Amandus
Hof
Ngày nay có
nhiều thách đố trong cuộc sống thúc bách con người nhìn lại và định
hướng cho sứ mệnh của mình. Khí hậu trái đất nóng dần lên, làm cho
con người phải suy nghĩ cách sử dụng thiên nhiên của mình. Khoảng
cách giàu nghèo trên thế giới ngày càng cách biệt, nhiều dân tộc
sống trong cảnh nghèo đói nhưng cũng có những người ăn một bữa ăn
bằng số tiền nuôi cả dân tộc đó, đã đặt lại vấn đề về công bằng
xã hội ở đâu? Tình thương con người ở chỗ nào?
Trong
hoàn cảnh như thế, tôi cũng phải cố gắng tự nhìn lại và định hướng
lại sứ vụ truyền giáo của mình trong Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời.
Những câu hỏi: Việc truyền giáo có nghĩa gì đối với tôi? Những nỗi
sợ, ngại ngùng nào trong tôi, cản ngăn tôi bước ra khỏi “chăn êm nệm
ấm” để đón nhận khung trời mới?
Lúc
đầu, tôi nghĩ rằng thật khó khi từ bỏ những cái gì là êm đẹp của
bản thân mình, quê hương, gia đình, bạn bè, đời sống cộng đoàn “có anh có em”,… để đến một nền văn
hoá khác.
Tôi
mang trong đầu một cảm giác giống như mình là một vật thể lạ khi
đến với những người dân tộc khác, không hiểu người ta nói gì và
người ta cũng không hiểu mình nói gì. Sự cô đơn đè nặng trong tâm
trí. Sự ray rứt, hối tiếc về quyết định ra đi, luôn dày vò và làm
cho bản thân mong muốn được quay về.
Đây
là cảm giác này, tôi có dịp được nếm thử được trong chuyến mục hè
vừa qua. Điều thực sự ngăn cản tôi trên con đường truyền giáo chính
là sự yên trí trong suy nghĩ của tôi. Tôi cứ nghĩ mình sẽ không thể
đi truyền giáo được, mình không thể tiếp xúc với những con người “hôi hám”, “dơ dáy”, “ăn uống kinh
khủng” như thế được.
Chính
sự yên trí như thế đã làm cho tôi gần như nhụt chí truyền giáo. Hơn
nữa, những kinh nghiệm khó khăn khi hội nhập văn hoá của những anh em
truyền giáo không thành công càng làm cho tôi nản hơn.
Qua đoạn Kinh Thánh Cv 10, việc Chúa Thánh
Thần đã ban ơn cho thánh Phêrô và những người ông gặp gỡ, đã làm tôi
phải suy nghĩ nhiều về bản thân của mình. Có lẽ không có cách nào
tốt hơn để khắc phục những cảm giác sợ hãi và thất bại hơn là tìm
hiểu ý Chúa muốn gì. Việc Chúa đã tỏ cho thánh Phêrô thấy thức ăn
nào là ô uế hay thanh sạch để ông có thể đến với những người dân
ngoại.
Mọi
sự Thiên Chúa sáng tạo đều tốt đẹp, vậy tại sao tôi lại có ác cảm
đối với họ? Tại sao tôi lại khinh thường họ, không dám đến với họ?
Tôi
phải khiêm nhường hơn để chấp nhận những yếu đuối của bản thân mình,
để đón nhận những ơn Chúa giúp và đồng cảm chia sẽ cho người khác.
Nếu tôi không ra đi và tiếp tục sứ vụ của Đức Giêsu, các thánh Tông
đồ, cùng các thánh nhân rao giảng Lời Chúa cho người khác, thì Lời
Chúa sẽ được nhiều người biết đến.
Như
lời của thánh Phaolô nói thay cho mọi người: “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”. Lời Chúa
mà tôi được phúc lãnh nhận là một hồng ân, và đòi buộc tôi phải
chia sẻ cho người khác.
Tuy
nhiên, để rao giảng được Lời Chúa đòi hỏi con người phải thủ đắc
những thái độ tinh thần cụ thể: Trước hết là sự nhất quán trong
lời rao giảng và hành động nhân chứng.
Tôi
không thể nói một đường mà đi làm một nẻo. Giảng cho mọi người yêu
thương kẻ thù, nhưng bản thân lại không nhìn mặt người anh em của
mình. Như thế, việc rao giảng không mang lại hiệu quả nào, đôi khi lại
là phản chứng. Mặt khác, tính trung thực của Lời Chúa cũng cần
được chú trọng.
Việc
sử dụng những phương cách đánh bóng Lời Chúa bằng những lời hoa mĩ
và sáo rỗng của thế gian hay dùng não trạng của thế gian để che
lấp, lèo lái Lời Chúa để mị dân là không tốt. Vì Lời Chúa là chân
lý, là sự thật.
Cuối
cùng, chính là lòng khiêm nhường của bản thân và đặt mình trong sự
dẫn dắt của Chúa Thánh Thần. Vì Chúa Giêsu ban Thánh Thần để giúp
cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng. “
Thánh Thần ngự xuống trên tôi,… để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo
hèn” (Lc 4,18).
Lạy Chúa, xin biến đổi con người con,
làm cho con nên một hiện hữu mới trong Chúa. Xin cho con biết nghiền
ngẫm và tha thiết chiêm niệm Lời Chúa hằng ngày.
Vì con không thể
rao giảng Lời Chúa cho người khác trong khi con lại không có Lời Chúa
trong mình. Và xin giúp sức con trên con đường đem Chúa đến với mọi
người. Amen.
◊