26 thg 6, 2013

Một số hình ảnh truyền chức Phó tế

 Lúc 5h30 ngày 19 tháng 6 năm 2013, tại Thánh đường giáo xứ Thánh Gia, Đức Cha Phaolô, Giám mục giáo phận Nha Trang đã truyền chức Phó tế cho 14 thầy thuộc Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời. Sau đây là một số hình ảnh
 
 Các thầy nghiêm trang chỉnh tề khăn áo, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang

Một số hình ảnh khấn trọn anh em Dòng Ngôi Lời

Sau nhiều ngày chuẩn bị cho Thánh Lễ khấn trọn ngoài trời, một đêm mưa giông tố đã phá hủy và xóa sạch công lao của tất cả anh em. Ban tổ chức quyết định cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ Thánh Gia, bên cạnh nhà dòng.
Đúng 8h00, đoàn rước đã bắt đầu tiến vào trong ngôi nhà thờ tuy bé nhỏ nhưng đầy ấm cúng và trang nghiêm. Nơi đây đã từng diễn ra nhiều dịp khấn trọn của các thầy Dòng Ngôi Lời trước đây.
Quý cha đồng tế hiện diện trong Thánh Lễ Khấn trọn hôm nay có khoảng 100 vị quy tụ từ mọi miền đất nước.

25 thg 6, 2013

Cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha



Peter Tương Lai SVD
Đọc Tin Mừng thánh Luca cho thấy tác giả vừa trực tiếp vừa gián tiếp nói về việc Chúa Giêsu cầu nguyện. Đối với người Do Thái trong thời Chúa Giêsu, cầu nguyện là điều được thực hành cách bình thường trong đời sống hằng ngày của họ.
Họ có những buổi cầu nguyện trong hội đường, cầu nguyện trước bữa ăn, và cầu nguyện riêng vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối. Chúa Giêsu đã tuân giữ như một người Do Thái tuân giữ lề luật, nên Ngài đã luôn cầu nguyện và dạy các môn đệ của Ngài cầu nguyện.

Phép lạ



LinhThiêng SVD
Đoạn Tin Mừng (Mc 16, 15-20) nói về lệnh truyền của Chúa Giê su đối với các tông đồ “hãy đi rao giảng” và việc các ông thực hiện lệnh đó sau khi Chúa về trời. Quá trình hoạt động của các tông đồ Chúa đã thực hiện nhiều phép lạ để minh chứng những gì các ông rao giảng.
Vậy đối với người môn đệ của Đức Kitô hôm nay có còn khả năng để làm phép lạ như các tông đồ xưa hay không? Nói đúng hơn là Chúa có còn thực hiện các phép lạ lớn lao qua những ai tin Chúa trong thời đại chúng ta hay không?
Để trả lời câu hỏi này tôi thiết tưởng phải hiểu phép lạ theo một nghĩa rộng, không nên bó buộc nó trong nghĩa hạn hẹp là những làm những điều kỳ diệu khác thường theo kiểu hô biến phép thuật, khác xa với quy luật tự nhiên…
Đối với tôi phép lạ là làm những việc hữu ích cho người khác và cho mình, mà những việc đó ít người dám làm vì sợ. Nói cách khác những công việc mà con cái thế gian cho là tầm thường, là ghê tởm, và họ né tránh không dám ra tay còn những ai có đức tin dám thực hiện bằng tất cả lòng yêu mến thì đó là phép lạ.

5 thg 6, 2013

Yêu như Thầy đã yêu!

Pet SVD
 Những thảm án cuồng yêu liên tiếp trong những ngày qua đã khiến dư luận bàng hoàng:
Chiều 13/4, ở q. Bình Thạnh, xảy ra vụ chém người yêu: Ghen tỵ vì người yêu có bạn trai mới, Đặng Văn Khuyến (28 tuổi) sinh lòng thù hận, cầm mã tấu chặn đường chị Lê Thị Thúy Hằng (24 tuổi). Quá hoảng sợ, nạn nhân chạy vào quán cơm nằm sát đường nhưng vẫn bị đuổi theo và chém gục.
Vào khoảng 17h ngày 20/4, ở xã Hiệp Hòa, Kinh Môn, Hải Dương, chị Vũ Thị Thúy (SN 1987), sau khi dự đám cưới người yêu cũ là anh Trần Văn Chung, lúc anh Chung ra xe để tiển chị Thúy về, đã tự tay phát nỗ quả mìn đặt sẵn dưới xe để được cùng chết với người yêu. Tuy nhiên, chị Thúy đã tử vong còn anh Chung may mắn thoát chết.

Điều Kiện Để Được Sống Đời Đời

Jos. Lâm Sơn Tòng, SVD
Ngày xưa, người Do thái vào thời Đức Giêsu quen sống bằng nghề du mục, chăn dắt xúc vật. Người Do thái hình thành cuộc sống từ nền văn hóa du mục. Một trong những vật nuôi ưa thích thời bấy giờ là những con chiên. Chính vì thế, Đức Giêsu đã dùng hình ảnh chiên và người chăn dắt để nói về tương quan giữa Đức Giêsu và những người tin theo Chúa. Ngày hôm nay chúng ta chính là những con chiên, những Kitô thuộc mọi thế hệ, mọi nơi.
Chúng ta may mắn, chúng ta hạnh phúc vì được thuộc về đàn chiên của Chúa, Ngài chính là Vị Mục Tử Nhân hướng dẫn chúng ta. Chúa Giêsu đã cam kết bảo vệ chúng ta và Ngài nói rằng: “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi."

Cám dỗ làm việc thiện

Cỏ Úa
Thấm thía, một từ tôi nghĩ nhiều nhất trong thời gian tĩnh tâm này. Vậy, điều gì khiến tôi trăn trở đến thế? Có phải một rung động nào đó đã giúp tôi bừng tỉnh và thấy được một sự thôi thúc nào không?
Không phải, cú hích đó dường như rất đỗi quen thuộc đối với tôi trong sinh hoạt và gần nhất là trong chính môn học của tôi trên học viện về một thứ nhân đức. Nhân đức ấy là nhân đức tiết độ.
Khi mới bước vào con đường tập tu, tôi rất thường xuyên được đón nhận lời nhắc nhở rằng, con phải biết chiến đấu để chống chọi lại các đòi hỏi, lôi cuốn của thú vui bất chính, đam mê xác thịt, của cải trái nghịch với đức công bằng và luân lý… nhằm mục đích là làm đẹp lòng Chúa.
Và những lời đó luôn đi sát với tôi trong hành trình ơn gọi làm tông đồ của Chúa. Nhưng thực tế cuộc sống lại chứng minh điều ngược lại, những lúc tôi nhớ và sâu sắc trong tâm tưởng về nhân đức kia tốt thế nào thì việc làm của tôi lại không tương xứng chừng ấy.

KINH LẠY CHA - Một cảm nghiệm riêng

Samuel SVD
Kinh Lạy Cha” (Mt 6,9-13) là lời kinh mà tôi đọc thường xuyên, có lẽ trở nên như một quán tính, một phản xạ có điều kiện khi bóng đêm ập đến trong cô quạnh, heo hút, khi cơn cám dỗ ấp đến; nhất là khi đối mặt với những thử thách hiểm nguy bất chợt.
Và “Kinh Lạy Cha” cũng là lời ca tụng tạ ơn Thiên Chúa khi tôi gặt hái những thành công.
Đối với tôi, Thiên Chúa Cha là Đấng toàn năng và hằng hữu. Trước tiên tôi tìm kiếm Ngài trong công trình của Ba Ngôi: Chúa Cha tạo dựng trời đất muôn loài muôn vật, Chúa Con cứu chuộc, Chúa Thánh Thần thánh hóa. Đây là bài học giáo lý từ thuở bé về Thiên Chúa Ba Ngôi và ghi dấu ấn trong tôi cách đặt biệt, vẫn còn mồn một câu hỏi, câu thưa cho đến 30 năm nay.
Nhìn xem vũ trụ và trật tự lạ lùng trong nó, tôi tin chắc có một Đấng tạo dựng mọi sự và cài đặt cho vũ trụ này một chương trình vận hành sao cho tất cả tuân theo một quỹ đạo, một trật tự hợp lý và chính xác đến mức độ siêu nguyên tử. Dẫu khoa học loài người có tài giỏi đến đâu cũng không thể chính xác được như thế.

1 thg 6, 2013

Nguyện Danh Cha Cả Sáng

Jos. Thanh Hải SVD
Định nghĩa căn bản về Thiên Chúa mà ai là người Công giáo thì cũng có thể biết, “Thiên Chúa là Đấng toàn năng và nhân ái.” Tự mình, Ngài là Đấng tràn đầy phú quý, vinh quang và vô cùng viên mãn.
Ngài không cần thụ tạo tôn vinh chúc tụng. Nếu Ngài có được tôn vinh ca tụng thì cũng không thêm gì cho Ngài, vì Ngài là Đấng Toàn Hảo rồi. Vậy, tôi còn “nguyện Danh Cha cả sáng” nữa để làm gì?
Tôi nguyện cho Danh Cha được vinh sáng, vì Ngài là vị Thiên Chúa mà tôi có thể tin tưởng và tâm sự; một Thiên Chúa luôn quan tâm, nâng đỡ và đồng hành với tôi, với từng người, ngay cả những người bé mọn, yếu đuối nhất.
Do đó, tôi là người Công giáo thì phải có nghĩa vụ chia sẻ và nói về Thiên Chúa tốt lành đó cho người khác, để họ cũng được hưởng hạnh phúc làm con Chúa như tôi. Đó là điều mà thần học về ân sủng hay đề cập tới. Cùng với lý do đó, tôi nghĩ rằng nếu Danh Thiên Chúa được vinh danh ở đâu thì ở đó sẽ có chan hòa và hạnh phúc, có bình an và yêu thương.

Lương thực hằng ngày trong thế giới hôm nay

                                                  Jos. Văn Linh SVD
Ngày tĩnh tâm hôm nay xoay quanh Kinh Lạy Cha, những chia sẻ của cha giảng phòng nhấn mạnh tới việc “tiết độ trong ăn uống” để có lương thực mỗi ngày. Riêng bản thân tôi, trong những giờ phút thinh lặng tôi suy nghĩ nhiều đến vấn đề “lương thực hằng ngày trong thế giới hôm nay”.
Lời kinh Lạy Cha tôi đọc mỗi ngày, và không nhớ chính xác mình biết đọc từ khi nào, vì ngày chưa đi học thì tôi đã được bố mẹ dạy cách làm dấu thánh giá và đọc kinh…
Tuổi nhỏ tôi chỉ đọc theo thói quen mà không hề suy nghĩ.
Khi lớn lên, tôi cảm nhận được cái “Đói” và “Sợ Đói” nên tôi đã phần nào trả lời được lý do tại sao “xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày đó” lại được đặt lên trước tất cả mọi lời cầu xin khác.