8 thg 4, 2015

HỌC VIỆN NGÔI LỜI SÀI GÒN MỪNG CHÚA PHỤC SINH


Con đường đi đến phục sinh của Chúa Kitô là con đường thập giá. Anh em Học viện Ngôi Lời cũng chuẩn bị đón mừng Chúa Phục Sinh hướng theo bước chân Đức Kitô bằng những hy sinh: ăn chay – bố thí – cầu nguyện theo tinh thần của Giáo Hội. Anh em đã tổ chức tĩnh tâm, suy niệm cuộc thương khó của Chúa Kitô, chầu Thánh Thể, cử hành các nghi thức để suy niệm về cuộc tử nạn của Chúa Kitô. Không chỉ cầu nguyện, anh em còn hy sinh, giảm bớt việc ăn uống, chi tiêu để quyên góp giúp đỡ những người nghèo. Với những việc làm mang nhiều ý nghĩa đó, niềm vui đã đến với anh em cách trọn vẹn trong ngày đại lễ mừng Chúa Phục Sinh.

LỜI TỪ BAN LÃNH ĐẠO

08/04/2015
Arnoldus Nota, tháng 4 năm 2015
Cha Heinz Kuluke và Ban Lãnh Đạo

(Duy Thiện chuyển ngữ)

“Từ Chấp Nhận Và Thấu Hiểu Sự Khác Biệt Trong Môi Trường Liên Văn Hóa Đến Việc Làm Phong Phú Và Đa Dạng Lẫn Nhau”
Phần Mở đầu của Hiến Pháp Dòng Ngôi Lời mở ra cho chúng ta viễn cảnh sau: “Trong tư thế là một cộng đoàn bao gồm những anh em khác nhau về ngôn ngữ và dân tộc, chúng ta trở nên một dấu chỉ sống động cho sự hiệp nhất và tính đa dạng lớn lao của Giáo hội”. Chúng ta biết rằng viễn tượng này vừa là sự gợi hứng vừa là thách đố cho công việc và thực tế của đời sống cộng đoàn chúng ta. Tổng Tu Nghị (TTN) lần thứ 17 năm 2012 của Hội dòng chúng ta đã tập trung vào chủ đề: “Từ mọi Quốc gia, Dân tộc và Ngôn ngữ: Cùng chia sẻ Đời sống và Sứ vụ Liên văn hóa”. Tu Nghị đã khẳng định: “Tính liên văn hóa là một hình ảnh đặt trưng và là một đặc nét trong căn tính của chúng ta” (Tài liệu TTN, số 26). Liên văn hóa ở đây không chỉ là chấp nhận nhau và dừng lại ở việc sống chung với nhau nhưng còn là “nhấn mạnh và làm nổi bật hơn tiến trình giao thoa văn hóa ở cả mức độ cá nhân lẫn xã hội” (Kisala, Verbum 2009, 335).