Du Trí
SVD
Cuộc gặp gỡ
giữa Phê-rô và viên quan là một cuộc gặp
gỡ quá tuyệt vời và đáng mơ ước của những người mang trong mình sứ vụ truyền
giáo.
Trong
cuộc gặp đó, Phê-rô biết rõ đó là ý muốn của Thiên Chúa, và Ngài dẫn ông đi. Về
phía viên quan, ông được chuẩn bị để sẵn sàng lắng nghe lời của Chúa. Cả hai,
người rao giảng và người nghe rao giảng, đều được Chúa dẫn dắt.
Trong
thực tế, nhất là thực tế công cuộc truyền giáo cho người hoàn toàn chưa biết
Chúa, các nhà truyền giáo phải chủ động để đến và ở giữa họ, và đó chưa bao giờ
là một việc dễ vì rất nhiều rào cản do sự khác biệt văn hóa, tín ngưỡng, tôn
giáo và cả ý thức hệ chính trị.
Cái
giá phải trả cho các nhà truyền giáo như vậy thường rất đắt, thậm chí là cái
chết, và điều này đã được lịch sử Giáo Hội ghi lại. Tuy nhiên, cho dù là thuận
lợi hay khó khăn, nhà truyền giáo cũng chỉ có thể ra đi và rao giảng chỉ khi có
ơn Chúa.
Hình
ảnh Phê-rô dám vượt qua điều cấm kị, vượt qua nỗi sợ hãi, và vượt qua cả rào
cản nhận thức đã tồn tại lâu đời trong dân tộc Do-thái để đến với một gia đình
dân ngoại đã đánh động tôi.
Bởi
đâu một người ít học thức, quê mùa, cộc cằn và thậm chí “nhát gan” lại dám tiên phong vượt qua mọi sự để mạo
hiểm đến với tình địch của mình cũng là kẻ thù của dân tộc mình?
Câu
trả lời chỉ có thể là vì ông tin chắc Chúa muốn ông đi, và đó là điều làm nên
sức mạnh trong ông. Đây cũng là hình ảnh của tổ phụ Abraham, người đã dám lìa
bỏ quê hương, xứ sở trong lúc tuổi già để đến một nơi mà ông chưa bao giờ biết
đến, theo lệnh Chúa, như sách thánh đã ghi lại.
Như
vậy, cả tổ phụ Abraham lẫn thánh Phê-rô đều dám liều mình vì tin tưởng nơi
Chúa. Và chính điều đó đã thách đố tôi khi nghĩ đến viễn cảnh truyền giáo của
mình.
Liệu
đến lượt mình, tôi có dám can đảm với niềm xác vững chắc vào sứ vụ của mình
không. Liệu tôi có sẵn sàng để lắng nghe và để Chúa dẫn dắt hay chính tôi lại
làm theo ý mình và tìm kiếm sự nhẹ nhàng.
Và
trước tất cả những điều ấy, liệu tôi có gì để cho không, đời tôi có thật sự là
một đời sống đầy hãnh diện của người được làm con Chúa và đặc biệt là người ấp
ủ sứ vụ mang Chúa đến cho người khác không.
Liệu
tôi có để cho Chúa biến đổi để khám phá ra sự khác biệt giữa một người thật sự
có được Chúa và người chưa có hay có cách hời hợt, để rồi tôi có thể mạnh dạn
và hãnh diện nói cho người khác niềm hạnh phúc của mình.
Liệu
tôi có dám dấn thân trong mọi hoàn cảnh, dù là khó khăn hay thuận lợi hay
không. Tóm lại tất cả những băn khoăn, thao thức đó, là liệu tôi có thật sự tin
cách tự do và tự nguyện rằng tôi là một thợ gặt của Chúa và tôi đang được chuẩn
bị từng ngày cho sứ vụ Chúa đã dành sẵn cho tôi hay không.
Trong thinh lặng và
trống rỗng, tôi cảm thấy được luồng nhiệt huyết đang càng ngày càng lớn hơn
trong tôi, vì thế niềm xác tín của tôi vào sứ vụ của mình được cũng cố hơn. Đó
là dấu hiệu đáng mừng đối với tôi, rằng tôi thật sự hạnh phúc trên con đường
mình đã chọn.
◊