30 thg 11, 2013

Luôn Sẵn Sàng

CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG A
Deacon Tiền Lê, SVD
Ngày 9 tháng 11 năm 2013 vừa qua siêu bão Haiyan (hải yến) đã đổ bộ vào Philippine với sức tàn phá kinh hoàng nhất trong lịch sử nước này. Cả thế giới phải bàng hoàng trước hậu quả nặng nề do bão Haiyan gây ra. Có tới 6.200 người chết và hơn 1.600 người mất tích, có khoảng hơn 11 triệu người bị ảnh hưởng hậu quả của bão, có đến hàng ngàn ngôi nhà bị tàn phá, hàng chục thành phố bị phá hủy, như Tp. Tecloban gần như bình địa tan hoang.

Sau khi siêu bão Haiyan đi qua, để lại một cảnh tượng hết sức tang thương, dư luận quốc tế cho rằng: nguyên do sâu xa là do chính phủ và người dân Philippine không sẵn sàng để đối phó với một cơn bão với sức tàn phá kinh khủng như vậy, nên đã dẫn tới hậu quả nặng nề. Tổng mức thiệt hại vật chất do siêu bão Haiyan gây ra cho người Philippine lên đến gần 15 tỉ USD.
1.         Tất cả đều bất ngờ
Qua sự kiện trên chúng ta liên tưởng tới biến cố được nói đến trong bài Tin mừng hôm nay. Khi mà mọi thứ đang diễn ra theo nhịp sống bình thường: “Thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng” (mt 24,38), thì biến cố hồng thủy ập đến. Tất cả đều bị hủy diệt, chỉ trừ một mình Nôê và gia đình ông. Phải chăng vì họ cũng như những người Philippine, mất cảnh giác, không sẵn sàng nên dẫn đến hệ lụy là tất cả đều bị hủy diệt.

24 thg 11, 2013

KẺ TRỘM NƯỚC THIÊN ĐÀNG

Duy Thạch SVD.
"Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với! " Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ!Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái! " Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: "Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi! " Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng." (Lc 23,39-43).
Có hai tên trộm cùng chịu đóng đinh với Đức Giê-su nhưng chỉ có một tên trộm được vào Nước Thiên Đàng. 

Đó là một tên trộm siêu hạng bởi lẽ anh ta không những chỉ đánh cắp của cải của người khác nhưng còn đánh cắp cả Nước Thiên Đàng. Trong một phút chốc ngắn ngủi, trong một vị thế hết sức bất lợi, anh ta vẫn có thể xoay sở để lấy được một món hời cần thiết cho cả đời anh. 
Có lẽ anh ta cũng không thể ngờ được, đánh cắp Nước Thiên Đàng lại dễ dàng đến thế. Chỉ một câu nói vọn vẹn 9 từ, anh ta đã chiếm trọn trái tim của Đức Giê-su, một kho tàng và một vị trí vĩnh viễn trên Nước Trời.
Tuy nhiên, nếu nghĩ cho kỹ thì câu nói ấy quả thật không phải là một câu nói tầm thường mà bất cứ ai cũng có thể có được. Đó là một câu nói biểu lộ một đức tin tuyệt vời nhất.
Nó tuyệt vời ở điểm nào? thưa nói tuyệt vời khi được đặt vào khung cảnh ấy, không gian ấy, thời gian ấy.

23 thg 11, 2013

Đức Giêsu Kitô là “Hai trong một”

Deacon Fx. Thanh Có, SVD
 Giáo lý Hội thánh Công giáo có những điều thật khó hiểu đối với những người không có niềm tin, nào là mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, nào là mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể… Những điều này đi ngược với suy lý thường ngày của con người.

Tôi cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Đức tin của tôi trong những tháng ngày có thể nói là đạo đức bình dân, tôi thật dễ dàng chấp nhận những tín điều của Giáo hội.
Việc tuyên xưng Đức Giêsu Kitô vừa có thiên tính vừa có nhân tính, một Thiên Chúa có ba ngôi luôn được thực hiện rõ ràng. Đối với tôi, những điều gì được các anh chị giáo lý viên dạy, là chỉ có một con đường duy nhất chấp nhận chứ không có con đường thứ hai.
Lúc này tôi thường ít đặt lý trí vào đức tin, nên tôi thường không có phản kháng gì và nếu nói một cách bi quan, tôi tựa như những chú ngựa kéo xe bị bịt hai bên mắt và chỉ có một hướng duy nhất là tiến về phía trước. Đức tin thiếu lý trí.
Với thời gian, đức tin của tôi được đắp đầy bởi những kiến thức triết học. Giai đoạn này có thể nói tôi bị khủng hoảng trong đức tin. Lý trí vượt lên trên đức tin. Niềm tin vào Đức Giêsu vừa có thiên tính vừa có nhân tính không còn tinh tuyền như trước.

Vẽ lại dung mạo Đức Giêsu nơi đời sống thánh hiến

Deacon TrungHiếu, SVD
 Khi được hỏi: “Đối với tôi, Đức Giêsu là ai?”, câu hỏi tưởng chừng như rất dễ. Dễ vì đã có sẵn một đáp án nơi cửa miệng của Phêrô và được chính Đức Giêsu xác nhận.
Dễ vì Đức Giêsu chính là Đấng tôi đang bước theo, Đấng mà tôi đang rao giảng, đang học hỏi, đang họa lại trong cuộc đời tôi. Dễ vì tôi có cả một kho kiến thức để đưa ra đáp án đúng.
Thế nhưng, câu hỏi không chỉ dừng lại như một vấn nạn của tri thức. Mà đúng hơn, nó đòi tôi nhìn lại mối tương quan mà tôi đang có đối với Đức Giêsu.

Vì, biết một người là biết người đó trong mối tương quan. Và, chỉ trong mối tương quan cụ thể và sâu sắc, người ta mới biết nhau một cách thật sự. Sống đời thánh hiến là đi sâu vào mối tương quan với Đức Giêsu và họa lại hình ảnh của Ngài trên cuộc đời mình và trong cuộc đời nay.
Sống giữa một thế giới đang biến đổi không ngừng, con người đang trở thành nạn nhân của sự căm thù và chết chóc, người tu sĩ được mời gọi để họa lại hình ảnh của một Đức Giêsu hiền hòa và nhân ái.
Ngài hiền hòa nơi đôi bàn tay chữa lành các bệnh tật, nơi cái nhìn cảm thông và tha thứ cho tội nhân, nơi con tim biết chạnh lòng xót thương những ai đau khổ… Sự hiền hòa phải tỏa lan nơi những người đang sống đời thánh hiến: một ánh nhìn cảm thông và thương xót, một đôi tay biết xoa dịu nỗi đau, một con tim biết đau nỗi đau của đồng loại.
Nhìn về mẫu gương Giêsu để cảnh giác chính mình, vì có đôi khi, người tu sĩ cũng là nạn nhân của sự căm thù và giết chóc. Và thay vì loan truyền một khuôn mặt hiền hòa và nhân ái, người tu sĩ gieo rắc lòng hận thù và tang thương.

Những điều nghịch lý của một vị vua

Chúa nhật 34 TN.C  LỄ CHÚA KITÔ VUA
Deacon Tiền Lê, SVD
 Chúa nhật 34 kết thúc năm phụng vụ 2013. Giáo hội mời gọi chúng ta hướng về Đức Giêsu Kitô trong vai trò của một vị vua.
Quả thực khi nghe bài Tin mừng về ngày lễ Đức Kitô vua vũ trụ tôi cứ phân vân, không biết phụng vụ Giáo hội có sự nhầm lẫn nào chăng? Lẽ ra trong ngày lễ đăng quang trọng đại thế này, phải đọc một bài diễn văn để kể về những công trạng, những thành tích, hay ít nhất là nói về một vài khả năng nào đó của nhân vật được tôn phong làm vua mới đúng.

Trái lại, gần như tất cả nội dung bài Tin mừng hôm nay chỉ đề cập đến những thất bại, những đau khổ của tên tử tù Giêsu mà thôi. Đó là một nghịch lý? Vậy, đâu là điểm mấu chốt để chúng ta tuyên nhận rằng: Đức Giêsu Kitô là vua vũ trụ?
Những nghịch lý của ngày đăng quang vua Giêsu
Trải theo dòng lịch sử Kinh thánh cũng nhiều lần nói về Ngài như một vị vua đích thực. Trong ngày truyền tin, sứ thần Gabriel nói với Đức Maria: Người con bà sinh ra sẽ được gọi là con Đấng Tối Cao.
Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn thuở muôn đời (Xc. Lc 30,33).
Khi tiến vào thành thánh Giêrusalem, người Do thái đã không ngớt lời tung hô Ngài như một vị vua: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”; “hoan hô con vua Đavít”. Quả thực, Ngôn sứ Dacaria đã nói về sự xuất hiện của Ngài như một vị vua khiêm tốn ngồi trên lưng lừa (Dcr 9,9).
Và trong ngày bị xử án chính Ngài cũng xác nhận với Philatô: “Tôi là vua”(Ga 18,37). Trong cuộc đời rao giảng, Ngài luôn tỏ ra như một Đấng có uy quyền trong lời nói và việc làm, không chỉ trên con người, mà còn trên cả thiên nhiên, vạn vật và vũ trụ nữa.

19 thg 11, 2013

Sức mạnh lớn lao của Lời Chúa

Deacon KB-Tên, SVD
 Trong Tin mừng theo thánh Luca, “hành trình lên Giêrusalem” như là phần “trọng yếu” của Tin mừng, phần này dài nhất, 10 chương (9,51-19,27) và điệp khúc “trên đường lên Giêrusalem” được lập đi lập lại nhiều lần.
Dù hành trình lên Giêrusalem là “trọng yếu”, nhưng Chúa Giêsu đã không vì thế mà Ngài lơ đi những mảnh đời đang lầm thang vất vưởng. Ngài đã dừng lại, đồng cảm và đồng hành với họ, và đem lại cho họ niềm an ủi.

Ngài đã rẽ vào một hướng khác, mà theo các nhà chú giải thánh kinh, Ngài đã đi qua hướng Đông, biên giới giữa Samaria và Galilê, thay vì đi về hướng Nam là lên Giêrusalem, để rồi Ngài lại gặp được những con người, đã bị loại ra bên lề xã hội. Ngài trao lại cho họ quyền làm người, làm cho họ được xã hội nhìn nhận.
Nhìn vào đời sống của chúng ta, có biết bao người đang lầm thang vất vưởng, có khi nào chúng ta dám hy sinh một chút thời gian, hay việc riêng tư của mình, dừng lại để đồng cảm và an ủi họ. Có bao giờ chúng ta cảm thấy xót thương, như Chúa Giêsu đã xót thương.

Chúng ta cũng hay quên…

Deacon Peter NgọcVĩnh, SVD
 “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”. Chẳng có lấy một cử chỉ chữa bệnh nào. Cũng không thấy có một công thức chữa bệnh nào được đọc trên người bệnh. Ở đây chỉ có một lệnh truyền. Đức Giêsu nói với những người bệnh phong, “Hãy đi trình diện với các tư tế”.

Mười người bệnh phong trong đoạn Tin Mừng (Luca 17,11-19) không được chữa lành ngay lập tức. Họ vẫn còn mắc bệnh khi rời Đức Giêsu. Tuy nhiên, họ đã tín thác hoàn toàn nơi Đức Giêsu, theo như đúng lệnh truyền của Ngài, họ lập tức lên đường quay về đền thờ Giêrusalem.
Họ phải đi bộ nhiều cây số để trình diện với các tư tế và trên đường đi họ đã nhận ra da thịt họ đã sạch, họ thật sự được chữa lành. Sự vâng phục đức tin có sức mạnh của một phép lạ.
Tuy nhiên chỉ có một người quay lại tôn vinh Thiên Chúa, khi được lành. Mà người này lại là một người Samari. Chỉ có anh nhận biết được Đức Giêsu chính là tác nhân chữa lành căn bệnh của mình.

16 thg 11, 2013

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

 CHÚA NHẬT 33 TN C (Mt 9,23-26)
Deacon Tiền Lê, SVD
 Nhìn lại gương anh dũng của các thánh tử đạo Việt nam để sống chứng tá Tin mừng cách tốt hơn
Trong khoảng hơn một thế kỷ bị các nhà cầm quyền cấm cách, bắt bớ, sát hại; các tín hữu Công giáo Việt nam đã cùng nhau sống chứng tá Tin mừng một cách anh dũng. Các ngài là những hạt giống đã được gieo vào lòng đất và đã mục nát để hạt mầm đức tin của Giáo hội Việt nam không ngừng sinh hoa, kết trái.

Hôm nay cùng với Giáo hội Việt nam chung lời tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho chúng ta những mẫu gương sống đạo anh hùng. Quả thực các ngài đã sống lời mời gọi Đức Giêsu: là từ bỏ chính mình, vác thập giá và liều mất mạng sống mình vì Đức Kitô (Xc. Lc 9,23-24), vì thế mà giờ này đây các ngài đang được sống và sống một cách viên mãn trong nước trời.
1.             Những hạt giống đức tin
Ngày 19.06.1988 tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã long trọng tuyên phong 117 vị tử đạo Việt nam lên hàng hiển thánh. Khi lần giở lại những trang sử của Giáo hội Việt nam, người ta thấy thời gian cấm đạo gay gắt tương đương với con số 117 vị thánh tử đạo Việt nam. Tức là tính từ khi hai nhân chứng đầu tiên là thánh Phanxicô Tế và Mát thêu Đậu chết vì đạo là năm 1745 cho đến vị cuối cùng phải chết vì đạo, thánh Phêrô Đa là năm 1862 là 117 năm.

nhiệm vụ của mỗi người đi tu

Anthony Số, SVD
Nhìn lại những năm tháng trong đời tu: tôi cảm nghiệm được rằng, việc đi tu trên bước đường tận hiến là do thánh ý Thiên Chúa mời gọi mỗi người dấn thân bước theo con đường tận hiến để cho Nước Trời ở trần gian này thêm phong phú. Vì mỗi một người đi tu đều muốn hiến dâng vẹn con người của mình cho Thiên Chúa và hoạ lại hình ảnh Người Sư Phụ của mình nơi trần gian này. Đây là nhiệm vụ của mỗi người đi tu.
Bước ra khỏi tu viện đến một nơi mục vụ vùng sâu vùng xa, tôi gặp không ít những người thần tượng nhìn và nói về những người đi tu. Người ta nói, đi tu là sướng, thậm chí kể cả những người vô thần cũng nhìn về vị linh mục hay về một thầy tu, họ đều đề cao và tôn trọng, nhiều khi người tu sỹ có người lấy làm thần tượng.

Tuy nhiên, đây chỉ là những suy nghĩ và những đánh giá về hình thức bên ngoài về người nhà tu mà thôi. Còn tôi là người sống trong cuộc tôi cảm thấy được rằng, con đường đi tu là một con đường không mấy ai theo sát Đức Kitô là Người Thầy của các bậc thầy dậy, là thầy của mọi con người tin theo Ngài, đặc biệt là những người tu sỹ hôm nay.
Về phần tôi, khi mới được mang chiếu áo dòng trên thân xác, tôi cảm nhận niềm vui tràn trề và hy vọng đời tu là đáo hoa tương như bông huệ đứng trước gió. Bông hoa nở đều toả ra một hương thơm đặc biệt, làm cho người ngửi cảm nhận được hương thơm mà thoả sức hưởng thụ hương thơm của bông hoa ấy.
Ngược lại đời tu có nhiều gian nan thử thách, thậm chí nay bị đe doạ, không khéo bị sa thải. Đời sống cộng đoàn có nhiều những đau khổ người ta tạo áp lực cho nhau sống chẳng mong được yên chút nào. Tuy nhiên, người tu sỹ ai cũng nhắm đến mục đích của đời mình là để lên thánh, để làm cho Thiên Chúa được vinh danh.

Hạt Giống Nảy Sinh Hoa Trái

Deacon Tương Lai, SVD
Thật, thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.” Tục ngữ Việt Nam cũng có câu: “Tre già măng mọc.
Chết là một chân lí, đời người chỉ có một lần chết mà thôi. Như một nhà thơ nào đó đã nói: Chết làm sao cho khỏi tiếng ố danh.
Bởi vì : “Chết ốm đau là cái chết thường tình,

Già mà chết là lẽ đời phải chết.
Chết vì tình là đời đời mạt kiếp,
Chết vì ăn là cái chết đê hèn.
Con người chết vì lí tưởng cao đẹp, vì đức tin.
Ôi cái chết thiêng liêng cao cả!
Chết một ngày mà để muôn ngàn thuở.
Cái chết này thiên hạ phải nghiêng mình”.
Đúng vậy, hôm nay Giáo hội Việt Nam mừng kính trọng thể “Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam”. Chúng ta hợp với các ngài để tạ ơn Chúa đã gieo trồng trong Hội thánh Chúa ở Việt Nam bằng những dòng máu anh hùng, và tôn vinh Cha ông với niềm tự hào về sức mạnh toàn thắng của Thánh Giá Chúa Kitô.

13 thg 11, 2013

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Joseph GiaHoàng, SVD
Kinh tế xã hôi ngày càng phát triển, ăn no mặc ấm không còn là nhu cầu bức thiết mà con người hướng đến nhu cầu làm đẹp. Nhiều loại quần áo thời trang ngày càng được ưa chuộng vì nó làm tôn lên vẻ đẹp của con người.
Nhưng, với chiếc áo bên ngoài, có lẽ chúng ta không thể hiểu hết được những gì thuộc về bản chất bên trong. Tục ngữ Việt Nam có câu: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, với ý muốn nhắn nhủ chúng ta quan tâm đến cái chất bên trong hơn là hình thức bên ngoài.

Hình tượng “chiếc áo không làm nên thầy tu” nói lên mong muốn đề cao chất lượng hơn mẫu mã. Chất lượng của một hộp bánh được đánh giá không ở cách trang trí bên ngoài mà chính là sự thơm ngon, bỏ dưỡng bên trong.
Như nước sơn chỉ là thứ bảo vệ và làm cho gỗ đẹp hơn, bền hơn, chiếc áo cũng chỉ là lớp ngụy trang giúp con người che dấu những khuyết điểm để tự tin, vươn lên và thành công trong cuộc sống. “Cái nết đánh chết cái đẹp”, cái nết nó tạo nên tính cách của con người, nó là cái lề đưa chúng ta đến với người khác.
Nếu con người chỉ nhìn nhận nhau qua chiếc áo đẹp bên ngoài thì tình thân hữu, sự bác ái, yêu thương chắc hẳn sẽ không tồn tại. Cái bản chất là cái cốt để từ đó chúng ta xây dựng mọi thứ khác.
Y phục phải xứng với kỳ đức”, nếu chúng ta là một người có đủ đức độ, chúng ta sẽ biết mình phải khoác lên mình chiếc áo nào cho hợp và cho đẹp.

10 thg 11, 2013

Chết không phải là hết mà chỉ bắt đầu cuộc sống mới

Chúa Nhật 32 TN. C. Lc 20, 27-40
Deacon Tương Lai, SVD
Có câu chuyện kể rằng: Một triết gia vô thần đã gặp Pascal và nhạo Pascal vì tin linh hồn bất tử và có sự sống đời sau để rồi trong đời sống hiện tại Pascal phải sống khắc khổ và đạo hạnh với mình và sống nhịn nhục, chịu thua chịu thiệt với người khác, nếu không có đời sau thì Pascal là kẻ dại dột.

Pascal trả lời cho triết gia vô thần rằng: ông nói đúng, ông không có linh hồn bất tử và không tin có sự sống đời sau nên sống hưởng thụ trụy lạc. Nhưng nếu có sự sống đời sau thì ông là kẻ dại dột và ngu xuẩn hơn tôi, vì tôi chỉ thiệt thòi tạm đời này, còn ông, ông mất cuộc sống đời đời.
Vâng, đối với những người không có đức tin, thì họ cho rằng chết là hết, chết là vĩnh viễn mất đi. Do đó họ rất sợ và thất vọng khi phải đối diện với cái chết. Ngày nào còn hơi thở, người ta muốn tận hưởng cuộc sống cho thỏa thích.
Nhưng đối với chúng ta, những người tin vào Đức Kitô thì chết không phải là hết, mà là một cuộc trở về. Nhân gian có câu: “sống gửi, thác về”. Chết đối với người Kitô hữu, là cánh cửa dẫn vào cuộc sống mới. Chính Đức kitô đã cho chúng ta biết: “Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống, còn ai sống và tin vào Thầy thì sẽ không chết bao giờ”. Đức Kitô đã chết và sống lại, để xác tín niềm tin cho chúng ta là chắc chắn có sự sống đời sau. Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã khẳng định cho chúng ta thấy điều đó.

9 thg 11, 2013

Vấn Nạn Về Sự Sống Đời Đời

CHÚA NHẬT 32 TN. C
Deacon Tiền-Lê, SVD
 Có rất nhiều vấn nạn được đặt ra cho con người ở mọi thời đại xung quanh việc kẻ chết sống lại. Thiết nghĩ mỗi người chúng ta cũng đã từng trăn trở về mục đích và nghĩa đời người là gì?
Quả thực đó là những vấn đề không đơn giản chút nào. Có hay không kẻ chết sống lại? Nếu có thì cuộc sống đời sau sẽ như thế nào? Làm sao để có thể đạt đến sự sống vĩnh cửu ở đời sau? v.v. Hy vọng các bài đọc Kinh Thánh hôm nay, giúp chúng ta giải đáp được phần nào những thắc mắc đó.

Kẻ chết có thực sự sống lại hay không?
Rất tiếc là không ai trong chúng ta đã trải qua kinh nghiệm về cái chết để giờ đây có thể khai mở những bí ẩn, những vấn nạn đằng sau cái chết cho chúng ta.
Như thế Giáo hội mời gọi chúng ta suy niệm về cái chết dựa trên nền tảng lời Chúa mặc khải qua các bài đọc của chúa nhật 32 thường niên này, đồng thời dựa vào chính kinh nghiệm đức tin mà Giáo hội dạy qua kinh Tin kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”
Sau khi chết con người có thực sự sống lại hay không? Đây là một vấn nạn được đặt ra từ ngàn xưa. Trải qua mọi thời đại con người không ngừng nỗ lực đi tìm câu trả lời, nhưng không một giải đáp nào thỏa đáng. Nhiều người đã dùng hình ảnh dưới đây để ví von với mục đích gợi mở và khai sáng nhằm giúp vấn đề dễ hình dung hơn.
Có một bào thai (song thai), một trai một gái. Một ngày kia sắp đến giờ phút chào đời, tức là cả hai sẽ phải rời bụng mẹ để sinh ra đời. Trẻ trai nói với bé gái: không biết cuộc sống trần gian thế nào nhỉ? Bé gái trả lời: cả chị và em đều chưa một ai có kinh nghiệm về cuộc sống ở trần gian cả. vì ai cũng: “một cõi đi về” (Trịnh Công Sơn).

Có hay không một cuộc sống sau cái chết?

Deacon DuyThạch, SVD
 Chuyện kể rằng: Có một anh trai làng yêu tha thiết một cô thôn nữ. Họ hẹn ước sẽ cùng nhau đi đến cuối cuộc đời. Nhưng chẳng may chiến tranh nổ ra. Chàng phải tạm chia tay nàng, lên đường tòng quân để bảo vệ quê hương, xóm làng.
Và họ cũng biệt tin nhau từ sau lần chia tay ấy.

Cho đến một hôm, chàng trai lúc bấy giờ đã là một đại tá quân đội, bỗng bất ngờ dẫn một toán quân đến bao vây một tu viện nữ. Đại tá ra lệnh: tất cả các nữ tu phải ra trình diện, bởi vì có một kẻ thù rất nguy hiểm đang lẩn trốn trong tu viện này.
Khi tất cả các nữ tu đều tập trung ở đại sảnh, vị đại tá bất ngờ tiến đến trước mặt người yêu cũ cùa mình, bấy giờ đã là một nữ tu, và nói rằng: “Soeur ơi! Tại sao Soeur lại hy sinh tuổi thanh xuân của mình, để chọn một lối sống khắc khổ, thiếu thốn như vậy. Soeur hy sinh cực khổ như vậy, lỡ như sau cuộc đời này không có thiên đàng thì sao?
Vị nữ tu nhẹ nhàng đáp lời đại tá rằng: “Vâng xin cám ơn đại tá. Đại tá cứ ăn chơi, cứ hưởng thụ, cứ sống sung sướng đi…” lỡ như sau cuộc đời này có hỏa ngục thì sao? Vị đại tá không nói một lời nào và buồn bã rút quân khỏi tu viện.
Cuộc tranh luận về một sự sống phía bên kia cái chết luôn là một cuộc tranh luận hết sức căn bản và thiết yếu của con người. Bởi lẽ, quan niệm về việc có hay không một sự sống phía bên kia cái chết, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lẽ sống và lối sống của một con người.
Phụng vụ Lời Chúa ngày hôm nay nhắc lại cho chúng ta về xác tín căn bản của giáo hội Công Giáo về sự sống đời sau.
Bài đọc I trích từ sách Macabe, quyển thứ hai, ghi lại những chứng từ quan trọng của 7 anh hùng tử đạo người Do thái. Trước những khuyến dụ, đe dọa, và tra tấn của vua An-ti-ô-khô, cả bảy anh em đều kiên định và xác tín niềm rằng: “bởi lẽ chúng tôi chết vì Luật pháp của Vua vũ trụ, nên Người sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời…

…là tín thác vào Thiên Chúa tình yêu

Anthony Đức Số, SVD
Nhìn ra thực tế cuộc sống của con người đang diễn ra, mọi việc đều được nhìn nhận một cách có tính toán và cân đo đong đến như; ngành khoa học cần sự nghiêm cứu chính xác, cân đo tịnh lượng phải được hoàn toàn chính xác, thì mới được đưa vào thực nghiệm trong thực tiễn để giúp cho con người có được những kết quả tốt đẹp hơn.
Qua hai lần phải nằm viện để điều trị vết thương, tôi cảm nhận được rõ điều này. Khi phải chữa trị bất kể thứ bệnh gì, trước hết bác sỹ yêu cầu làm xét nghiệm máu để lấy kết quả xác thực thì mới cho bệnh nhân uống thuộc, tiêm thuốc và điều trị.

Hơn thế, việc sống đức tin và thực hành đức tin đối với tôi là một ơn ban chắc chắn hơn gấp ngàn lần so với việc làm xét nghiệm mẫu máu để tìm kiếm kết quả cho một bệnh nhân. Vì điều tôi xác tín rằng, Thiên Chúa ban ơn riêng cho tôi để tôi tin vào Người một cách vững vàng.

Với tôi, tin là tín thác

Rafael N-Long, SVD
Trong một lần đi tham dự lớp Kinh Thánh Cầu Nguyện tại giáo xứ Lạng Sơn, Gò Vấp, tôi có dịp được nghe một bài hát sinh hoạt và những hình ảnh nói lên sự bất lực của con người trước sức mạnh của thiên nhiên, trong đó có một vài câu làm tôi nhớ mãi:
“Đôi tay đang nắm nay còn mai mất cuộc đời, chỉ cần niềm tin trong trái tim Người”.

Rồi trong một lần tình cờ, tôi được nghe câu chuyện có thật của một người. Chị kể rằng: “Một lần nọ, hai đứa con nhỏ của con ốm nặng. Con đã đưa cháu ra trạm xá, đã đến phòng mạch của y sĩ trong ấp, đã cho cháu uống bốn năm loại thuốc, nhưng tình trạng không thuyên giảm.
Mấy ngày trôi qua, bệnh tình của hai cháu càng nặng thêm. Con bàn với chồng nên đưa cháu đi bệnh viện, nhưng trong nhà không có đủ một triệu đồng thì lấy gì mà đi bệnh viện. Con bơ vơ, cúng quẫn, chỉ biết nhìn hai đứa trẻ mà nước mắt chảy dài.”
Tối hôm đó, khi đi ngủ, hai cháu sốt cao, cứ khóc mãi. “Con hết biết làm gì, nên ôm mỗi đứa mỗi tay rồi miệng con thầm thì: ‘Con hết cách rồi Chúa ơi. Xin Chúa thương con của con.’ - Con lập đi lập lại vài lần, rồi cả ba mẹ con ngủ thiếp đi từ lúc nào.
Đến sáng, hai cháu dậy sớm chạy chơi, chẳng thấy bệnh gì nữa. Từ đó, con nhận ra rằng, Chúa vẫn thương con. Dù đức tin của con non kém nhưng con xác tín mạnh mẽ rằng, Chúa đã cứu hai đứa con của con.

một cuộc sống mai hậu

CN 32 Thường niên C
Deacon Huy, SVD
 Có câu chuyện kể lại rằng, một lần kia có một triết gia vô thần đã gặp Pascal và nói rằng, ông tin linh hồn bất tử và có sự sống lại đời sau để rồi trong đời sống hiện tại ông sống khắc khổ và đạo hạnh, với mình sống nhịn nhục, chịu thua thiệt với người khác, nếu không có đời sau ông là kẻ dại dột.
Pascal đã trả lời cho nhà triết gia: Ông nói đúng. Ông không tin linh hồn bất tử cũng không tin có sự sống đời sau nên sống hưởng thụ thác loạn. Nhưng nếu có đời sau thì ông là kẻ dại dột và ngu xuẩn hơn tôi, vì tôi chỉ thiệt thòi tạm đời này, còn ông, ông mất cuộc sống đời đời.

Đối với người không tin có sự sống lại, thì họ cho rằng chết là hết, chết là không được hưởng thụ nữa, không còn được gần người thân nữa, không còn vui chơi giải trí, chết là vĩnh viễn mất đi, do đó họ rất sợ khi phải đối diện với cái chết.
Nhưng đối với người Kitô hữu, cái chết là cửa ngõ để đi vào sự sống đời đời, chính Đức Giêsu đã chết và sống lại, để xác tín niềm tin cho chúng ta là chắc chắn có sự sống đời sau. Một cuộc sống trường sinh bất tử, mà ai ai cũng khao khát.
Qua câu trả lời cho vấn nạn của những người Sađốc trong Tin Mừng Luca (20, 27-38), là những người không tin có sự sống lại, cũng chẳng tin có sự sống đời sau. Người Pharisêu thì lạc quan hơn, cho rằng đời sau là sự kéo dài của đời này, người ta sống như trước, nhưng tràn trề hạnh phúc.

6 thg 11, 2013

Lòng tín thác

Deacon Pháp, SVD
 Chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh mà con người hầu như chỉ nghĩ đến những lợi ích trước mắt. Con người chịu ảnh hưởng quá nhiều về các thuyết duy vật, thực dụng, mang đầy tính thế tục. Mọi thứ như đang quyến rũ người kitô hữu chúng ta hơn bao giờ hết.
Điều đó đã làm cho chúng ta mất dần niềm tin của mình vào Thiên Chúa. Đôi khi người Kitô hữu đến với Thiên Chúa cũng chỉ là để xin cho được điều này hay được điều kia, mà chúng ta không biết rằng, điều đó có thật sự lợi ích cho chúng ta sau này hay không?
Có những lúc, chúng ta vô tình biến Thiên Chúa như là người đáp ứng nhu cầu của mình, hay nói khác, chúng ta điều khiển Ngài qua việc chúng ta xin ơn. Chính vì thế, khi chúng ta không được đáp lời, thì lòng tin vào Thiên Chúa lại bị chao đảo.
Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, Người biết chúng ta cần gì trước khi chúng ta nguyện xin, cho nên, Người sẽ ban ơn cho chúng ta nếu điều ấy hợp với thánh ý Người. Chúa sẽ ban cho chúng ta vào lúc và bằng cách thức có lợi nhất cho chúng ta.

Áo dòng nối với 3 chữ “T”

J. QuốcTĩnh SVD
 Người xưa thường nói: "Chiếc áo không làm nên Thầy tu". Thực tế cho thấy, chiếc áo Dòng lại là một vũ khí, một bộ áo giáp giúp cho người Thầy tu chống lại những cám dỗ của trần gian và giúp cho người Thầy tu vững bước đi lên. Đây cũng là một phần lý do khi các Dòng yêu cầu người tu hành phải mặc áo khi đi ra ngoài làm việc và học tập.
Điều quan trọng theo tôi dù có hay không có mặc áo Dòng khi đi ra ngoài cũng không quá quan trọng, những người xung quanh có thể vẫn nhận ra dấu hiệu một người nào đi tu. Có thể là Chúa Ki-tô đang hoạt động trong những người đó và trong cả tôi nữa.
Tôi suy nghiệm tu sĩ - là người mặc áo dòng - trong liên hệ với 3 chữ "T" (Tiền - Tài - Tình). Nếu dính vào đó thì phải làm sao đây? Tôi nghĩ chính tôi cũng bị chi phối bởi ba chữ "T" này rất nhiều.
Nếu tôi có "Tiền" nhiều thì cũng không được quyền sử dụng hết, bởi còn phụ thuộc vào đời sống Khó nghèo, vào Luật của Dòng.
Nếu tôi có "Tài" thì phải để phục vụ cho mọi người chứ không phải để thống trị người khác.
Nếu tôi có "Tình" thì cũng không sống hết với con người bình thường được... Bởi điều đơn giản tôi là một "Tu sĩ".
Bản thân là người tu sĩ thì tôi sẽ không nhận được trọn vẹn ý nghĩa sống của ba chữ này được... Bởi phải còn lệ thuộc nhiều vào môi trường sống và đời sống chung quanh... Tất cả những điều này đang thực tế diễn ra từng ngày và bám chặt lấy tôi. Tôi hiểu chỉ với ơn Chúa tôi mới có thể hoàn thành tốt được mà thôi.

2 thg 11, 2013

Những nhược điểm và lợi điểm của Gia-kêu



Deacon Duy Thạch,SVD
Trong thời hoạt động công khai Đức Giê-su không ngần ngại lui tới, tiếp xúc, ăn uống, giảng dạy cho những người bệnh tật, những người tội lỗi, những kẻ bị xem là thấp kém trong xã hội Do Thái. Mỗi lần viếng thăm, mỗi cuộc gặp gỡ Đức Giê-su đều đem đến cho họ ơn chữa lành, sự hoán cải, sự hòa giải và bình an nội tâm, và cả việc ban ơn cứu độ.
Một trong những cuộc gặp gỡ đáng kể đến là cuộc gặp gỡ giữa Đức Giê-su và Gia-kêu, trên hành trình lên Giê-ru-sa-lem và đi ngang qua thành Giê-ri-khô được ghi lại trong Lc 9,1-10.
Trình thuật này là “bản văn độc quyền” của Luca vì không một tác giả Tin Mừng nào khác nói đến. Những tưởng cuộc gặp này chỉ tình cờ theo kiểu “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” nhưng lại là một cuộc gặp gỡ hết sức hữu ý giữa đôi bên.
Mỗi bước trên hành trình lên Giê-ru-sa-lem của Đức Giê-su là mỗi bước Người tiến gần đến với những người bé mọn, khổ đau để mang bình an và ơn cứu độ cho họ. Đức Giê-su đang từng bước đi tìm con chiên lạc Gia-kêu.
Cùng lúc ấy, Gia-kêu cũng đã ấp ủ trong lòng giấc mộng tìm về với Chúa. Thế là người “tìm Chúa” đã được “Chúa tìm” thấy. Họ đã gặp nhau. Điều gì đã xảy ra cho Gia-kêu trong cuộc gặp gỡ ấy? Đức Giê-su đã biến đổi cuộc đời ông ra sao? Ông đã đáp lại thế nào? những phân tích sau đây sẽ giúp hiểu rõ con người và số phận của Gia-kêu trước và sau khi gặp Đức Giê-su.

Kẻ giàu có được ơn cứu độ

Chúa Nhật 31 TN. C
Deacon Tiền-Lê, SVD
 
Tin mừng hôm nay là một sứ điệp tin vui về ơn cứu độ cho những người giàu có và tội lỗi. Quả thực, khi Đức Giêsu tuyên bố: “hôm nay ơn cứu độ đến với nhà này, bởi người này cũng là con cháu ông Ápraham” (Lc 19,9) với ông Da kêu, đã đem đến cho tất cả mọi người một niềm hy vọng lớn lao về ơn cứu độ, nhất là những ai đang cùng cảnh ngộ cuộc đời như người thu thuế được nói đến trong bài Tin mừng.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là ông Da kêu này đã làm gì để có thể đạt tới ơn cứu độ cách ngoạn mục như thế, vì đôi lần Chúa Giêsu đã cảnh báo:“Người giàu có khó vào nước trời. Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Thiên Chúa” (Mt 19,23-24). Chúng ta học được gì nơi “nghệ thuật” chinh phục nước trời của kẻ được coi là giàu có này?

Tình Chúa & Tình người

José ThanHải, SVD
 Cha Phan Tấn Thành trong bài “Thần học đời tu trong vòng 50 năm qua”, Thời sự Thần học, số 57 tháng 8/2012 có nói đến sự chuyển hướng trong những suy tư thần học về đời tu. Trong nguyên ngữ La-tinh, từ consecratio bao hàm hai chuyển động: một đàng là chuyển động đi xuống, ám chỉ tác động yêu thương tuyển chọn về phía Thiên Chúa (“thánh hiến”); một đàng là chuyển động đi lên, ám chỉ tác động về phía con người (“tận hiến”).
Các tác giả chú trọng đến tác động thứ hai nhiều hơn, và định nghĩa bản chất đời tu như là việc dâng hiến toàn thân cho Chúa để đáp lại một tiếng gọi đặc biệt, bằng cách tuyên giữ các lời khuyên phúc âm. Thần học về sự tận hiến nhấn mạnh rằng ơn gọi tiên vàn nằm ở chỗ thuộc trọn về Chúa (trước khi nghĩ tới các hoạt động khác vì Chúa).
Với vài ý tưởng soi dẫn trên, tôi xin viết đôi dòng cảm nghiệm về tình Chúatình người như cách nào đó diễn nghĩa hai từ ghép “thánh hiến và tận hiến” qua đời tu của mình cho đến giây phút hiện tại.

Tâm sự chiếc áo dòng

TuanTrinh.svd@
Là tu sĩ có lẽ ai trong cũng có những cảm nghiệm rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo dòng. Bởi khi khoác lên mình chiếc áo dòng, chúng ta như tách ra khỏi những người bình thường, chúng ta trở nên “khác thường” giữa những người xung quanh.
Áo dòng như sự khẳng định chỗ đứng của ta trong lòng Giáo Hội và giữa mọi người. Nó không làm cho ta trở nên có quyền lực hơn, có địa vị hơn, nhưng nó thể hiện sự thánh thiện của những người tự nguyện sống hiến dâng va cam kết hướng đến sự thánh thiện.
Chính ý nghĩa đó, khi khoác lên mình chiếc áo dòng, nó không làm ta “nên thầy tu” nhưng nó nhắc nhở ta hãy sống đúng bản chất của một thầy tu.
Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác ngày tôi được khoác trên mình chiếc áo dòng, một cảm giác rất lạ và đầy cảm xúc. Cảm xúc đó lần đầu tôi trải nghiệm, nó lâng lâng khó diễn tả biết bao!