Deacon Bảo SVD
Sau khi Đức
Giê-su làm cho bánh hóa nhiều lần thứ nhất (Mc 6,30tt.), trong dân chúng còn đang ăn
no nê, thì Chúa Giêsu đã sai các môn đệ ra đi khỏi đám đông.
Có lẽ
các môn đệ đã buồn vì điều này…
Tại
sao vậy? Ở đây Tin Mừng Maccô không cho ta biết nhiều về khung cảnh sau khi
Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều. Nhưng Tin Mừng Gioan (6,15) cho ta biết, sau khi
được ăn no, dân chúng vận động để tôn Chúa Giêsu lên làm vua.
Các
tông đồ cũng có suy nghĩ như đám đông dân chúng. Các ông theo Chúa Giêsu vì các
ông tin là Chúa Giêsu có thể giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của người Roma. Khi
đó, các ông có một chức phận nào đó trong triều đại mới, triều đại Giêsu. Và đây
là cơ hội tốt, rất nhiều người đã ngưỡng mộ Chúa Giêsu, họ muốn tôn Chúa Giêsu
lên làm vua.
Chúa
Giêsu biết điều này không phải là điều Chúa cha muốn. Ngài không phải là đấng
Messia như người ta nghĩ. Sứ mạng của ngài không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ dân
tộc Do Thái. Ngài còn nhiều chiên lạc phải được đưa về ràn.
Một đấng
Mêsia theo như người ta nghĩ là cái bẫy mà Satan đã dương ra khi Chúa Giêsu ở
trong sa mạc. Ngài đã từ khước nó. Ngài sợ rằng các môn đệ của ngài bị vướng
vào nên đã sai các ông đi trước. Còn một mình Ngài thì lên núi cầu nguyện một
mình.
Có lẽ
trong cuộc đời giảng dạy của Chúa Giêsu, dầu là Thiên Chúa nhưng ngài đã tự hủy
ra không và sống như một người phàm. Vì vậy, ngài cũng cần thời gian để cầu
nguyện, để tìm kiếm ý của Thiên Chúa cha.
Lúc cầu
nguyện, Chúa Giêsu thấy gió thổi lên nên Chúa Giêsu biết các môn đệ của ngài
đang vất vả chống chọi với sóng gió. Chúa Giêsu đã đến để cứu giúp các ông.
Ngài
đến với các môn đệ, giải quyết những khó khăn mà các ông đang phải đối diện.
Đây là bản tính của Chúa Giêsu.
Tôi
thiết nghĩ, đây cũng là phẩm tính mà người tông đồ truyền giáo cần phải có. Thật
vậy, truyền giáo là gì nếu không phải là mang Tin Mừng của Chúa đến với những
người chưa biết, hoặc có biết nhưng đã quyên.
Làm
sao mang Tin Mừng của Thiên Chúa đến với người ta được nếu không sống như Chúa
Giêsu đã sống. Nếu không có tình yêu như Chúa Giêsu thì làm sao dám xả thân cho
những người mà mình loan báo Tin Mừng.
Và còn
một điều nữa, tôi thiết nghĩ điều này khó khăn cho người làm việc truyền giáo. Đó
là làm sao Tin Mừng Chúa đến với nhiều người. Càng nhiều người càng tốt. Nhưng
lại không bị lôi kéo bởi đám đông.
Làm
sao vừa phải tiếp xúc với đám đông nhưng biết ra đi đúng lúc như Chúa Giêsu đã
ra đi trước khi người ta tôn Ngài lên làm vua. Biết tìm về thinh lặng để lắng
nghe tiếng Chúa.
Thật
đó là một sự giằng co, một bên là vinh quang Thiên Chúa một bên là vinh quang của
người truyền giáo. Nhưng làn ranh đó thật là mong manh, khó phân định.
Nhưng
nếu sợ bị đám đông lôi cuốn mà không đến với đám đông thì lại bỏ những cơ hội tốt
để mang lời Chúa đến với nhiều người. Cả hai thái cực đều có những bất cập của
nó. Thái độ khôn ngoan là đến với đám đông, nhưng biết ra đi đúng lúc.
Nhà
truyền giáo tìm đâu ra sự phân định lằng ranh giữa vinh quang Thiên Chúa và
vinh quang của nhà truyền giáo để biết đưa ra quyết định khi nào nên rời đám
đông, nếu không phải là cầu nguyện trong nơi hoang vắng như Chúa Giêsu đã làm.
Đức
Thánh cha Gioan Phaolô II khi huấn đức về ngày truyền giáo 22-10-200 đã nói: “nhà truyền giáo trước hết phải là con người
sống đời chiêm niệm”. Vâng, nhà truyền giáo giảng về lời Thiên Chúa, nói về
Thiên Chúa mà không có Chúa trong đời sống thì nói thứ gì? Giảng thứ gì?
Xin
Chúa cho chúng ta biết hoạt động trong chiêm niệm.
◊
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét