27 thg 2, 2013

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG SÁU NĂM TỚI



BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN HEINZ KULüKE 
Từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 12, Hội đồng Tổng quyền, các Điều Phối viên Khu vực và các ủy viên của văn phòng Tổng quyền (cựu và tân thành viên) đã gặp nhau tại Rôma trong một phiên họp của Ban Quản trị mới.
Các tham dự viên đã tham gia trao đổi phong phú các ý tưởng về cuộc sống và mục vụ truyền giáo của chúng ta. Hiện nay, với kết quả của cuộc tham khảo ý kiến mở rộng đó, tôi muốn chia sẻ với anh em một vài ý tưởng trọng tâm, cần thiết cho sứ vụ của Hội dòng chúng ta trong thế giới hôm nay.
1. Khi không có tầm nhìn, con người hư mất (x. Châm ngôn 29,18). Tổng Tu nghị XVII đã đưa ra cho chúng ta một số định hướng rõ nét để nhấn mạnh sự kết nối nên có giữa những lời nói hoa mỹ và những hành động cụ thể, nói cách khác là giữa lời nói và việc làm.

Những quyết định của Tổng Tu nghị vừa qua phù hợp với thời gian gần đây của chúng ta. Thật vậy, chúng ta có thể đọc các dữ liệu của Tổng Tu nghị năm 2000 và 2006 để làm nền tảng thần học, truyền giáo học và linh đạo cũng như phương pháp luận, để có thể làm công thức hành động mà Tổng Tu nghị XVII vạch ra.
Tại Tổng Tu nghị XV, chúng ta hiểu sứ vụ của chúng ta là tham dự vào sứ vụ của Thiên Chúa (Missio Dei).
Ngoài ra, chúng ta cho rằng khi thi hành điều đó bằng việc làm chứng tá cho Nước Thiên Chúa, nhấn mạnh tính toàn diện phổ quát của nó và sự cởi mở với tính đa dạng. Việc làm chứng này được thể hiện cụ thể bằng sự cam kết của chúng ta vào đối thoại ngôn sứ với các cộng sự viên truyền giáo.
Hơn nữa, sứ vụ của chúng ta được ghi dấu bởi một số chiều kích đặc trưng quan trọng, là những thái độ cơ bản thẩm thấu và xác định cuộc sống và sự phục vụ của chúng ta cũng như đời sống và sứ vụ truyền giáo của các cộng sự viên của chúng ta: đến với những người khác, lấy Thiên Chúa làm trung tâm điểm cuộc sống, cam kết vào sự biến đổi của thế giới và lôi kéo những người khác vào trong sứ vụ này.
2. “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,15). Tổng Tu nghị XV và XVI cũng đưa ra một số quan điểm phương pháp luận để thực hiện sứ vụ của chúng ta. Vì vậy, Tổng Tu nghị năm 2000 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc ra những dấu chỉ của thời đại nhằm liên đới với mục vụ truyền giáo của chúng ta.
Cùng với điều đó, Tu nghị đề xuất sự đối thoại là cách để thi hành sứ vụ, định hình đó là một thái độ của tình liên đới, tôn trọng và yêu thương. Cuộc đối thoại này được bén rễ từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, từ nơi Người mà xuất phát cuộc đối thoại liên tục và vĩnh cửu của tình yêu và lan tỏa đến toàn thể tạo vật và nhân loại cách đặc biệt. Thông qua sự mặc khải này, vì thế, Thiên Chúa vô hình, trong sự phong phú của tình yêu Ngài, làm cho mình được biết đến trong một cuộc đối thoại lâu dài với chúng ta và mời gọi chúng ta vào hiệp thông với Ngài (x. DV 2).
Do đó, nó được lấy làm cảm hứng và từ cuộc đối thoại của Thiên Chúa Ba Ngôi mà chúng ta cảm nhận được sự mong muốn để bước vào cuộc đối thoại với các cộng tác viên truyền giáo của chúng ta. Trong suốt Tổng Tu nghị năm 2006, chúng ta đã hình thành một số định hướng cụ thể để trau dồi và thúc đẩy cuộc đối thoại này giữa bản thân chúng ta với các cộng đoàn của chúng ta.
Từ đó, chúng ta xác tín rằng thực tiễn của sự đối thoại phải bắt đầu ở nhà, vì nếu những cộng đoàn của chúng ta là những trường học của đối thoại, rồi chúng ta được chuẩn bị tốt hơn để trở thành những người tham dự đáng tin cậy vào trong nhiều cuộc đối thoại nảy sinh trong các đoàn thể của chúng ta.
3. "Thời kỳ đã mãn, và Vương quốc của Thiên Chúa đã đến gần" (Mc 1,15). Hiện nay, ở trong Hội dòng của chúng ta, thời gian đã đến để chúng ta hướng về phía trước và để có một số hành động thiết thực. Chúng ta biết là không thể làm tất cả mọi thứ, do đó, chúng ta phải chọn những đường lối có tính quyết định và có thể tạo một sự khác biệt cho những người chúng ta phục vụ.
Điều quan trọng là nhấn mạnh rằng rằng đã đến thời kỳ lấy con người làm quan trọng nhất, đặc biệt là người nghèo, người bị áp bức và sống bên lề xã hội. Họ đang chờ chúng ta, những nhà truyền giáo Ngôi Lời, có bổn phận đối với họ.
Những chỉ thị của Hội dòng đã được Tổng tu nghị phê chuẩn như là một kế hoạch hành động để có thể giúp chúng ta phục vụ tốt hơn cho mọi người và các cộng đoàn mà chúng ta được gửi tới. Nhấn mạnh đến đời sống liên văn hóa và sứ vụ, đó là chủ đề của Tổng Tu nghị lần này, hướng dẫn chúng ta hiểu sứ vụ của chúng ta như “mission inter gentes”.
Từ khái niệm này, hiển nhiên rằng chúng ta phải làm việc giữa họ chứ không phải ở trên họ; rằng chúng ta cần chào đón và đánh giá cao những ân huệ và kinh nghiệm đức tin của những người khác.
Để thực hiện những chỉ thị của Hội dòng, quan trọng là phải ghi nhớ một số điều. Trước hết, những Chỉ thị này là nhằm dẫn chúng ta tới với gần với mọi người, với vấn nạn và sự đấu tranh của họ, hy vọng và ước mơ của họ. Cùng với họ, chúng ta góp phần không chỉ để thay đổi tâm trí và trái tim của họ, nhưng còn thay đổi những hoàn cảnh thường bất công, nơi nhiều người sinh sống.
Thứ hai, để thực hiện các Chỉ thị này, chúng ta cũng cần thay đổi từ một nền đạo đức học của sự vâng lời đến một nền đạo đức trách nhiệm. Điều này có nghĩa là mọi thành viên của Hội dòng chúng ta cần phải gánh vác trách nhiệm của mình đối với những người được giao phó cho chúng ta. Cùng áp dụng cho cơ cấu của chúng ta, chẳng hạn như trường học, giáo xứ, trụ sở truyền giáo, và các cơ sở: phải đưa tất cả tới gần với những người mà chúng ta phục vụ.
Thứ ba, điều này chỉ có thể được thực hiện trong sự hợp tác với những người khác. Trong số đó, chúng tôi muốn đề cập đến, một cách đặc biệt, Hội dòng chị em của chúng ta và những cộng sự viên giáo dân của chúng ta. Có một nhu cầu làm việc trong sự liên hệ cộng tác với những người khác, giống như chúng ta, muốn đặt cuộc sống của họ, tài năng và năng khiếu trong sự phục vụ làm chứng cho Nước Chúa.
4. "Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy... cho đến tận cùng trái đất" (Cv 1,8). Hiện nay cũng như trước kia, đã từng cần có các chứng nhân đáng tin cậy, những người có thể truyền cảm hứng và thúc đẩy chúng ta từ bỏ đời sống của chúng ta cho sứ vụ. Trong số họ, chúng tôi muốn nhắc lại Arnold JanssenJoseph Freinademetz, một nguồn cảm hứng không chỉ cho chúng ta, mà còn cho nhiều người giáo dân.
Cuộc sống của thánh Arnold Janssen, đặc biệt là sự dấn thân của ngài để khám phá ý muốn của Thiên Chúa và niềm say mê của ngài trong việc mang Tin Mừng cho những người không biết Tin Mừng, là nguồn cảm hứng cho chúng tôi trong việc tìm kiếm để xác định vai trò của Hội dòng chúng ta được dự kiến ​​để đóng vai ngày hôm nay, để trung thành với ơn gọi của mình.
Hành trình tâm linh của thánh Joseph Freinademetz ở Trung Hoa, với phát triển sự gần gũi của ngài, sự đồng cảm và yêu thương đối với người dân Trung Hoa vẫn còn là một nguồn cảm hứng về việc làm thế nào để trở nên một nhà truyền giáo giữa các nền văn hóa và tôn giáo khác.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần các gương mẫu từ chính thời đại chúng ta. Chúng ta muốn nhận biết và chia sẻ những thực tiễn tốt nhất là thực hiện một sự khác biệt thực sự trong sứ vụ truyền giáo của chúng ta và trong cuộc sống của những người mà chúng ta phục vụ. Lấy cảm hứng từ cuộc sống tuyệt vời của các nhà truyền giáo trong quá khứ và thách thức các người tiên phong ngày nay, chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể cổ vũ tất cả các thành viên và cộng đoàn chúng ta cam kết sống ơn gọi của mình và thông phần vào sứ vụ của Thiên Chúa tốt hơn.
C. Geertz một lần đã viết: "Chính ở trong quốc gia xa lạ về cảm xúc hoặc địa hình mà người ta cần những bài thơ và bản đồ". Là một nhà nhân chủng học, ông đã đề cập đến những nền văn hóa khác như những địa hình không quen thuộc, nơi chúng ta có thể dễ dàng bị lạc.
Khi một ai đó, dù do sự lựa chọn hoặc vì lý do chuyên môn, phải sống trong một nền văn hóa khác, người đó phải nắm một số kiến ​​thức về các ký hiệu và những nghi thức căn bản của nó nhằm cảm nhận như mình đang ở nhà. Chúng giống như một bản đồ hoặc một la bàn cho phép định hướng trong một vùng đất lạ, hoặc một bài thơ giữ cho tầm nhìn được sống động.
Tại thời điểm này trong lịch sử của Hội dòng chúng ta, chương trình hành động được trình bày trong những Chỉ dẫn của Hội dòng được phê chuẩn bởi Tổng Tu nghị XVII như một bản đồ để hướng dẫn chúng ta trong những tình huống đầy thách thức và đa dạng của thế giới ngày nay.
Các nhân chứng sống của quá khứ và những thực tiễn tốt nhất của sứ vụ ngày hôm nay có thể được xem như những mảng thơ truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta trong hành trình chung để làm chứng nhân cho Nước Thiên Chúa được tốt đẹp hơn.

Ban Truyền Thông HVNL chuyển ngữ

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét