30 thg 10, 2013

Chỉ che dấu sự yếu đuối của thân xác…

Deacon Thắng SVD

Bước chân vào nhà dòng lúc 19 tuổi, lúc ấy tôi bắt đầu năm thứ hai đại học, trãi qua 3 năm đệ tử, một năm thỉnh sinh, kết thúc năm thỉnh sinh, tôi bước sang năm tập, và thật hãnh diện, hạnh phúc khi được khoát trên mình chiếc áo dòng. Một bước ngoặc mới trong cuộc đời của tôi.
Trãi qua những thử thách, những chuyển biến, tôi đã phần nào xác tín và quyết định cho ơn gọi của mình. Mặc dù phía trước chặng đường tu học còn rất dài, và rất nhiều thử thách.
Đức Giêsu hỏi các môn đệ “còn anh em, anh em bảo thầy là ai?” Và câu trả lời của thánh Phêrô “thầy là Đấng Kitô” (Mc 8,29). Và tôi tự hỏi có ý nghĩa gì khi tôi mang trên mình chiếc áo dòng? Là người tu sĩ tiến bước theo Chúa Kitô. Tôi được người ta gọi là “thầy” khi khoát trên mình chiếc áo dòng. Chuyện gì khi tôi ra ngoài không mặc áo dòng mà người ta vẫn biết tôi là tu sĩ?

29 thg 10, 2013

… một hình ảnh đẹp

Duy Thạch SVD
Người ta kể lại rằng: Vào cuối năm 1965, trên chuyến phi cơ chở các Giám Mục Hoa Kỳ trở về từ Rô-ma sau công đồng vat. II, có một vị Tổng Giám Mục (TGM), cứ nhìn chằm chằm vào nữ tiếp viên hàng không rất xinh đẹp. Cô gái rất lấy làm khó chịu trước cái nhìn khiếm nhã của vị TGM suốt chuyến bay ấy.
Thật kỳ quái, khi chiếc phi cơ hạ cánh, vị Giám Mục già không chịu xuống máy bay ngay, mà nán lại thủ thỉ vào tai cô tiếp viên hàng không rằng: “Con đẹp lắm! có bao giờ con đã cảm tạ Chúa vì Chúa đã ban cho con sắc đẹp tuyệt vời kia chưa?”
Một tuần sau, Cô gái đến gặp vị TGM và thưa rằng: “Kính thưa Đức Cha, điều Đức Cha nói đã làm con băn khoăn nhiều. Cũng chính vì điều đó mà hôm nay con đến gặp Đức Cha. Vậy, theo ý Đức Cha, con phải làm gì để tạ ơn Chúa?”.
Vị TGM đề nghị rằng: “Con có muốn cảm tạ Chúa bằng cách thử một lần đến trại phong Di Linh, Lâm Đồng và ở lại với anh chị em bệnh phong khoảng sáu tháng không?”. Cô gái không nói một lời và lặng lẽ khuất dạng trước ánh mắt nhìn theo của vị TGM.

26 thg 10, 2013

Thái độ cầu nguyện

Anthony Thịnh
Bài Tin mừng hôm nay, CGS dạy chúng ta hai bài học hết sức quan trọng trong đời sống hằng ngày của người kitô hữu. Bài học thứ nhất, đó là chúng ta phải biết tôn trọng người khác, cho dù họ là ai, cho dù họ là người thế nào đi nữa, ta cũng phải biết tôn trọng họ. Đừng nghĩ mình giỏi giang, đạo đức mà khinh chê người khác. Bài học thứ hai, là phải biết nhận ra mình cũng chỉ là người trần mắt thịt, với những bất toàn và tội lỗi. Nghĩa là phải có thái độ khiêm tốn trước mặt Chúa khi chúng ta cầu nguyện. Hai bài học này được gói gém trong dụ ngôn mà chúng ta vừa nghe CGS kể trong bài Tin mừng.
Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người Pharisiêu và một người thu thuế. Người Pharisiêu được cho là người đạo đức và tuân giữ lề luật cách chu đáo, còn người thu thuế là hạng người tội lỗi và bị khinh chê. Người Pharisiêu đứng thẳng, đầu ngước cao và cầu nguyện với Chúa thế này: Con ăn chay mỗi tuần 2 lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập. Con không tham lam, không bất công, không ngoại tình như người khác, hoặc như tên thu thuế kia. Câu nói “hoặc như tên thu thuế kia” chính là mấu chốt của vấn đề. Người Pharisiêu này so sánh ông ta với người thu thuế tội lỗi kia. Ông ta kéo người thu thuế tội lỗi kia vào cuộc để làm nền, làm bình phong cho ông được nổi lên. Tin mừng cho biết ông lên đền thờ cầu nguyện với Chúa, nhưng thực ra những gì ông ta vừa kể, không phải là những lời cầu nguyện, nhưng đúng hơn đó là những thành tích vẻ vang mà ông ta đến khoe với Chúa. Lại còn theo dáng vẻ bên ngoài mà khinh chê và đánh giá người khác. Có khi nào chúng ta cầu nguyện với Chúa giống như cách cầu nguyện của ông Pharisiêu này không? Coi chừng chúng ta là những Pharisiêu thứ hai. Điều mà CGS nhấn mạnh ở đây chính là ông ta đã để cho lòng căm ghét chen vào, để rồi công khai lên án những người khác, và liệt người khác vào hàng những người tội lỗi cần phải loại trừ. Cho nên CGS nói: người này ra về nhưng không được ơn công chính, nghĩa là không được tha thứ và cứu độ.

Lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa

Chúa nhật 30 TN. C
Deacon Tiền-Lê, SVD

Hai thái độ đối lập của những kẻ cầu xin
Đọc xong bài Tin mừng tôi cảm thấy tiếc nuối cho những thành tích và công trạng của người Pharisêu quá. Anh không trộm cắp, bất chính, ngoại tình. Anh ăn chay mỗi tuần hai lần (trong khi luật Do thái chỉ buộc ăn chay mỗi năm một lần vào ngày lễ Xá tội).
Anh lại còn dâng 1/10 thu nhập của anh cho Chúa nữa. Như vậy có thể nói anh là một con người rất hoàn hảo từ đời sống luân lý, phẩm hạnh đến việc chu toàn lề luật. Anh tỏ ra đạo đức, chu toàn lề luật (luật về thuế thập phân) và ăn chay và cầu nguyện.
Chỉ tiếc một điều anh đã thiếu khiêm nhường lúc cầu nguyện nên những gì anh làm đã trở nên vô nghĩa trước mặt Chúa. Lý do vì sao lời cầu nguyện của anh ta không được nhận lời?
Có vài lý do được nêu lên ở đây: anh thiếu khiêm nhường và tìm cách hạ bệ những người khác để tôn mình lên. Sự kiêu ngạo của anh ta thể hiện ngay cả trong tư thế cầu nguyện: “anh đứng thẳng” thể hiện một tư thế hiên ngang, muốn phô trương cho mọi người nhìn thấy anh ta.

25 thg 10, 2013

Chỉ che dấu sự yếu đuối của thân xác…

Deacon Thắng SVD
 Bước chân vào nhà dòng lúc 19 tuổi, lúc ấy tôi bắt đầu năm thứ hai đại học, trãi qua 3 năm đệ tử, một năm thỉnh sinh, kết thúc năm thỉnh sinh, tôi bước sang năm tập, và thật hãnh diện, hạnh phúc khi được khoát trên mình chiếc áo dòng. Một bước ngoặc mới trong cuộc đời của tôi. 

Trãi qua những thử thách, những chuyển biến, tôi đã phần nào xác tín và quyết định cho ơn gọi của mình. Mặc dù phía trước chặng đường tu học còn rất dài, và rất nhiều thử thách.
Đức Giêsu hỏi các môn đệ “còn anh em, anh em bảo thầy là ai?” Và câu trả lời của thánh Phêrô “thầy là Đấng Kitô” (Mc 8,29). Và tôi tự hỏi có ý nghĩa gì khi tôi mang trên mình chiếc áo dòng? Là người tu sĩ tiến bước theo Chúa Kitô. Tôi được người ta gọi là “thầy” khi khoát trên mình chiếc áo dòng. Chuyện gì khi tôi ra ngoài không mặc áo dòng mà người ta vẫn biết tôi là tu sĩ?

Kinh Mân Côi

Deacon Pháp SVD
 Lịch sử kinh Mân Côi
Việc cầu nguyện với một tràng hạt đã có nguồn gốc rất xa xưa. Vào những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, các tu sĩ trong vùng sa mạc Ai Cập có thói quen dùng những hạt cây hay những hòn sỏi nhỏ để đếm kinh - kinh này là Kinh Lạy Cha. Dần dần người ta kết những hạt khác thành chuỗi Mân côi gọi là Rosary.
Thế kỷ XII, các tu sĩ có thói quen đọc 150 Thánh vịnh mỗi ngày trong giờ Kinh Phụng vụ. Vì 150 Thánh vịnh dài, có nhiều người không thể đọc được, nên người ta đọc 150 kinh Lạy Cha thay thế.
Dần dần những kinh Lạy Cha thay thành 150 kinh Kính Mừng, và thánh Đaminh gọi đó là “Thánh vịnh Đức Mẹ.” thời này, kinh Kính Mừng chỉ có một nữa đầu. Cũng trong thế kỷ XII, Đức Mẹ hiện ra trao truyền tràng hạt Mân côi cho Thánh Đaminh để cải hoá bè rối Albigensê đang tung hoành ở phía nam nước Pháp.

20 thg 10, 2013

Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Ngài

Chúa Nhật Truyền Giáo (Mt 28,16 - 20)
Deacon TiềnLê, SVD
Tin mừng hôm nay vừa là một lời mời gọi nhưng cũng là một mệnh lệnh mà Đức Giêsu truyền cho các môn đệ của ngài. “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và dạy bảo họ tuân giữ mọi điều thầy đã truyền dạy cho anh em” (Mt 28,19-20). Quả thực đây là lời ủy thác cao quý về một sứ mạng thiêng liêng dành cho bất cứ ai muốn trở thành cư dân của nước trời. Sứ mạng ấy cao cả, nhưng cũng đầy thách đố: “Thầy sai anh em đi, như chiên con đi vào giữa bầy sói, đừng mang theo túi tiền, bao bị hay dày dép” (Lc 10,3-4).

1.         Sự cần thiết phải loan báo Tin mừng
Theo số liệu thống kê của bộ truyền giáo năm 2012 số người Công giáo là 1,2 tỷ người trên tổng dân số thế giới là hơn 7 tỷ người. Đặc biệt trong số đó có khoảng hơn 2 tỷ người chưa bao giờ biết đến Giáo hội Công giáo, biết đến Tin mừng là gì? Như vậy, việc truyền bá Tin Mừng của Chúa luôn là một nhiệm vụ cấp bách, bởi vì: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít” (Lc 10,2).
Tại sao việc loan báo Tin mừng là một nhiệm vụ khẩn thiết? Khi đứng trước tin bão khẩn cấp sắp đổ bộ vào một địa danh nào đó, người ta dùng hết khả năng để phòng tránh những thiệt hại do bão tố gây nên, đặc biệt là về nhân mạng con người. Như một quy luật sinh tồn người ta ai cũng muốn bảo vệ sự sống mình bằng mọi giá. Sự sống thể lý nay còn mai mất mà con người còn bận tâm đến thế, thì chắc chắn sự sống linh hồn lại càng khiến con người phải ưu tư hơn nhiều. Nhưng đâu là con đường để con người có thể đạt tới sự sống vĩnh cửu? Đức Giêsu hôm nay, mời gọi các môn đệ tham dự vào sứ mạng mà Ngài đã nhận lãnh từ Chúa Cha. “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,18-19).
Như thế sứ mạng của chúng ta là làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Đức Kitô.

19 thg 10, 2013

Chúa dẫn tôi đi

CẢM NGHIỆM MỤC VỤ HÈ 2013
Deacon D-Thạch SVD
Là giáo dân của Giáo phận Phú Cường, cư dân của tỉnh Bình Phước, tỉnh nằm giáp biên giới với Vương quốc Campuchia, tôi biết rằng giáo phận của mình có những giáo xứ nhỏ, nghèo ở vùng biên giới. Nơi ấy cũng là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy vậy, tôi chưa một lần đi về hướng ấy bởi trước nay tôi chỉ biết có một hướng là đi xuống Sài Gòn. Chính vì lẽ đó, khi được phép tự do chọn điểm mục vụ hè, tôi đã nghĩ ngay đến vùng đất vùng ven biên giới này. Có hai lý do cho sự chọn lựa này.
Thứ nhất, tôi muốn khám phá, tìm hiểu thêm về vùng đất quê hương của mình. Thứ hai, tôi muốn trải nghiệm cuộc sống của một nhà truyền giáo nơi một vùng đất mới, nghèo nàn, xa xôi, hẻo lánh.
Lúc đầu tôi dự định xin về giúp tại Giáo xứ Lộc Thiện bởi tôi quen Cha xứ của giáo xứ ấy. Nhưng rồi ngài thú thiệt là giáo xứ quá ít giáo dân, ít sinh hoạt, và lại có một cộng đoàn các Soeur dòng Lasan giúp nữa, nên chắc không có nhiều cơ hội cho tôi thực tập mục vụ. Vậy là ngài giới thiệu tôi qua giáo xứ Lộc Quang.
Giáo xứ này rộng hơn. Có khoảng 2000 giáo dân với 40% là Người đồng bào, 30% việt kiều Campuchia và 30% người Kinh. Cha xứ rất vui tiếp đón và tôi cũng được dẫn đi vào một số Sốc của người Đồng bào. Nhưng rồi, tôi cũng chỉ ở đó được 2 ngày, rồi lại được “chuyển nhượng” cho một một giáo xứ khác.
Đó là Giáo xứ Phước An và dừng chân ở đây. Đây là một Giáo xứ non trẻ nhất trong giáo phận, mới thành lập được 1 năm. Giáo dân rất ít, chỉ khoảng 500 nhân khẩu.
Vì Giáo xứ đang chuẩn bị đại lễ 6 trong 1 (kỉ niệm 1 năm thành lập giáo xứ, làm phép nhà nguyện, làm phép nhà xứ, cha xứ kỷ niệm 7 năm linh mục, ban bí tích thêm sức, xưng tội rước lễ lần đầu) nên rất cần thầy giúp, thế là tôi được xin về đó. Thánh Lễ dự kiến sẽ diễn ra vào 20/07. Tôi về đó chiều 11/07, nghĩa là chỉ còn khoảng 9 ngày.
Tôi được cha xứ giao cho nhiệm vụ dạy giáo lý cấp tốc, và tập những nghi thức cho các em, và giúp lễ trong Đại Lễ đó. Thêm vào đó là dạy đàn, tập hát, giảng lễ cùng nhiều công tác chuẩn bị khác. Đó được xem là 9 ngày hoạt động liên tục và mệt nhất và cũng ý nghĩa nhất trong chuyến mục vụ của tôi. Thánh Lễ đã diễn ra một cách sốt sắng và tốt đẹp.
Chẳng may thay, sau Đại Lễ ấy là 2 đại tang của gia đình Cha Xứ. Trước hết là đám tang bà Cô của ngài, rồi tiếp một tuần sau là đám tang của Ông Cố của Ngài. Tôi lại có những chuyến đi về Bình Dương liên tục để viếng thăm, chia buồn, giúp đỡ tang quyến và giúp lễ trong ngày lễ An Táng của Ông cố diễn ra vào thứ tư 07/08.
Một mùa hè 3 giáo xứ, và dừng chân ở giáo xứ mà mình không dự tính trước, với những công việc mà mình cũng không nghĩ trước. Lúc khởi hành tôi có những dự tính cho riêng mình, nhưng quả thật chỉ có Chúa mới biết được nơi nào và việc nào là cần thiết nhất cho tôi. Đó là cảm nghiệm đầu tiên trong chuyến mục vụ hè vừa rồi.
Cảm nghiệm thứ hai là niềm tin, lòng phó thác và lòng can đảm của một cha xứ trẻ trong công việc xây dựng nhà Chúa. Lúc ngài về nhận xứ cách đây một năm, Đức Cha dẫn ngài ra một mảnh đất trống và nói với ngài: “Đây là giáo xứ của cha”. Ngài đã cảm thấy hoảng sợ và không biết bắt đầu từ đâu.
Thế nhưng, chỉ một năm với tinh thần phó thác, tin tưởng vào Chúa, ngài đã xây được một nhà xứ và một nguyện đường nhỏ. Chúa đã cho tôi thấy Ngài có thể làm nên những công trình kỳ diệu nếu con người biết tín thác vào Ngài.
Và cuối cùng, tôi cũng mường tượng được thế nào là tổ chức và cách thức xây dựng một giáo xứ truyền giáo từ khởi đầu. Hiểu được thế nào là “vạn sự khởi đầu nan”; hiểu đôi chút về những khó khăn mà một nhà truyền giáo phải đối diện khi xây dựng một giáo xứ.
<

Sự thay đổi khác biệt nho nhỏ…

Anthony Thịnh, SVD
Thường thì năm nào cũng thế, cứ sau những ngày hè đi đó đây, làm chuyện này chuyện nọ, giúp người này người kia. Cuối hè thì quay trở về ngôi nhà học viện ngồi suy lại để viết đôi dòng gọi là hồi ký, với mục đích là để nhìn lại, hầu thấy được rõ hơn những gì mình đã trải qua trong suốt những ngày hè, và qua đó rút ra được chút gì gọi là kinh nghiệm nhớ đời, để chia sẻ cho anh em đồng môn.
Kinh nghiệm ấy có thể là những niềm vui, nỗi buồn, sự chán nản, khó khăn hay sự phấn khởi nào đó mà tôi vẫn cho là “điệp khúc kê khai hằng năm”. Thế nhưng năm nay tôi lại có cảm nhận khác các năm trước một chút. Cái khác ở đây không phải xuất phát từ ngoại cảnh. Cũng tình huống ấy, công việc cũng na ná như mọi năm, nhưng tôi lại có cảm nhận khác. Có lẽ sự khác biệt ấy xuất phát từ chính suy nghĩ của tôi chăng?
Giáo xứ Suối Hòa là nơi tôi chọn đến để học hỏi kinh nghiệm mục vụ trong những ngày hè vừa qua. Nằm sát vách với Dòng Xitô Mẫu Tâm Mỹ Ca, thuộc giáo phận Nha Trang. Là một giáo xứ nghèo, độ chừng 2000 giáo dân, là những nông dân thực thụ lâu năm của làng kinh tế mới xưa kia.

Khánh Nhật Truyền Giáo

Peter Future,SVD
Kính thưa quý ông bà và anh chị em rất thân mến! Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong sứ điệp ngày khánh nhật thế giới truyền giáo năm 2013 như sau: “năm nay, Giáo hội cử hành ngày khánh nhật truyền giáo vào dịp kết thúc Năm Đức Tin, một cơ hội  quan trọng để chúng ta củng cố đời sống thân mật với Chúa và can đảm hơn trong sứ vụ loan báo Tin Mừng”.
Chúng ta biết rằng, Chúa Giêsu và Giáo hội luôn hy vọng và mong ước hết thảy mọi người, mọi sắc tộc đều được nhận biết và tin Đức Giêsu là Đấng cứu độ trần gian.
Nhưng thực tế cho thấy, qua 21 thế kỷ truyền giáo số người tin Chúa Kitô vẫn chỉ là con số khiêm tốn so với dân số thế giới. Cách riêng số người Công giáo Việt Nam chỉ chiếm tỉ lệ rất ít, so với dân số cả nước. Điều này cho thấy mệnh lệnh truyền giáo của Đức Giêsu vẫn mang tính thời sự như thuở ban đầu. “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”. 

15 thg 10, 2013

Không thể cưỡng ép, không thể đòi hỏi …

PhúcChân, SVD


Chỉ với hai tháng ngắn ngủi làm công việc mục vụ hè tại giáo phận Kontum, từng ấy thời gian không thể nói lên được điều gì và cũng chẳng đưa đến những kết luận, nhưng nó cũng giúp tôi hiểu và cảm nhận được phần nào là giá trị của người làm công việc này.
Hè này tôi được gửi đến giúp giúp các em đệ tử Dòng Ảnh Phép Lạ, một Hội Dòng nữ thuộc giáo phận Kontum. Cũng nói thêm đây là một Hội Dòng chuyên làm việc bác ái cho những anh em dân tộc vùng Kontum và Gia Lai, và các xơ trong Hội Dòng này hầu hết là người dân tộc.
Công việc của tôi là dạy học, dạy văn hóa và giáo lý.

... mà thợ gặt thì ít

James Long, SVD
 Năm nay, tôi được thực tập hè tại Quảng Bình, một vùng đất của Gió Lào và Đất Cát. Một vùng quê nghèo nhưng thật giàu về nghĩa tình.
Đến đây tôi cảm nhận được một sự thân tình của bà con giáo dân, rất thân thiện, thật gần gũi. Có một điều tôi cảm nhận được sau chuyên thực tập đó là có một sự thiếu thốn ở đây: thiếu các Mục Tử, thiếu các thừa tác viên của Chúa.
Đến đây tôi mới thấm thía và cảm nhận sâu sắc câu nói của Đức Kitô: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”. Đây là một giáo xứ lớn với hơn 5 ngàn dân, với 8 Giáo họ trãi rộng trên 3 xã, thế mà mà chỉ có một Linh Mục.
Thỉnh thoảng thì giáo xứ mới có Thầy giúp xứ,, hoặc Xơ về mục vụ hè. Một sự thiếu hụt mà tôi cảm nhận được thật rõ ràng qua niềm khao khát của họ. Tám giáo họ với bảy Nhà Thờ, mà chỉ có duy nhất một Linh Mục cho nên có những nhà thờ một tuần chỉ được một Thánh Lễ.
Muốn đi Lễ, bà con giáo dân ở đây phải đi khá xa. Khi nhìn những người giáo dân chèo đò đi Lễ, họ mang theo áo đẹp quần đẹp đến nhà thờ rồi thay, cho khỏi dơ, khỏi ướt sao tôi cảm thấy thật hỗ thẹn. Nghĩ lại chính mình, Nhà Thờ, Nhà Nguyện ngay cạnh bên, chỉ một bước là đến với Chúa, ấy vậy mà tôi  lắm lúc còn thấy nặng nề biếng nhác.

12 thg 10, 2013

LÒNG BIẾT ƠN

CHÚA NHẬT 28 TN C.
Deacon TiềnLê,SVD
  Sự bạc nghĩa vong ân của một người con đại bất hiếu, bội nghĩa vong ân
Đến bây giờ mỗi lần nghĩ tới câu chuyện đó tôi vẫn còn giận. Anh ta là con độc nhất trong gia đình.  Cha mất sớm, một mình mẹ anh ta phải tần tảo sớm hôm, phải hy sinh cả phần thân thể quan trọng nhất để anh ta được lành lặn, được học hành thăng tiến. Nhưng khi thấy mẹ mình không được lành lặn, anh ta mặc cảm xấu hổ và ra mặt coi thường mẹ, thậm chí còn bỏ mặc mẹ khi đau ốm và không đưa tiễn mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng khi bà tạ thế.
Chồng mất trong một vụ tại nạn. Bà mẹ ở vậy nuôi con. Bà dành tất cả tình yêu cho đứa con trai độc nhất, vì đó là tình yêu và niềm hạnh phúc của bà. Một ngày nọ đứa nhỏ đi chơi bắn chim với bạn bè, lúc đó nó còn rất nhỏ và đã xẩy ra một tại nạn đáng tiếc. Người bạn của nó khi bắn chim đã sơ suất bắn vào mắt nó. Nó nhập viện và một con mắt bị hư. Bà mẹ đau đớn nhìn con trong sự đau khổ, thất vọng và một ý nghĩ lóe lên trong đầu bà, bà quyết định phải để con bà được lành lặn. Bà nhường ánh sáng con mắt của bà cho con bà.
Từ đó bà chỉ còn lại một con mắt. Bà tiếp tục hy sinh thật nhiều cho hạnh phúc và tương lai của con bà. Một ngày kia nó vào học lớp đầu cấp II, hôm đó có việc cần bà đến lớp gặp nó. Khi bạn bè thấy mẹ nó vừa xấu xí vừa chột mắt, một vài người bạn đã chọc giận và đùa cợt. Nó mặc cảm và giận mẹ nó lắm. Từ đó nó cấm mẹ nó không được tới lớp nữa. Nhưng mẹ nó vẫn âm thầm tảo tần sớm tối để cho nó có điều kiện học hành tốt nhất có thể. Sau tốt nghiệp đại học nó tu nghiệp tại Úc, có việc làm ổn định, có người yêu xinh đẹp. 

10 thg 10, 2013

nghệ thuật xài tiền

Deacon Duy Thạch, SVD
Tiền là cái vật chi chi
Tiền là tờ giấy số ghi rõ ràng
Có tiền phú quý giàu sang
Không tiền lắm kẻ cơ hàn điêu linh
Có tiền lắm kẻ chung tình
Không tiền nó đá cho mình quay lơ
Có tiền kẻ đợi người chờ

5 thg 10, 2013

Tỉnh Thức

                                                                   Đa Nguyên
Đọc Tin Mừng ta thấy rất nhiều lần Chúa Giê-su kêu gọi hãy “tỉnh thức” sẵn sàng vì giờ của Ngài thật bất ngờ. Phải “tỉnh thức” về phần linh hồn vì ai cũng phải chết, phải đối diện với ngày phán xét nên phải lo chuẩn bị từ xa. Vậy đối với cuộc thường ngày thì sao?
nghĩ rằng: dù người có niềm tin tôn giáo hay không cũng đều phải “tỉnh thức” để nhận ra tốt xấu, thiện ác, thật giả, trong thời đại “vàng thau lẫn lộn”.
Khi viết những dòng này cũng là lúc kết thúc thời gian mùa hè ở miền Trung, trong những ngày qua tôi được mắt thấy tai nghe đủ thứ chuyện. Điều khiến tôi băn khoăn là những người trong cuộc “đang ngủ” hay “giả vờ ngủ”?
Hình ảnh đầu tiên với tôi khi về đây là đi đò để qua sông dưới cái nắng chang chang ban trưa. Tôi tò mò hỏi bác lái đò: “Sao bên kia đông dân mà không làm cái cầu phao qua lại cho đỡ vất vả?” Bác trả lời: “Họ không cho, vì gây khó khăn cho tàu thuyền qua lại, còn làm cầu hiện đại thì mình không đủ tiền. Nhiều lần kiến nghị lên trên thì người ta nói chưa có vốn, chưa có dự án đầu tư…”.

LỄ MÂN CÔI

CHÚA NHẬT 27 TN. C
Deacon Tiền Lê,SVD
Chủ đề: maria nữ tử khiêm nhường & Gương mẫu đức tin

Trong toàn bộ các tác phẩm Tân ước, Luca là tác giả nói nhiều và nói một cách chi tiết về Đức Maria. Nhờ Luca mà chúng ta biết được những chặng đường, những biến cố quan trọng trong cuộc đời và đức tin mạnh mẽ của Người vào Thiên Chúa. Qua biến cố truyền tin của Bài tin mừng hôm nay, tôi muốn mời gọi mọi người suy niệm một chút về hình ảnh Đức Maria như một chuẩn mực của đời sống khiêm nhường và lòng tin mạnh mẽ.
1.                Những kẻ sống sót nhờ niềm tin trong một vụ tai nạn máy bay
Trưa ngày 12.10.1972 một tại nạn máy bay kinh hoàng xảy ra tại dãy núi anze, trên chuyến bay đó có 45 hành khách. Sau khi bị trục trặc, máy bay đã đâm vào dãy núi phủ đầy tuyết và vỡ tan tành. Có một điều hết sức lạ lùng là trong số 45 hành khách thì có 28 người vẫn sống sót một cách an toàn.  Toàn bộ số người này lại là những người thuộc đội bóng bầu dục của nước Urugay. Sau khi tai nạn xảy ra thì cả ba đội tìm kiếm cứu nạn của ba nước: Uruguay, Chi lê và Argentina vào cuộc, nhưng sau ba ngày họ tuyên bố không thể xác định vị trí xảy ra tại nạn máy bay. Tất cả trở về trong vô vọng. Tin này được một người trong số các nạn nhân khôi phục được qua chương trinh Radio. Khó khăn tiếp theo của những người sống sót là họ phải đương đầu với nhiệt độ dưới 00 C. Họ chống chọi với thời tiết khắc nghiệt chỉ bằng mấy cái áo quần hành trang họ nhặt được khi máy bay bị vỡ tung. Sau 8 ngày con số sống sót chỉ còn lại 16 người. Khi mà mọi thứ trở nên tồi tệ và hết sức khó khăn, đang đe dọa tính mạng của họ. Họ bắt đầu cùng nhau cầu nguyện. Với một niềm tin tưởng họ động viên nhau và cùng nhau cầu nguyện đọc kinh mân côi. Trong số đó có những người mà trong cuộc sống đời thường họ hết sức khô khan và kiêu ngạo, thì nay họ trở nên khiêm tốn và tin tưởng mạnh mẽ. Họ tìm được nghị lực và niềm hy vọng để vượt qua những giờ phút cam go nhất của đời người. Sau tuần lễ thứ 8 thời tiết bớt băng giá, hai thanh niên khỏe nhất trong số đó bắt đầu hành trình xuống núi để tìm kiếm người cứu nạn. Sau 9 ngày phải vượt qua bào gian nan thử thách của sự hiểm trở đồi núi với ý chí, nghị lực và sức mạnh từ niềm tin của lời cầu nguyện, họ đã tiếp cận được với những người cứu nạn và sau hai giờ đồng hồ, máy bay trực thăng đã tới được chỗ 14 người còn lại và cứu họ thoát khỏi cơn ác mộng.

2 thg 10, 2013

Cho đi là đón nhận

Th.9.svd
“Mục vụ hè” đối với tôi đây không phải là vấn đề xa lạ vì tôi đã từng làm điều đó với những tháng hè trong những năm gần đây. Tuy nhiên, mỗi năm tôi được sai đi những vùng khác nhau nên tôi có thêm nhiều kinh nghiệp sống cho mình.
Mùa hè năm nay, tôi và một người anh em được sai đi tới giáo xứ Vĩnh Giang, vùng đất xứ nghệ, đất cằn sỏi đá, mùa hè nắng chói chang.
Tôi rất may mắn vì đây là quê hương của tôi nên có nhiều thuận lời về văn hoá, lối sống... thuận lợi hay khó khắn về khí hậu, văn hoá và công việc nhưng trong tôi vẫn rút ra được bài học cho mình “ cho đi” là “ đón nhận”.
Hai chữ “cho đi” nghe có vẽ tôi phải bỏ ra công sức nhiều làm và vất vả trong việc mục vụ. Nhưng thực ra cộng việc của hai anh em chúng tôi trong hai tháng hè tuy bận rộn nhưng không quá sức của mình.

Thử thách và trải nghiệm

Vĩnh Tường
Cuộc đời ai cũng có lúc phải đối diện với những thử thách, ai cũng có thể có được những trải nghiệm thú vị. Chỉ khi phải đối diện với thử thách, tôi mới có thể hiểu thêm về bản thân mình, mới có thể biết được khả năng thật sự của mình.
Và tôi đã có được những cơ hội để học hỏi những kinh nghiệm quý giá cho bản thân cũng như để làm được những điều gì đó cho người khác trong đợt mục vụ hè vừa qua tại cơ sở Vinh Sơn 6, một cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi thuộc Dòng Ảnh Phép Lạ Kontum.
Mối lo lắng thường trực của tôi trước khi đến nơi đây là tôi có thể làm được những gì để giúp đỡ các em cô nhi. Nhưng khi đã đến, đồng hành với các Yă và các em, quan điểm của tôi về việc mục vụ dường như có sự thay đổi.