôm qua,  không bão như ở Oklahoma tuần trước. Gió lạnh tựa vào Thu, nhưng lòng người về đây tựa mùa Xuân nở rộ với vui mừng. Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc tuốn về để tham dự Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục cho 5 Phó Tế thuộc Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời (SVD).
        Từ muôn phương tụ họp về đây
        Trong ngày tiến chức của năm thầy
        Trở nên Linh mục Dòng Truyền Giáo
        Ngôi Lời loan báo khắp đó đây

Thánh Lễ Truyền Chức do Đức Cha John Barwa, SVD từ Bhubaneswar, Ấn Độ chủ tế  cùng với Cha Giám Tỉnh Chicago, Thomas Ascheman, và khoảng 40 cha đồng tế. Trước phần kết Lễ, Đức Cha chủ tế quỳ xuống và 5 tân chức đến đặt tay chúc lành cho Đức Cha. 

25 thg 5, 2013

Freetime


Peter Văn Toàn SVD
Hồi tôi mới chập chững bước vào Thỉnh viện, tôi cảm nhận đời tu giống như một trại huấn luyện quân đội. Sáng 5 giờ thức dậy, 5 giờ 30 đọc kinh xem lễ. Sau Thánh lễ, chúng tôi ăn sáng, làm vệ sinh. Giờ học của chúng tôi bắt đầu từ 8 giờ và kéo dài đến 11 giờ. Sau giờ học là đến giờ cơm trưa, nghỉ ngơi và chiều lại tiếp tục học.
Cứ như thế, ngày này qua ngày khác, đời tu được cố định bởi một thời gian biểu khá kín. Dần dà, tôi cảm thấy mình như một chiếc máy công nghiệp, cứ lập đi lập lại những hành động đã được lập trình sẵn. Thời gian êm đềm trôi qua, tôi luôn sống ngoan ngoãn với cái khung mà nhà Dòng đã đúc sẵn.

Một con đường khác …


Tương Vĩnh SVD
Bài Tin Mừng hôm nay (Mc 10, 17-27) thật đặc biệt đối với riêng bản thân tôi. Hình ảnh người giàu có trong bài Tin Mừng khiến cho tôi phải nhìn lại mình. “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.”
Đây là con đường mà Chúa Giê-su đã đề nghị vời người giàu có. Ngay hôm nay, hãy đi vào một con đường khác, một con đường sẽ đưa đến hạnh phúc đích thực: “Hãy bán tất cả những gì anh có”.
Chúa Giê-su không nói là người giàu có thì không được cứu, nhưng để được cứu độ, thì phải chia sẻ những lo lắng, niềm hạnh phúc và tự do với Đức Ki-tô. Đó là phải biết chia sẻ những gì mình có cho những người xung quanh.

21 thg 5, 2013

Tri Ân quý Linh Hướng


Trong tâm tình tri ân và tạ ơn, ngày 13/5 Học viện Ngôi Lời đã có buổi gặp gỡ, giao lưu với các vị linh hướng của tất cả anh em đang trong chương trình Kinh viện.


Đây là cũng cơ hội để giới thiệu về Học viện Ngôi Lời và cũng là cơ hội để Ban Đào Tạo được biết các vị linh hướng của anh em.

Khi vắng bóng Thiên Chúa trong đời …


Vĩnh SVD
 Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Lời nguyện tuy thân thuộc và rất đỗi gần gũi nhưng tôi lại cảm thấy quá to lớn, xa lạ và không sao vươn tới được với một Thiên Chúa vô hình và vô biên.
Thiên Chúa trong tôi được đơn giản hóa với những gì gần gũi trong đời sống thường nhật của tôi, trong kinh nghiệm cá nhân tôi.
Trong sinh hoạt hằng ngày, tôi đọc kinh lạy Cha rất nhiều lần, nhưng thật sự tôi chỉ có tâm tình sốt sắng trong các giờ kinh trước khi đọc lời nguyện và nhất là trong thánh lễ.
Những lúc như thế, tôi nguyện thầm với 3 lời cầu xin. Trước hết là xin cho Mẹ tôi, sau đó là xin Chúa tha tội cho tôi và đừng để tôi sa chước cám dỗ.
“Được tha tội”, “ra khỏi sự cám dỗ” đó là những điều tôi rất cần vì tôi biết rằng mình không còn trẻ, tôi chỉ là một đốm lửa thật mong manh và là một linh hồn phản bội.
Nhiều lần tôi đã khước từ sự viếng thăm của Thiên Chúa, gạt Ngài sang một bên. Một cuộc sống không có Chúa hiện diện. Tôi bắt đầu đi hoang với những mối tình không lối thoát. Hành trang mang theo là một thân thể không có sức đề kháng, không một chút kinh nghiệm của đường đời.
Tâm trí tôi chỉ hướng về một phía. Lúc này, Thiên Chúa trong tôi chỉ ở mức độ trang trí, ơn Chúa trong tôi ư? Nó như một điều xa xỉ…

20 thg 5, 2013

Con không muốn là một con số âm


Du Trí SVD
Sau mỗi lần ăn no uống đã, tôi lại trở về với tâm trạng kém vui, rồi tiếng nói quen thuộc lại vọng về: “Chúa họ thờ là cái bụng” (Pl 3, 19).
Chưa kể, rượu bia vào bầu tâm sự dễ dàng tuôn chảy, và thói kẻ cả ta đây là thầy thiên hạ được khơi lên, để rồi bao lời khuyên, bao ‘lời hay ý đẹp’ được tuôn ra cho ai đó đồng bàn đang gặp vấn đề hay đang thắc mắc về một điều gì đó.
Nhưng lạ một điều là, khi thường chẳng mấy lúc tôi nói được những lời hay ý đẹp, vậy mà khi trí óc lâng lâng trong men rượu, bao triết lý bổng chốc như được chắp cánh nên tung bay rợp cả bàn tiệc. Nhưng đớn đau thay, khi trí óc đã trở về với tình trạng thật cũng là lúc lý trí và con tim tôi bị chất vấn và tra tấn: Tại sao tôi lại như vậy? Tôi là ai?
Buồn! Rốt cuộc chỉ còn lại một chữ, một tâm trạng và một nét mặt: buồn!

18 thg 5, 2013

Hiệp nhất


ĐứcVinh SVD
 Không hiểu được ngôn ngữ của người khác là một trong những nỗi khổ lớn nhất cho nhiều người Việt sống ở xứ người. Sự bất đồng ngôn ngữ là một bức tường vô hình ngăn cách người với người.
Cho nên dù sống gần nhau, mà đôi khi khoảng cách giữa ta và người hàng xóm bên cạnh dường như vô tận. Như câm như điếc ta không làm sao để diễn tả được điều mình nghĩ, việc mình muốn được.
Phải chi tất cả mọi người trên trái đất nói được cùng một thứ tiếng!
Người Do-thái tin rằng vào thuở ban đầu của nhân loại, tất cả mọi người đều nói chung một ngôn ngữ. Tình trạng này chấm dứt, khi con người quên Thiên Chúa, muốn biểu dương uy quyền của mình và tự tạo danh tiếng bằng một công trình kiến thiết vĩ đại: "một thành phố và một tháp có đỉnh cao chọc trời" (Sáng thế 11,4).

Nỗi buồn của riêng tôi …


Tương Vĩnh SVD
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng mập là một cái tội không. Có lẽ khi nhận xét về một người có vóc dáng mập mạp, nhiều người sẽ đánh giá đó là người ăn uống thiếu chừng mực, lười biếng vận động, nằm nhiều hơn ngồi…
Nói chung là người thiếu “ tiết độ” trong đủ thứ.
Mỗi khi gặp lại người quen, thì “Dạo này ăn gì mà mập vậy?” là câu mà người ta thường nhận xét về tôi. Trước đây, với vóc dáng “tòm tem” của mình, ước mơ cháy bỏng của tôi là có được vóc dáng mập mạp như bao người. những phương pháp để cải thiện vóc dáng được tôi áp dụng triệt để nhưng dường như cũng không có hiệu quả là bao.
Điều này khiến tôi phải tập chấp nhận với những gì vốn là của mình.

17 thg 5, 2013

Cách ăn nết ở


                                                                          HT caonguyên svd
“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”
Lời kinh mà chúng ta đọc hàng ngày này không chỉ đơn giản là một lời cầu xin nhưng đó còn là lời nhắc nhở và bài học cho mỗi người. Ăn uống là nhu cầu cấp thiết của con người. Vậy con người sống để ăn hay ăn để sống? Với tôi, câu trả lời như thế nào không quan trọng. Điều cần quan tâm là chúng ta ăn và ăn như thế nào.
Người ta thường nói “cách ăn nết ở”. “Cách ăn” ấy đóng vai trò quan trọng. Qua cách ăn, người ta có thể đánh giá con người mình. Thiết nghĩ tiết độ trong ăn uống là điều cần thiết trong đời tu.
Khi nói đến tiết độ, người ta thường nghĩ đến sự quân bình. Quân bình không có nghĩa là một tình trạng cân bằng trong đời sống. Chẳng hạn như tôi đói vậy tôi ăn để tôi được no, và tôi no thì tôi không ăn nữa.

15 thg 5, 2013

"Xin làm cho Danh Thánh Cha vinh hiển"

J.B. PhanLĩnh SVD
Trong lời hằng ngày, chúng ta thường đọc là: “Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng”. Đây là lời cầu đầu tiên trong bảy lời cầu của kinh Lạy Cha. Lời cầu đòi hỏi người Kitô hữu phải biết đặt đời sống trong mối tương quan với Thiên Chúa trước khi suy nghĩ đến những điều khác.
Nghĩ về thời đại ngày nay, chữ “danh” là một trong những khát khao lớn của con người. Nó là đại diện cho  địa vị và bộc lộ “đẳng cấp” của người ta trong xã hội. Chữ “danh” cũng một phần là động lực cho con người hướng đến những mục tiêu cao đẹp khi nó được nhìn nhận rộng rãi, chữ “danh” này đáng được trân trọng và hướng tới.
Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay, có một bộ phận những người trẻ và những người hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau tạo cái “danh” cho mình theo cách thức tiêu cực, lệch chuẩn luân lý xã hội và tôn giáo.

13 thg 5, 2013

Lời dặn dò trước lúc đi xa


Peter Nguyen SVD
 Trước lúc đi xa, hoặc trong khi hấp hối, ai đã một lần chứng kiến “phút thì thào” của người sắp “ra đi” mới thấu cảm tình thương muốn trao gửi cho người tn ở lại. Với những lời khuyên tha thiết, họ ước mong con cháu hãy cố gắng sống hòa thuận yêu thương nhau.
Lời dặn dò ấy xuất phát từ đáy lòng thẳm sâu của người biết mình sẽ ra đi, ra đi lần cuối mà không hẹn ngày đoàn tụ ở trần gian. Vì thế, những ai đã lắng nghe lời ‘hấp hối’ ấy càng phải ‘khắc cốt, ghi tâm’ để cố gắng thực hiện cho được.
Tin mừng Thứ Tư đã trình bày những lời tâm huyết của Thầy Giêsu trước khi về với Chúa Cha: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,34-35). Với lời dạy của Đức Giêsu, chúng ta cùng nhau tìm hiểu hạn từ: “Điều răn”.
Từ ngữ
“Điều răn” hoặc “Mệnh lệnh” trong tiếng Do thái: “Mişw”; tiếng Hy lạp: “Entolç”; tiếng Anh: “Command” hoặc “Commandment” (Joel B. Green, Scot McKnight, I. Howard Marshell, Dictionary of Jesus and the Gospels (InterVarsity Press: England), p. 132.). Trong Tân Ước, hạn từ: “Entolç” xuất hiện 67 lần, mang tính chất “khuyên răn” gần nghĩa với những hạn từ có trong ba câu Thánh Kinh sau đây:

11 thg 5, 2013

Lạy Cha chúng con ở trên trời …

Của Ai SVD
Nhà Phật dạy: “Phật tại tâm, chân tâm là Phật” nghe thật gần gũi. Còn Chúa dạy chúng con cầu nguyện: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” nghe xa vời quá!
Xa mặt thì cách lòng! Làm sao con có thể yêu mến thiết tha cho được chứ? Cha làm khó con quá, hai người yêu nhau khi xa nhau lâu ngày cũng dễ bề quên nhau nữa là…
Cha ở trên trời. Nếu trời là không gian này, ắt hẳn Gagarin đã thấy Cha rồi. Và Phạm Tuân cũng chắc đã thấy. Vậy Cha ở đâu? Trời ở đâu? Để con một đời cứ mãi đi tìm, sao Ngài chẳng nghe thấy lời con kêu cầu Ngài lúc gặp gian truân, sầu khổ?
Phải chăng Ngài ở quá xa?
Lỗi tại con thôi, Cha ở gần bên con mà con không hề hay biết. Con cứ mãi kêu gào trong vô vọng, như 400 tiên tri kêu cầu thần Ba-an đốt của lễ trên núi Carmel vậy.

9 thg 5, 2013

Đức Kitô với tôi: Hôm qua và Hôm nay


          Du Trí SVD
 Hôm qua…
Tôi được rửa tội trong một gia đình công giáo. Khi đã có trí khôn, tôi được nghe rằng Đức Kitô là một con người vĩ đại, một người dám từ bỏ tất cả địa vị cao sang trên trời để xuống thế gian, mặc lấy thân phận một con người, sống trọn vẹn kiếp con người, chỉ trừ việc Ngài không phạm tội.
Ngài loan báo những điều kỳ lạ, khác với những gì người ta vẫn từng biết và từng quan niệm, Ngài gây sự thích thú cho nhiều người và cũng gây sự phẩn nộ, bực mình cho nhiều người khác. Lời Ngài có sức biến đổi và tái sinh nhiều người nhưng cũng khiến nhiều kẻ phải vấp ngã.
Trong mắt nhiều người Ngài là cái gai nhọn cần phải nhổ, nhưng trong mắt Ngài ai cũng đáng thương và cần được giải thoát, một sự giải thoát tận căn. Ngài làm tất cả những gì có thể, với sức lực của một con người và mãnh lực của một con tim thiên giới để công bố ơn giải thoát và loan truyền một triều đại vĩnh cửu chỉ có hạnh phúc và tình yêu.
Sau cùng, việc gì đến cũng đã đến, người ta giết chết và treo Ngài trên cây thập tự giá. Nhưng sau đó ba ngày, Ngài trỗi dậy từ cõi chết, một sự khải hoàn triệt để và tuyệt đối, mang lại sức mạnh giải thoát phổ quát.
Tôi nghe biết về Ngài như vậy, và trong suy nghĩ của tôi, Ngài quả thật vĩ đại; trong tim tôi Ngài đích thực là người tôi ngưỡng mộ nhất, hơn bất cứ một thần tượng nào khác. Vì thế, tôi phẫn nộ khi nghe có kẻ nói xấu Ngài, tôi bực mình khi thấy nhiều người thờ ơ chẳng tỏ ra kính trọng Ngài như tôi.

4 thg 5, 2013

Togo, Miền Đất của Niềm Tin.


Một Linh mục Ngôi Lời Việt Nam đang truyền giáo tại Togo

Khách du lịch đã từng một lần đến đất nước Togo đều nhìn thấy ở đây có rất nhiều nhà thờ của nhiều giáo hội khác nhau đền thờ Hồi giáo. Các hoạt động tôn giáo của các Hội thánh ở đây đều được tự do sinh hoạt, hội họp, cầu nguyện, xây dựng nhà thờ không phải xin phép chính quyền gì hết.
Vào ngày chủ nhật, ngoài đường phố rất vắng vẻ. Các cửa hàng buôn bán, siêu thị đều đóng cửa, vì người dân đi đến các nhà thờ, hoặc đền thờ Hồi giáo để cầu nguyện, và nghe đọc Kinh Thánh…, để ca hát nhảy múa ca ngợi Đấng Hóa Công.