Giusep
Hoh, SVD
“Ngắm trăng tập
thể” không là câu nói mới mẻ gì, vì nó ra đời đã hơn nhiều thập niên rồi. Nhưng
mỗi khi có dịp ôn lại, tôi thấy nó cũng hay hay. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc
sống của văn hóa người Việt, nó rất đáng cho ta suy nghĩ.
Tôi
lớn lên ở vùng quê nghèo nàn, cho nên tính làng xã càng trở nên quan trọng. Tôi
còn nhớ lúc bé, cái gì cũng tổ chức đoàn thể.
Sáng
mai thức dậy nghe kẻng, tất cả mọi người tập trung ra đồng làm việc. Giữa buổi
nghe kẻng, mọi người lên bờ nghỉ chút xíu, sau đó nghe kẻng lại keo nhau xuống
ruộng làm, trưa nghe kẻng thì rủ nhau về nhà. Ngày nào cũng như vậy, lặp đi lặp
lại như thế.
Điều
này đã làm cho kinh tế của Miền Bắc nghèo nàn một cách trầm trọng trong suốt
thời gian sau giải phóng. Cái gì cũng của tập thể, ruộng là của chung, nhà kho
là của chung cho nên “cha chung không ai khóc”. Kết quả là làm thì nhiều mà
không có ăn, các nhà của Hợp tác xã hư hỏng hết.
Điều
đáng nói là những điều xẩy ra nhãn tiền như thế mà không ai thắc mắc gì hay
phản ứng gì. Bởi vì người ta chỉ biết sống theo cái kẻng. Bởi vậy đi đâu tôi
cũng thấy mỗi xóm có một cái kẻng treo giữa làng.
Các
sinh hoạt và mọi nếp sống đều theo văn hóa làng xã. Văn hóa làng xã, văn hóa
cộng đồng ăn sâu vào con người tôi cũng như bao người ở miền Bắc. Lớn lên, đi
cắp sách tới trường, nhà trường dạy về văn hóa Việt Nam và hết lời ca ngợi tính
mềm dẻo và linh hoạt của người Việt.
Người
Việt rất dễ linh động, ở hoàn cảnh nào cũng dễ thích nghi: “Ở bầu thì tròn, ở
ống thì dài”. Ai cũng nhận thấy rằng điều đó rất đúng vì nó sinh ra từ văn hóa
làng xã. Tuy nhiên, từ văn hóa này mà nhiều lúc mình sống và sinh hoạt theo
những nề nếp tập tục và thói quen của cộng đồng mà quên mất mình là ai.
Tôi
còn nhớ lúc còn học sinh lớp 7, các bạn tôi đi đào ao nuôi cá cho thầy giáo.
Người ta đi đông lắm, và được thầy cho thêm điểm trong bài kiểm tra, ai cũng
mừng. Sau đó, hễ có việc gì thầy nhờ là ùa nhau đi làm.
Tôi
cũng đã đi đào mương, làm vườn cho cô giáo và cũng được cô đền đáp như các bạn
tôi. Tuy nhiên, lúc đó tôi thấy như thế là mừng, vì được điểm cao, mặc dầu tôi
không phải là người học dở đến nỗi phải đi kiếm chác như thế.
Trong
lớp học, mỗi lần có các thầy cô giữ giờ thì được thầy giáo cho biết trước những
câu hỏi sẽ hỏi được hỏi trong giờ đó. Thi tốt nghiệp thì nhà trường tổ chức đưa
bài cho học sinh. Thầy đi chấm bài thì học sinh gởi số báo danh để thầy cứu. Lúc đó, tôi thấy mọi chuyện là bình thường.
Tuy
nhiên, mọi cách nhìn đã thay đổi khi tôi học và nghiên cứu về triết thần trong
chương trình Học viện. Con người là một ngôi vị, là hình ảnh Thiên Chúa. Cho
dầu con người có tàn phế đến đâu thì đó cũng là một giá trị độc nhất vô nhị
trên cuộc đời này.
Vì
thế, lối sống “sao cũng được”, hay “nước chảy bèo trôi, nước nổi bèo nổi” không
xứng đáng với giá trị con người. Nói thì nói vậy, để sống thể hiện mình, giữ
vững lập trường của mình trong môi trường đám đông cũng không phải dễ. Nói như
Đức Cha Nguyễn Thái Hợp trong cuốn Đạo Đức Học: “Ai ai cũng cởi truồng. Đứa mặc
quần là đứa khiêu dâm”!
Trong
một xã hội đang nặng tính tập thể thì khó để cho con người sống một cách khác
với người khác. Không chỉ ở ngoài xã hội, nhưng ở trong đời tu, văn hóa cộng
đồng cũng vẫn còn nặng nề lắm. Câu nói “ngắm trăng tập thể” luôn luôn ám chỉ về
sự đồng bộ trong đời tu, bởi vì cái gì cũng mang tính cộng đoàn.
Chủ
đề tĩnh tâm tháng 11 này cho tôi nhìn lại con người tôi để sống xác tín về
chính mình. Tôi là con người độc nhất, được Thiên Chúa yêu thương và hiến thân
vì tôi. Tôi được Thiên Chúa quan tâm và chăm sóc một cách đặc biệt. Khi tôi
nhìn nhận về giá trị cao quí trong nhân vị tôi thì tôi cũng biết tôn trong và
quí mến những người khác.
Sống theo Cộng Đoàn
là tốt, đặc biệt trong đời sống tu trì, nhưng tôi cũng phải biết cái gì là
riêng của tôi, cái gì là thuộc về cộng đoàn. Chính vì thế, tôi phải hòa đồng
chứ không phải hòa tan.
◊
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét