Deacon Micheal Tran SVD
Thánh giá chính là
vinh quang của Chúa. Như người đã từng xác quyết: “Qua thập giá đến vinh
quang”. Chính vì Tình yêu, Thiên Chúa đã ban tặng cho nhân loại một vị cứu
tinh, một Thiên Chúa làm người là Đức Giê-su.
Ngài
là Tình yêu của Thiên Chúa, là ánh sáng, là sự tự do và là sự sống.
Dưới
cái nhìn bình thường ở đời, sự khổ nạn, chịu đánh đòn và chết của Đức Giê-su là
một thất bại lớn. vì đối với người Do Thái, Thánh giá là một tủi nhục đến tột
cùng. Nhưng thật ra, cái chết của Đức Giê-su trên thập giá là những cuộc chiến
thắng tuyệt vời.
Chiến thắng của tình yêu
Thiên
Chúa là tình yêu. Thiên Chúa muốn đem tình yêu ấp ủ nhân loại. Nhưng ma quỷ đã
gieo hận thù vào thế giới. Hận thù không ngừng tàn phá thế giới.
Đức
Giê-su nhập thể đem tình yêu trở lại trần gian. Đi đến đâu Ngài gieo rắc tình
thương đến đấy. Các thế lực thù hận vây hãm và muốn tiêu diệt Ngài. Nhưng Ngài
vẫn đáp lại bằng tình yêu.
Rõ
nét nhất là trong cuộc khổ nạn. Ngài bị phản bội, bị ruồng bỏ, bị cáo gian, bị
hành hình, bị treo trên thập giá. Cả một bầu khí thù hận vây bọc muốn quật ngã
Ngài. Nhưng Ngài vẫn đáp lại băng tình yêu.
Yêu
cho đến nỗi bằng lòng chịu chết. Yêu cho đến nỗi tha thứ tất cả những xúc phạm
đến Ngài. Yêu cho đến nỗi xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ làm hại mình. Tình
yêu của Ngài đã chiến thắng thù hận.
Chiến thắng của ánh sáng
Dẫu
biết rằng, Chúng ta là con cái Chúa, là con cái của sự sáng. Nhưng trong ta còn
nhiều phần chưa thuộc về Chúa. Nhiều phần trong tâm hồn chúng ta còn thuộc về
bóng tối. Thậm chí bóng tối ngày đêm đang rình rập linh hồn ta:
Đó là
thứ bóng tối tội lỗi nhận chìm linh hồn ta trong những vực sâu tối tăm của tâm
hồn.
Đó là
thứ bóng tối đam mê dục vọng đang gìm linh hồn ta trong cơn mê ngủ miệt mài,
mất hết ý chí phấn đấu tiến lên.
Đó là
thứ bóng tối tham lam ích kỷ làm đui mù lương tâm, lý trí, khiến ta coi tiền
bạc trọng hơn tình nghĩa. Bất chấp luân thường đạo lý trong những lời nói, hành
vi xúc phạm đến phẩm giá con người. Vì
tiền bạc mà dám phạm những tội ác tày trời. Vì lợi nhuận của mình mà làm thiệt
hại tha nhân.
Đó là
thứ bóng tối gen gét, oán thù làm cho tâm hồn ta và tha nhân mất bình an của
Chúa. Sống lo âu và sợ hãi.
Đó là
thứ bóng tối tự ái kiêu căng khiến linh hồn ta không tìm thấy niềm vui trong sự
khiêm nhường tha thứ và lòng cảm thông.
Tất
cả những bóng tối đó đang khiến linh hồn ta suy yếu, chết dần, chết mòn. Đức
Giê-su, Ngài chính là ánh sáng thế gian, ai đi trong Ngài sẽ không bị lạc lối.
Chính
trong cái chết và sự Phục sinh của Ngài, Thiên Chúa đã đẩy lùi bóng tối, đem
lại cho con người niềm vui, sự bình an và vinh quang tràn ngập. Như vậy, cùng
với thấp giá, ánh sáng phục sinh của Đức Giê-su đã chiến thắng bóng tối trần
gian.
Chiến thắng của tự do
Nô lệ
là một tình trạng đáng buồn của nhân loại. Người ta bị nô lệ nhiều cách: Xưa
kia người nghèo bị bắt làm nô lệ cho người giàu; nước yếu phải làm nô lệ cho
nước mạnh.
Ngày
nay tình trạng nô lệ như thế đã giảm, nhưng lại xuất hiện những hình thức nô lệ
mới: Nô lệ tiền bạc; nô lệ danh vọng; nô lệ chức quyền; nô lệ lạc thú và nô lệ cho
những bản năng thấp hèn của con người.
Đức
Giê-su hoàn toàn tự do khi tự nguyện xuống thế làm người. Ngài sinh ra và lớn
lên trong cảnh nghèo hèn, đồng hành với con người để dạy cho họ biết cảm thông,
tha thứ và trong lời dạy của Ngài: “Trả tự do cho người bị áp bức, công bố năm
hồng ân”
Ngài
tự do đi vào cái chết để không nô lệ cho thói ham sống sợ chết. Ngài chấp nhận
tủi nhục đau thương để không còn nô lệ nào dư luận, những danh vọng huyền ảo ở
đời.
Chính
cái chết trần trụi trên thánh giá, Đức Giê-su trả lại tự do cho những nhười tội
lỗi, đồng thời Ngài trở thành người tự do nhất, chiến thắng được tất cả mọi thứ
nô lệ trói buộc con người.
Chiến thắng của sự sống
Tội
lỗi gieo sự chết vào thế gian. Không chỉ cái chết thể xác, mà nguy hiểm nhất là
cái chết của tâm hồn. Nền văn hóa sự chết đang làm nhân loại tàn lụi.
Có
những lương tâm đã chết trong thói tham lam ích kỷ. Có những tình nghĩa đang
chết trong sự gen gét hận thù. Có những niềm tin đang chết trong sự hoang mang
nghi ngờ. Có những niềm hy vọng đang chết trong sự tuyệt vọng.
Đức
Giê-su đã chiến thắng tội lỗi. Cái chết của Ngài mở ra một đời sống mới : đời
sống cởi mở, vị tha; đời sống yêu thương tha thứ, đời sống tràn đầy tin yêu, hi
vọng. Đức Giê-su nâng đời sống ta lên sự sống của con cái Thiên Chúa, sự sống
bất diệt. Như có lời chép:
“Phúc thay giá chuộc đời treo sẵn
Trên cành ngươi trĩu nặng giờ đây,
Thân hình Chúa tể quyền oai
Cứu người dương thế khỏi tay tử thần”
Vâng,
ta có thể nói rằng: giờ đây núi sọ không còn là khu chiến bại, nhưng là kinh
thành chiến thắng. Thập giá không còn là biểu tượng của ô nhục mà là ngai tòa
chiến thắng.
Vành
gai đội trên đầu Đức Giê-su không còn là sự khổ hình mà là triều thiên vinh
quang mà Thiên Chúa dành cho người chiên thắng. Chiến thắng của tình yêu, của
sự tự do, của sự sống. Đó là những giá trị cao quý nhất của con người.
Đức
Giê-su, qua cái chết của Ngài, đã phục hồi con người, phục hồi những giá trị
cao đẹp của con người, làm cho con người xứng đáng là người, còn hơn thế nữa,
làm con Thiên Chúa tình yêu, tự do và hằng sống.
Ôi Thập giá Ðức Kitô thật tráng lệ là dường nào! Ðó là
những thanh gỗ đan xen hình chữ thập, mà
trên đó Chúa Giêsu, Chúa của muôn loài, như một chiến sĩ cao cả, bị thương tích
nơi chân tay và cạnh sườn, nhưng nhờ đó đã chữa lành các thương tích mọi tâm
hồn nhân thế.
Ôi cây thập giá của
Đức Giê-su thật hiệu nghiệm dường bao! Là phương dược chữa lành những vết
thương do Cây Trái Cấm đã gây ra.
Thập giá đã đem lại sự sống chứ
không phải cái chết; sự tự do của con cái Chúa chứ không phải là nô lệ; sự sáng
chứ không phải bóng tối; sự vinh quang thiên đàng chứ không phải tủi nhục của
người Do Thái xưa.
◊
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét