Tam
Tài, SVD
Sinh
ra và lớn lên, tôi được thừa hưởng một gia tài rất quý báu từ ông bà và cha mẹ,
đó là đức tin. Càng lớn dần, tôi càng phải sống và thực hành, có lúc tôi lại
‘cất giữ đức tin trong một chỗ thật kín’, như để không cho người khác đụng chạm
vào.
Tuy
nhiên, dù quý trọng đức tin như là báu vật, tôi cũng không thể hiểu hết bản
chất của nó. Dù không hiểu đức tin một cách thấu đáo nhưng tôi vẫn phải sống,
phải thực hành và có khi đụng chạm tới những chiều kích thần thiêng. Vì thế,
càng sống đức tin tôi càng thêm xác tín chứ không thể giải thích đức tin bằng
một thứ ngôn ngữ đời thường nào. Có chăng, để hiểu đức tin là gì? Sống đức tin
như thế nào?
Để
diễn giải đức tin, tôi cần phải sử dụng ngôn ngữ biểu tượng. Chính loại ngôn
ngữ đặc biệt này cũng diễn tả một phần nào những hành động xác tín trong đời
sống đức tin. Thánh Phaolô đã nói rõ trong thư Rôma: “Hành động nào không do
xác tín đều là tội” (Rm 14,23b). Như vậy, lời thánh Phaolô giúp tôi suy gẫm đến
một số chiều kích hình thành và cả yếu tố nuôi dưỡng đức tin.
Thiên Chúa mặc khải
Trước
đây, tôi vẫn nghĩ rằng, đức tin là một lý thuyết được diễn tả bằng ngôn ngữ để
giải thích cho người khác. Tôi là người có đức tin trước khi tin vào điều gì
đó. Cũng vậy, tôi vẫn ấp ủ giấc mộng ngây thơ rằng: tôi có đức tin rồi mới tin
Thiên Chúa hiện hữu và sáng tạo mọi sự trong vũ trụ này. Đây là một suy nghĩ
còn ấu trĩ nhưng đầy ngạo nghễ và tự tin. Vì tôi nghĩ rằng “cái mình có thì
được hình thành trước điều mình tin”.
Nhưng
thực ra, đức tin của tôi có là do Thiên Chúa mặc khải qua nhiều cách thức khác
nhau, chứ không phải là do nỗ lực của tôi. Nếu không, đức tin sẽ trở thành nỗ
lực cá nhân, muốn tin thì tin, muốn chối bỏ thì cũng chẳng sao. Như vậy, tôi
tin vào Mầu nhiệm Khổ nạn và Phục sinh là do Thiên Chúa muốn mặc khải trọn vẹn
tình yêu sung mãn của Ngài cho con người qua Giáo Hội. (Đức Giáo Hoàng
Bênêđictô, Tông huấn Porta Fidei, bản
dịch của: Nguyễn Văn Trinh, Hà Nội 2012, số 6).
Giáo Hội là nơi các Kitô hình thành và phát triển đức
tin
Thánh
Phaolô đã khẳng quyết: “Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe
công bố Lời Đức Kitô” Rm 10,7). Như vậy, đức tin là điều được khởi đi từ việc
lắng nghe Lời của Thiên Chúa “nhờ quyền năng của Thần khí Thiên Chúa” (Rm
15,13). Nhưng để Lời Thiên Chúa được ấp ủ, nuôi dưỡng và phát triển tới tận tai
con người thì cần phải có những người được sai đi công bố Lời. Những người được
sai đi chính là Giáo Hội.
Giáo
Hội cần phải nhận thấy trách nhiệm như là chiếc cầu nối nhằm đưa Lời Chúa đến
với muôn dân. (Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, Thần
học ngày nay, viễn cảnh, nguyên lý và tiêu chuẩn, số 10).
Như
vậy, đức tin cần thiết được hình thành và nuôi dưỡng nhờ mặc khải nơi Thiên
Chúa và sự đáp trả quyết liệt nơi con người. Giữa hành động tin và nội dung mà
tôi xác tín cần phải có một sự thống nhất. Thánh Phaolô đã xác quyết: “Quả thế,
có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới
được ơn cứu độ” (Rm 10,10).
Đức tin làm cho tôi
biết mở rộng lý trí và dùng ý chí để đón nhận mặc khải tình yêu Thiên Chúa. Đức
tin là một hồng ân nhưng không của Thiên Chúa dành cho con người. Nhưng đức tin
cũng là một hành động tự do, đòi buộc trách nhiệm xã hội của người tin (Porta Fidei, số 10). Vì thế, tôi cảm
nghiệm rằng, đức tin không những là một hành động phi lý nhưng còn là siêu lý.
◊
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét