Suy niệm Lời
Chúa
(Mt 2, 1-12)
Rafael Ngọc Long SVD
Có một thứ không
thể thiếu trong các hang đá được trang trí lộng lẫy mỗi dịp Giáng Sinh về đó là
các vì sao lấp lánh. Nó không chỉ tạo nên vẻ đẹp cho hang đá làm tăng phần cuốn
hút người chiêm ngắm nhưng điều quan trọng là nó tái hiện lại một sự kiện cách
đây hơn hai ngàn năm.
Sự
kiện một ngôi sao lạ đã xuất hiện trên bầu trời Belem, nơi Đức Giêsu sinh ra.
Thế
nhưng cả nhân loại nói chung và dân tộc Do-thái là dân riêng được Chúa chọn,
lại không nhìn thấy. Chỉ có những nhà Chiêm Tinh từ Phương Đông đã nhìn thấy
ngôi sao lạ xuất hiện, và họ đã đến Giêrusalem tìm gặp Đấng Cứu Thế.
Kinh
Thánh ghi lại câu hỏi của ba nhà đạo sĩ: “Đức vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu?
Chúng tôi đã thấy ngôi sao lạ xuất hiện bên Phương Đông, nên chúng tôi đến bái
lạy Ngài”.
Và hôm nay, Giáo Hội mừng kính sự kiện ấy và gọi là
Lễ Hiển Linh hay còn gọi là Lễ Ba Vua, là lễ Thiên Chúa tỏ mình ra cho ba nhà
đạo sĩ, đại diện cho dân ngoại là những người chưa biết Chúa.
Theo
Tin Mừng, sau khi được biết nơi sinh của Đức Giêsu, các nhà chiêm tinh hay còn
gọi là đạo sĩ, theo ánh sao tìm đường tới Belem. Mơ ước của họ là được thấy Đức
Kitô, "Vua dân Dothái".
Khi
vừa phát hiện một ngôi sao lạ và biết ngôi sao ấy báo hiệu một Đấng Cứu Thế vừa
mới sinh ra cho nhân loại, tức thì ba ông lên đường. Họ ra đi với mục đích và
khát mong duy nhất là tìm gặp Đấng Cứu Thế mới hạ sinh.
Để
đạt được ước mơ, họ phải băng qua nhiều đồi, vượt qua nhiều núi, lại còn phải tiến
vào vùng sa mạc Trung Đông đầy khắc nghiệt. Thế nhưng, dù gặp bao gian nan, dù
thiên không thời địa không lợi, ba nhà đạo sĩ vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ.
Họ
vẫn tìm kiếm hỏi han. Câu hỏi "Vua
dân Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu?" đã bộc bạch trọn niềm khao khát được thấy Đức Kitô của họ. Với
những ai thành tâm tìm Chúa, Ngài chẳng để thất vọng bao giờ.
Ba
vua thiết tha tìm kiếm Đấng Cứu Thế và Ngài đã chẳng để họ về không. Ngài đã
cho họ tìm gặp Ngài và họ đã phủ phục thờ lạy, và mở kho tàng dâng tiến là
vàng, nhũ hương và mộc dược.
Vàng
là kim loại quý giá, người ta dùng để dâng kính cho vua chúa. Việc ba nhà đạo
sĩ dâng vàng cho trẻ Giêsu, muốn nói lên rằng trẻ này chính là Vua nhân loại.
Chúa
Giêsu là người "sinh ra để làm
vua", nhưng Ngài không cai trị bằng vũ lực nhưng bằng tình yêu, và
Ngài cai quản lòng người không từ ngai vàng mà từ thập giá.
Rồi
hương là thứ dùng để thờ phượng nơi đền thờ và trong việc dâng lễ vật. Người ta
thường xông hương như một lễ vật dâng tiến. Việc xông hương này chỉ có tư tế
mới được làm. Các nhà đạo sĩ dâng hương nói lên việc chân nhận con trẻ Giêsu
chính là tư tế đích thực của Thiên Chúa.
Một
lễ vật nữa của ba nhà đạo sĩ là mộc dược. Mộc dược là hương liệu để xông xác
người chết. Điều này báo trước việc Chúa Giêsu đã đến trong thế gian để sống
cho loài người và cuối cùng để chết cho loài người trên cây thập giá.
Như
vậy, việc các nhà đạo sĩ phủ phục dâng những lễ vật đó muốn nói lên một sự tin
nhận con trẻ Giêsu chính là Chúa mà họ phải tôn thờ. Họ dâng vàng để nhìn nhận
con trẻ Giêsu là vua muôn dân hằng trông đợi.
Họ
dâng nhũ hương để ám chỉ Ngài là vị Tư tế đời đời. Họ tặng mộc dược để tiên báo
một ngày kia, Ngài sẽ hiến tế thân xác làm vật hy sinh đền tội, nằm trong mồ ba
ngày giữa hương liệu mộc dược rồi sống lại vinh hiển.
Qua
ánh sao lạ dẫn đường, Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho các nhà đạo sĩ nhận ra Ngài
là Thiên Chúa và họ gặp được Ngài. Ánh sao đã chiếu sáng bầu trời đen tối, giúp
các ông nhận định được hướng đi để họ tìm gặp được Đấng mà họ đang mong
muốn.
Chúa
Giêsu Kitô chính là mặt trời, là ánh sáng chiếu soi thế gian, để phá tan bóng
tối của tội lỗi và sự chết, để đem lại cho con người sự sống, an bình và hạnh
phúc. Ngài đem ánh sáng đến cho những kẻ đang sống trong tối tăm đợi chờ Đấng
Cứu Độ cho dân tộc mình và cho cả thế giới.
Thiên
Chúa luôn mời gọi chúng ta trở thành những ánh sao sáng qua cuộc sống của chúng
ta để chiếu soi và hướng dẫn mọi người tìm gặp và tin nhận Thiên Chúa.
Chuyện
kể về một mối tình giữa Nga và Khanh. Nga là một người Công Giáo và Khanh là
người chưa theo đạo. Nga nhận thánh Têrêsa làm bổn mạng nên rất thích hoa hồng
và cũng ước mong trở thành một bông hồng nhỏ, đẹp một cách kín đáo và thanh
thoát.
Nhiều
lần Nga dẫn Khanh đến nhà thờ cầu nguyện. Ngày 1/10, tháng Hoa Mân Côi và cũng
là ngày kính thánh nữ Têrêxa, bổn mạng của Nga. Nga mua một bông hồng bằng vải
các xơ làm để tặng Khanh và nói:
"Em muốn anh giữ bông hoa này, trân
trọng, như chúng ta đã cùng trân trọng giữ tình yêu của chúng ta". Những lúc đi nhà
thờ cầu nguyện với Nga, Khanh đã khám phá ra ở Nga một vẻ đẹp tuyệt vời khi
nàng quì nghiêm trang cầu nguyện, một vẻ đẹp mà nàng không có trong những lúc
khác.
Mối
tình đẹp ấy bị cắt ngang vì một tai nạn giao thông. Nga đã vĩnh viễn ra đi.
Trái tim Khanh như muốn vỡ ra. Trong cơn đau khổ, Khanh đã tìm đến đám táng của
Nga. Khi quan tài đã được đưa xuống huyệt, thay vì ném Bông Hồng Nga tặng hôm
nào xuống theo để tiễn biệt, Khanh bỗng ngừng tay lại và nói với Nga:
"Cho phép anh giữ lại bông hồng này
như giữ lại hình ảnh của em. Hãy bắt chước chị thánh Têrêxa Nga ạ, để làm mưa
những bông hồng ơn phúc xuống cho người thân, ít là cho anh, người đã từng được
em trao tặng bông hoa hồng này ngày em còn sống, và đã được em dạy phải trao
những đóa hồng yêu thương cho cuộc sống, cho tha nhân. Anh sẽ làm điều đó, mãi
mãi trong cuộc đời anh..."
Có lẽ
qua câu chuyện tình, chúng ta khám phá ra một ánh sao chính là Nga. Cô đã là
ánh sáng chiếu soi, làm cho Khanh cảm nhận được những nét đẹp của cuộc sống có
Thiên Chúa, và qua Nga, Khanh cũng trở nên những đóa hồng yêu thương cho mọi
người.
Là
những người Kitô hữu, những người đã biết, đã tin nhận Thiên Chúa, chúng ta hãy
là những ngôi sao dẫn đưa những anh chị em chưa biết Chúa để họ được biết và
tin vào Thiên Chúa. Cuộc sống của những người đã biết Chúa phải là những ngôi
sao, những ngọn đèn sáng gương mẫu cho những người xung quanh.
Chúa
Giêsu cũng đã từng nói: “Sự sáng của
chúng con cũng hãy tỏa sáng trước mặt mọi người”. Còn Thánh Phaolô thì
khuyên “Anh em hãy chiếu sáng như những
tinh tú trên bầu trời’.
Là
ngôi sao, nghĩa là phải có ánh sáng. Ngôi sao chỉ chiếu sáng khi chính bản thân
nó có ánh sáng. Người Kitô hữu chúng ta chỉ chiếu sáng khi chính cuộc sống
chúng ta mang ánh sáng, phản chiếu ánh sáng mà chúng ta nhận từ nơi Thiên Chúa.
Kitô
hữu chúng ta phải chiếu lên ánh sáng hi vọng. Niềm hi vọng vào ơn cứu độ của
Chúa giúp ta vững bước trên đường lý tưởng. Niềm hi vọng vào một trời mới đất
mới cho ta thêm sức mạnh góp phần xây dựng xã hội chúng ta đang sống thêm tốt
đẹp.
Niềm
hi vọng vào hạnh phúc Thiên Đàng giúp ta đánh giá đúng mức của cải vật chất đời
này. Hi vọng là ánh sáng làm tươi đẹp con người và làm cuộc đời chúng ta ý
nghĩa và đáng sống.
Người
kitô hữu phải chiếu lên ánh sáng tin yêu. Tin yêu Chúa và tin yêu người. Tin
yêu để xây dựng một cuộc sống chan hòa tình người. Tin yêu để biết tha thứ và
hòa giải.
Tin
yêu để vượt ra khỏi bóng tối hận thù, chia rẽ, bất hòa trong gia đình và lối
xóm. Tin yêu là nguồn ánh sáng ấm áp làm cho thế giới trở nên gần gũi, con người
trở nên thân thiện, cuộc đời trở nên đáng yêu.
Người
kitô hữu phải chiếu lên ánh sáng công bình, bác ái. Niềm hi vọng, niềm tin yêu
được chứng minh bằng đời sống công bình và bác ái. Tin Chúa được biểu lộ qua sự
công bình trong đời sống.
Yêu
Chúa được thể hiện qua tình bác ái yêu thương tha nhân. Chỉ có yêu thương là
dấu chỉ hữu hiệu nhất để giúp mọi người
nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi chúng ta.
Tất
cả những ánh sáng đó góp thành ánh sáng một đời sống đạo đức của chúng ta. Đắm
chìm vào vật chất sẽ khiến chúng ta rơi vào bóng tối tuyệt vọng, không lối
thoát.
Nghi
ngờ con người sẽ khiến cuộc đời chìm vào bóng tối cô đơn. Thiếu công bình bác
ái sẽ phủ lên thế giới một bóng tối phi nhân, tàn nhẫn với nhau. Chỉ có ánh
sáng đạo đức mới đủ sức phá tan những bóng tối ấy và làm cho thế giới vui tươi,
hạnh phúc.
Thế giới chúng ta
đang sống mong chờ ánh sao dẫn đường và Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta trở
thành ngôi sao chiếu lên ánh sáng. Chính qua làn ánh sáng ấy, mọi người sẽ nhận
biết và yêu mến Thiên Chúa.
◊
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét