F.X. Trần
Có, SVD
Thánh Cyrianô đã
nói: “Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ”. Câu nói này đã được hiểu một cách
tiêu cực trong một thời gian dài, chứ không phải tích cực theo cách hiểu như
ngày nay là áp dụng cho những người lạc giáo và ly giáo.
Một
cách nào đó, tôi cũng từng có những khoảng thời gian có những suy nghĩ tiêu cực
về các tôn giáo. Đối với tôi, đạo Công giáo là tuyệt vời nhất, hội tụ được tất
cả những gì là chân quý trong xã hội của những điều không tưởng.
Bạn thử
nhìn xem, tại sao đạo Công giáo lại thờ một con người chết đau khổ trên thập
giá trong khi Phật giáo lại thờ một phật tổ oai nghi bệ vệ ngự trên tòa cao? Tại
sao đạo Công giáo có những giáo điều khắt khe trong đời sống hôn nhân gia đình
còn các tôn giáo khác lại có phần dễ dãi hơn? Tại sao? Tại sao và còn nhiều câu
hỏi tại sao nữa, những câu hỏi này giúp tôi độc tôn Công giáo mà loại trừ các
tôn giáo khác.
Sự loại
trừ không chỉ dừng lại trên bình diện phổ quát mà còn ảnh hưởng trực tiếp trong
cuộc sống của tôi.
Giáo
xứ tôi gần như là người Công giáo toàn tòng, chỉ có khoảng 10 hộ gia đình là đạo
phật. Tôi gọi những hộ gia đình đó là người “lương” còn chúng tôi là “giáo”.
Tôi gần như không bao giờ đi chơi với những người bạn “lương” đồng tuổi mặc dù
nhà tôi ở ngay sát bên. Trong suốt mấy chục năm qua, các hộ gia đình đó mặc dù
sống giữa những người “giáo” nhưng vẫn chưa một ai tham gia vào đạo. Niềm tin của
tôi loại trừ luôn cả những con người thuộc về tôn giáo khác chứ không hẳn là
giáo lý của chúng.
Tôi tự
hỏi, tôi hành động và xác tín như trên là có tội hay không có tội, bởi Phaolô đã
từng viết: “hành động nào không do xác tín là tội”(Rm 14, 23b). Tôi quan niệm
sai nhưng vẫn hành động bằng xác tín của tôi thế thì hành động đó có tội không?
Tôi không biết, nhưng cũng như câu nói của Cyrianô, thì câu nói của Phaolô cũng
cần đặt trong bối cảnh nhất định để chúng ta có cách hiểu đúng nhất.
Ở đây
chúng ta phải hiểu, niềm tin loại trừ là như thế nào chứ không phải, tin là loại
trừ. Niềm tin loại trừ xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân, tôi thật sự đã vững
tâm về đạo Công giáo, đã hoàn toàn xác tín vào những tín lý và đã phó thác để Lời
Chúa soi dẫn trong cuộc đời tôi chưa.
Cũng
chính vì đức tin của tôi chưa đủ mạnh, nên tôi cần phải ở trong thế thủ để
không bị những giá trị của tôn giáo khác lôi cuốn tôi. Tôi cần phải loại trừ
các tôn giáo khác để chú tâm vào đức tin của tôi. Đức tin của tôi có phần bó hẹp
mà thiếu đi tính rộng mở.
Đời truyền
giáo không cho phép tôi có tư tưởng về đức tin như trên.
Muốn
truyền giáo được hay nói khác đi muốn đưa Tin Mừng đến với mọi người thì điều
trước tiên là tôi phải xác tín những giá trị Tin Mừng trước đã. Tôi phải vững
vàng trong điều tôi tin để khi va chạm với tôn giáo khác đức tin của tôi không
bị hòa tan. Đức tin của tôi cần phải rộng mở, tìm kiếm giá trị Tin Mừng ngay
trong chính những tôn giáo khác chứ không phải loại trừ.
Tư tưởng
này đã được chính Francois Varillon triển khai trong tác phẩm “Un chrétien devant les grandes religions”
và được Nguyễn Thị Chung dịch với tựa đề “Một
kitô hữu trước các tôn giáo lớn”. Ông cho rằng, Kitô giáo có tính chất độc
đáo từ nguồn gốc nhưng các tôn giáo lớn khác cũng có giá trị nhân văn và thiêng
liêng của riêng mình.
Niềm
tin của tôi khi nào còn loại trừ là khi đó tôi vẫn chưa xác tín trong hành động.
Tôi vẫn còn dễ dàng bị xô đổ trong bất cứ hoàn cảnh nào khi gặp thử thách. Lạy Chúa
xin cho con biết học nơi Ngài, biết trở thành người môn sinh tốt, để con luôn
xác tín trong hành động trên bước đường đem Tin Mừng đến cho muôn người.
◊
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét