Deacon
Duy Thạch, SVD
Ở nơi ấy, không còn bóng dáng của
chiến tranh, của hận thù ghen ghét, vì lúc bấy giờ “họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc
thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm
đánh nhau nữa, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến.”
Tất cả những gì mà trước đây họ
dùng để làm hại nhau, thì nay được biến thành những công cụ để làm lợi cho
nhau, đem lại hạnh phúc ấm no cho nhau. Đó quả là một viễn ảnh rất đẹp, một
khung cảnh bình yên mà biết bao người mơ ước.
Nhưng cho đến khi nào thì nhân
loại mới được sống trong một vương quốc thái bình thịnh vượng như thế?
Xin thưa rằng: Không ai có thể
biết được. Chính Đức Giê-su đã xác nhận tính bí ẩn của ngày quang lâm rằng: “Còn về ngày và giờ
đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả người Con cũng
không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi.” (Mt 24,36)
Chỉ có thánh Phao-lô nói có lý
nhất:
“Đã đến lúc anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta
đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin đạo. Đêm sắp tàn, ngày gần đến” (Rm
13,11).
Trong bài Tin Mừng
hôm nay Đức Giê-su nhắc lại biến cố đại lụt Hồng Thủy thời Ông No-ê để nói đến
sự bất ngờ của ngày quang lâm của Người. “Thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng…Họ
không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy.”
Mùa vọng mang hai ý
nghĩa chính yếu. Thứ nhất, đó là mùa chuẩn bị mừng kỷ niệm ngày Sinh Nhật Đấng
Cứu Thế, hay là ngày No-en. Thứ Hai, đó là mùa chuẩn bị để đón Chúa đến lần thứ
hai, để đem chúng ta vào hưởng hạnh phúc muôn đời với Chúa. Ngày ấy chắc chắn sẽ
đến, chỉ có điều là chúng ta không biết ngày nào và giờ nào mà thôi.
Chính vì không biết
ngày nào, giờ nào “Chúa sẽ thương gọi chúng ta về với Ngài”, nên Chúa Giê-su mới
căn dặn rất kỹ càng: “anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa
của anh em đến… anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì
Con Người sẽ đến”.
Có người thắc mắc rằng:
sao Chúa chơi ác vậy? Sao Chúa không thông báo cho người ta biết trước giờ chết
có phải hay hơn không? Gọi bất ngờ như vậy thì ai mà chuẩn bị được?
Xin thưa! Cuộc đời
con người là một tiến trình sống ơn gọi làm người, một cuộc sống làm con Chúa.
Sự sống đời sau sẽ là kết quả của tất cả những gì chúng ta làm trong suốt cuộc
đời mình, chứ không phải một sự toan tính trong chốc lát, theo kiểu bán mua. Vấn
đề không phải chúng ta sống được bao lâu nhưng là chúng ta sống thế nào.
Mùa vọng chỉ kéo
dài khoảng hơn bốn tuần, thế nhưng việc chúng ta mong chờ Chúa, lại là một việc
làm kéo dài suốt cả đời chúng ta. Hành trình cuộc đời chúng ta không có gì khác
hơn là một hành trình sống tâm tình mong chờ Chúa Giê-su đến lần thứ hai.
Chúa Giê-su mời gọi
tất cả mọi người chúng ta, trong bất cứ thời điểm nào của cuộc sống cũng hãy
“canh thức và sẵn sàng”. Đó là hai thái độ rất quan trọng, bởi lẽ nó sẽ quyết định
số phận cả đời của chúng ta.
Chúng ta có được hưởng
hạnh phúc thiên đàng với Chúa hay không là tùy thuộc vào việc chúng ta có canh
thức và sẵn sàng hay không. Thế thì, phải canh
thức thế nào đây?
Thánh Phao-lô dạy
chúng ta rằng: “Hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự
sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban
ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ, ghen
tương… Hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả
mãn các dục vọng.”
Tại Thụy sĩ, có một vườn hoa
tuyệt đẹp, đủ loại hoa, đủ màu sắc. Nằm giữa vườn là một tòa nhà tráng lệ.
Nhìn vườn hoa với cảnh phối trí, cắt tỉa, uốn nắn… ai cũng phải công nhận đã có
một sự chăm sóc kỹ lưỡng, kèm theo một óc thẩm mỹ hiếm có của người chủ vườn.
Một du khách đi qua đây, thoáng
nhìn ông đã thấy như say mê, ngất ngây. Giữa lúc đó, người làm vườn bước
ra.
Du khách hỏi: “Xin lỗi cụ, cụ ở đây được bao lâu rồi?”
- “Khoảng 40 năm rồi”
– “Tôi đoán, có lẽ ông chủ của cụ rất sành về nghề cảnh, ông ấy có
ở nhà không?”
– “Ông ta không ở đây, thỉnh thoảng mới ghé qua đây thôi”
– “Ông có thư từ gì với cụ không?”
– “Không, ông ta bận lắm”
– “Ông không về cũng không thư từ, thì ai trả lương cho cụ?”
– “Hàng tháng tôi chỉ nhận được ngân phiếu từ ông ta để chi phí mọi
sự cho khu vườn này”
– “Thế tội gì cụ phải chăm
sóc kỹ lưỡng thế này, ông chủ có mấy khi đến thưởng ngoạn đâu?”
– “Tôi thì lại không nghĩ thế, mình là một gia nhân được chủ tín
nhiệm trao phó việc bảo quản khu vườn này, mình phải tận tụy chứ lúc nào ông về
cũng được, ông sẽ hài lòng với công việc của tôi. Hơn nữa, khi làm đẹp
khu vườn cho chủ, chính tôi cũng được thưởng ngoạn cảnh đẹp do chính tay mình
làm nên”.
Mỗi người chúng ta không chỉ là
một gia nhân, nhưng là một người con được Thiên Chúa giao cho nhiệm vụ chăm sóc
linh hồn, thân xác của mình và chăm sóc anh chị em của mình.
Ước gì mỗi người luôn nhiệt tâm
với công việc ấy để cuộc đời mình và của anh chị em xung quanh chúng ta ngày
càng đẹp hơn, tốt hơn. Và khi ấy chính chúng ta được thưởng thức vẻ đẹp của vườn
hoa nhân loại trước nhất và quan trọng hơn là được hưởng hạnh phúc với Chúa
trên quê trời.
<
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét