Suy niệm Lời Chúa
(Ga 2, 1-11)
Deacon
Kha SVD
Theo Tin mừng của
Gioan, sau khi chọn những môn đệ đầu tiên, Đức Giê-su đã làm một việc không ai
ngờ, đó là dẫn các ông đi dự tiệc cưới tại Ca-na. Qua một thực tại trần thế
này, Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên và bày tỏ vinh quang của Ngài.
Cũng
qua thực tại này, Đức Giê-su đã khai mở tiệc cưới cánh chung. Trong bữa tiệc
ấy, Đức Giê-su là Tân Lang, sẽ cung cấp rượu ngon tràn trề, để niềm vui của con
người được nên trọn.
Đám
cưới Ca-na, tuy không một lần nhắc đến tên cô dâu chú rể, cũng không nhắc đến
tên của gia đình hai họ, nhưng đám cưới ấy vẫn tồn tại, và rất nhiều người nhắc
suốt cả hơn hai ngàn năm này.
Vậy
chắc có điều gì đặc biệt! Vâng, rất đặc biệt, chính đám cưới ấy, có sự hiện
diện của Đức Giê-su, có Mẹ Maria, có các môn đệ cùng dự tiệc. Nhưng đặc biệt
hơn, là qua đám cưới ấy, một hình bóng của bí tích Thánh Thể được mọi người đọc
ra.
Ngay
từ những thế kỷ đầu, Ki-tô hữu đã đọc ra nơi dấu lạ Ca-na một ý nghĩa tượng
trưng về bí tích Thánh Thể. Xét về thời gian, dù hai biến cố cách nhau khả xa,
tại Ca-na, Đức Giê-su ban rượu; tại Cal-va-ri-ô, Ngài ban máu.
Tại
Ca-na, rượu ngon thay thế nước lã dùng để thanh tẩy theo tục lệ của người
Do-thái; tại Cal-va-ri-ô, “Máu Đức Giê-su sẽ thanh tẩy ta thực sự để ta được
sạch tội.”(1 Ga 1,7).
Cứ
mỗi lần chúng ta tham dự thánh lễ, chúng ta được chiêm ngắm và và tôn thờ cùng
một lúc hai biến cố quan trọng đặc biệt đó là Ca-na và biến cố thập giá
Cal-va-ri-ô.
Cả
hai làm thành một, đó là bí Thánh Thể.
Biến
cố Ca-na đã diễn ra cách nay hơn hai ngàn năm, trãi qua nhiều thời gian với đủ
các hạng người tin, không tin, dửng dưng, những cũng có hạng người mỉa mai.
Có
một câu chuyện được kể lại rằng: Trong một buổi mít tinh kia, một giáo sư vô thần
chứng minh Chúa Giêsu chỉ là một anh phù thủy. Ông có một cốc nước đàng trước
mặt. Ông bỏ vào đó một thứ bột, và nước liền đổi sang màu đỏ. Ông nói:
Đó là một phép lạ! Chúa Giêsu đã
giấu trong tay áo Ngài một thứ bột giống như bột này, và Ngài cho là một phép
lạ khi Ngài biến nước thành rượu nho.
Hãy xem đây tôi còn làm những sự lạ
hơn Chúa Giêsu nữa: Tôi khiến rượu thành nước lã! Rồi ông đổ một thìa bột khác
vào nước và nước đổi ra màu trắng, rồi lại màu đỏ như trước với một thứ bột
khác v.v...
Khi đó có một Ki-tô hữu đứng dậy
nói: Thưa giáo sư, giáo sư vừa làm việc đó hay lắm. Nhưng tôi chỉ xin giáo sư
một chi tiết nhỏ mọn này: Xin giáo sư hãy uống thử rượu đó đi xem!
Giáo sư trả lời: Không thể được,
chất bột này là một thứ thuốc độc.
Người Ki-tô hữu nhận xét: Đó là sự
khác biệt giữa Chúa Giêsu và giáo sư! Với rượu nho của Chúa, Ngài đã rót cho
chúng tôi hơn hai ngàn năm hoan lạc, còn với rượu của giáo sư, giáo sư đã đầu
độc chúng tôi.
Ước gì niềm tin của mỗi một chúng ta
đây cũng mạnh mẽ như người Ki-tô hữu trong câu chuyện này. Bởi vì, trong thời
đại này, thường xuyên chúng ta phải đối diện với những người dững dưng, những
người như vị giáo sư mỉa mại việc làm của Chúa Giê-su, mỉa mại việc chúng ta
theo đạo.
Ước gì, chúng ta thường xuyên có đời
sống cầu nguyện thật tốt! Ước gì Chúa luôn soi sáng cho chúng ta, để hằng ngày
chúng ta đủ sáng suốt trả lời nhiều vấn nạn như vị giáo sư đã đưa ra, và còn
hơn thế nữa.
Để có được điều đó, chúng ta hãy tin
tưởng và cầu xin với Mẹ Maria, vì Mẹ Maria đã can thiệp, đã nài xin Đức Giê-su
và Ngài đã làm phép lạ. Nhờ đó niềm tin của các tông đồ được củng cố và được
triển nở vững mạnh.
Nhờ lời van xin cách âm thầm, kín
đáo của Mẹ Maria mà nước lã đã biến thành rượu hết sức ngon và đặc biệt để niềm
vui của đôi tân hôn và khách dự tiệc được dâng trào, được trọn vẹn.
Hơn
bao giờ hết, ngày hôm nay, Mẹ Maria vẫn ghé vào tai Chúa và nói: “họ hết rượu
rồi” để cho biết bao đôi tân hôn được vui tươi, nồng ấm trở lại.
Để cho biết bao gia
đình đang có nguy cơ tan vỡ được hàn gắn trong yêu thương. Để biết bao tâm hồn
đang bị lung lạc vì thiếu niềm tin, được giữ vững đức tin và niềm tin thăng
hoa.
◊
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét