Khỉcon.svd
Ngày tôi còn bé, hai lỗi nặng phải “ăn đòn” nhiều nhất là: ăn cắp và nói dối. Chính gia đình đã giáo dục tôi tránh xa hai điều ấy. Ăn cắp thì tôi chưa bao giờ phạm, nhưng nói dối thì đã nhiều lần.
Ban đầu vì bao che cho bạn bè, tôi nói dối bố mẹ chúng. Lớn lên một tí, nhiều lần tôi dối thầy cô để nghỉ học hoặc không bị điểm kém, nói dối trong trách nhiệm (lớp trưởng) để bao che bạn bè (đánh nhau, bỏ học…). Lớn hơn tí nữa, tôi học nói dối nơi người khác: nói dối cho xong chuyện, nói dối để tránh bị phiền phức – vạ lây, nói dối cho người khác vui lòng…
Bước chân vào đời sống cộng đoàn, tôi phải nói dối nhiều lần để tránh bị va chạm, để không làm mất lòng người khác. Tôi nói dối để không trở thành kẻ nhiều chuyện, mách lẻo…Tôi nói dối để bảo vệ chỗ đứng. Để che giấu sự hèn kém của mình, tôi phải dối lòng, dối người để được yên thân, được tồn tại.
Kinh nghiệm cá nhân, nhiều lần tôi thật thà, trung thực, thẳng thắn thì tôi nhận được những thiệt thòi, chỉ trích, lên án, thậm chí oan uổng chỉ biết kêu trời…
Một điều chắc chắn rằng tôi không bao giờ muốn như thế, tôi không muốn “đổ thừa hoàn cảnh”, biện minh cho những sai trái đã qua. Thật trớ trêu, tôi cũng chỉ là nạn nhân của một xã hội, một môi trường đào tạo, giáo dục.
Quả vậy, trong thời gian dài, trên bước đường cuộc sống tôi đã “biến chất” trở thành kẻ dối trá, dối trá với chính bản thân và với mọi người. Tôi đã đánh mất chính mình trong sự gian dối ấy. Hôm nay, thật là dịp may lớn để tôi nhìn lại chính mình.
Giờ đây, tôi phải trở lại là cậu bé của hơn 20 năm về trước, để học lại bài học trung thực, bài học luôn nói sự thật. “Có thì nói có, không thì nói không – yêu thì nói yêu, ghét thì nói ghét.”
■
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét