TỔNG QUYỀN HEINZ KULüKE
Giáo
hội, người Công giáo cũng như các Kitô hữu khác đã chứng kiến sự xuất hiện và
hình thành của thuật ngữ “Tân Phúc Âm hóa”. Đức Thánh Cha Bê-nê-dic-tô XVI triệu
tập Thượng Hội Đồng Giám Mục dịp vừa qua nhằm dành riêng cho chủ đề này.
Đức
Giáo hoàng Phao-lô VI trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi cũng đã nói về sự cấp
bách của Phúc Âm hóa trong thế giới hiện đại. Đức Giáo hoàng Gioan
Phao-lô II đã sử dụng thuật ngữ Tân Phúc Âm hóa trong các thông điệp,
bài diễn văn và tác phẩm của ngài.
Nếu
Đức Giáo hoàng Gioan Phao-lô II nhìn thấy Tân Phúc Âm hóa như là một thời điểm
để khai phóng lại cho việc tái Phúc Âm hóa trong đời sống hiện tại của Giáo hội,
vậy theo cách thể và đường lối có thể đạt được điều này?
Các
yếu tố và đặc trưng của Tân Phúc Âm hóa này là gì? Điều này ảnh hưởng đến cá
nhân chúng ta là thành viên một của Hội dòng truyền giáo và là một Hội dòng như
thế nào?
Vì
từ Tổng Tu nghị vừa qua, chúng ta đã quyết định rằng Tân Phúc Âm hóa là một
trong những ưu tiên của chúng ta cho sáu năm tới? Thiên Chúa muốn chúng ta đóng
góp gì trong việc Tân Phúc Âm hóa?
Phúc
Âm hóa là loan báo Tin Mừng từ Thiên Chúa bằng cuộc sống của chúng ta và bằng lời
nói khi cần thiết như thánh Phan-xi-cô cho biết. Đó là một quá trình canh tân
và trở lại.
Ơn
gọi trở lại này đi kèm theo với lời mời gọi truyền giáo” (Thượng Hội đồng Giám
mục, số 5). Giáo hội khi lắng nghe và rao giảng Lời Thiên Chúa thì cũng liên tục
được mời gọi canh tân dưới ánh sáng của Lời Chúa.
Điều
gì thực sự mới trong việc Tân Phúc Âm hóa? Tân Phúc Âm hóa được hiểu như là một
cách thức để tái rao giảng Tin Mừng trong một số hoàn cảnh mới.
Một
cách đặc biệt, Tân Phúc Âm hóa là tập trung vào việc “tái đề xuất” Tin Mừng cho
những ai đã từng đón nhận Tin Mừng nhưng không còn xem Tin Mừng như là quan điểm
nhìn vào thực tế của họ, đánh giá và sắp đặt những kế hoạch hành động để giải
quyết những gì cần thiết.
Như
thế, Tân Phúc Âm hóa cũng bao gồm chúng ta. Chúng ta những cá nhân, cộng đoàn,
Hội dòng và Giáo hội thường hay không đặt Tin Mừng làm trung tâm của cuộc sống
và công việc của chúng ta. Tân Phúc Âm hóa làm rõ sự cấp bách và tầm quan trọng
của nguyên tắc rằng các nhà truyền giáo cũng cần được tái phúc âm hóa.
Những
gì Hiến Chế Dei Verbum tuyên bố về Giáo hội thì cũng áp dụng cho mỗi một người
Ki-tô hữu cũng như tất cả các dòng tu rằng: Chúng ta phải đặt mình dưới Lời
Thiên Chúa đã được giao phó cho chúng ta rao giảng, và rằng chúng ta được kêu gọi
không ngừng canh tân dưới ánh sáng của Lời đó.
Tân
Phúc Âm hóa, trong đó bao gồm chúng ta là người vừa rao giảng và vừa lãnh nhận
tin mừng, trước hết không phải là làm thế nào lên chiến lược để sử dụng.
Cần
ghi nhớ rằng điều thiết yếu trong việc Tân Phúc Âm hóa là khuynh hướng nội tâm,
sẵn sàng để được biến cải, để trải nghiệm một lần nữa niềm đam mê vì Thầy mà
không bỏ qua tính cấp bách và sự cần thiết để phát triển một chiến lược.
Tuy
nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra từ cảm nghiệm và một đức tin sâu xa rằng Chúa
là người yêu thương chúng ta trước và chia sẻ sự sống của Người với chúng ta.
Đức
Giáo hoàng Bê-nê-dic-tô XVI đã tóm gọm một cách tuyệt vời tư tưởng này khi ngài
nói Thiên Chúa là người đầu tiên phá vỡ sự thinh lặng của Người; Người nói với
chúng ta và đi vào trong lịch sử. Người nói qua các ngôn sứ bằng nhiều cách
khác nhau, nhưng qua mầu nhiệm Giáng sinh, Người đã nói với chúng ta qua Con Một
của Người (Dt 1,2).
Ngôi
Lời đã trở nên nhục thể. Và từ đó chúng ta có thể nói về Người. Đầu tiên Người
đã đặt chính bản thân mình ở bên cạnh chúng ta; vì thế chúng ta có được sức mạnh
để đồng hành với những người khác.
Trong
Đức Giê-su người Nazareth chúng ta cảm nghiệm rõ ràng rằng sự can thiệp của
Thiên Chúa vào trong lịch sử luôn luôn có ý nghĩa phù trợ và có một chỗ đứng rõ
ràng.
Đi
vào trong một thế giới và lịch sử đã bị ghi dấu với sự gạt bỏ bên lề xã hội những
kẻ cô thế bởi những kẻ có ảnh hưởng và quyền lực, Thiên Chúa chọn đứng về phía
những người nghèo và nạn nhân của hệ thống áp bức.
Đi
vào một thế giới và lịch sử bị ghi dấu bởi tình trạng thù địch và nghi ngờ vì
lý do văn hóa, chủng tộc và tôn giáo, Thiên Chúa chọn làm người tự do để qua lại
các biên giới và các rào cản.
Bằng
cách đi vào trong một lịch sử có khuynh hướng tách rời những người nắm giữ quyết
đinh ra khỏi đời sống dân chúng, Thiên Chúa chọn đi xuống và chia sẻ cuộc sống
của những con người giản dị và đau khổ.
Để
nhóm lại lần nữa ngọn lửa đam mê với người Thầy cũng có nghĩa là đào sâu trong
chúng ta gốc rễ của Linh đạo Chúa Ba Ngôi. Đồng thời, được Thiên Chúa ban sức mạnh
và giúp chúng ta theo gương của Ngài, chúng ta được kêu gọi để cổ võ và có những
hành động cụ thể vì lợi ích của người nghèo và những người sống bên lề xã hội.
Thần
bí và chính trị là hai mặt của đức tin mà không thể giảm hóa thành một. Sự khả
tín của chúng ta trong việc Tân Phúc Âm hóa được khẳng định bằng chiều sâu
trong mối quan hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa và dũng khí của chúng ta để có
những sáng kiến cụ thể làm thăng tiến cuộc sống của những người đang bị bỏ rơi.
Lối
Tân Phúc Âm hóa của chúng ta là sự liên đới với người nghèo khổ và những người
sống bên lề xã hội bởi vì họ có một chỗ đặc biệt trong cuộc sống và rao giảng Tin
Mừng của Đức Giê-su.
Khi
làm như vậy, chúng ta dọn lại con đường mới cho những người sống xa rời Tin Mừng
và làm sống động lại trong họ ngọn lửa của tình yêu Thiên Chúa.
Trong
thông điệp của Thượng Hội đồng Giám mục vừa qua cho dân Chúa, chúng ta đọc: “Biểu
tượng của tính xác thực trong việc Tân Phúc Âm hóa có diện mạo của người nghèo.
Đặt
chúng ta bên cạnh những người bị tổn thương bởi cuộc sống không chỉ là một bài
tập xã hội, nhưng trên hết là một hành động tâm linh bởi vì đó là khuôn mặt của
Đức Ki-tô chiếu sáng trên bộ mặt của người nghèo…
Sự
hiện diện của người nghèo khổ trong các cộng đoàn của chúng ta là sức mạnh mầu
nhiệm: nó thay đổi mọi người hơn là một buổi thuyết trình, dạy ta sự trung tín,
làm cho chúng ta hiểu sự mỏng manh của cuộc sống, nó đòi hỏi sự cầu nguyện; tóm
lại, nó mang chúng ta tới Đức Ki-tô.
Là
tu sĩ và là nhà truyền giáo, chúng ta đóng vai trò quan trọng trong việc Tân
Phúc Âm hóa.
Chúng
ta được kêu gọi lượng giá cuộc sống và công việc của chúng ta và thực hiện những
đường hướng mới khi cần thiết. Trong Tổng Tu nghị năm 2006, chúng ta đã xác định
rõ tầm quan trọng của việc hoán cải của những người rao giảng Tin Mừng.
Những
chỉ thị của Hội Dòng chúng ta từ Tổng Tu nghị vừa qua giúp chúng ta đem sự hoán
cải này vào trong hành động, để di chuyển từ một chiến lược mục vụ duy trì đến
vị trí mục vụ thực sự là truyền giáo.
Chúng
cũng khích lệ chúng ta xem xét lại cơ cấu mục vụ của chúng ta, để xem liệu
chúng có thể giúp chúng ta đáp lại những nhu cầu rao giảng vào thời điểm này.
Khi
chúng ta suy tư về tác động và thông điệp của Tân Phúc âm hóa cho chúng ta cách
riêng tư và cho Hội Dòng truyền giáo, chớ gì tinh thần của Mùa vọng và Mùa
Giáng sinh có thể nhắc nhở chúng ta về “Đấng truyền giáo” vĩ đại, Ngôi Lời làm
người ban cho tất cả sự nghỉ ngơi bồi dưỡng từ những gánh nặng trần gian (Mt
11,28) bằng sự mang đến niềm hy vọng cứu độ.
Vì
thế, đường lối của Thiên Chúa cũng nên là đường lối của chúng ta. Thiên Chúa
không muốn bị tách rời ra khỏi cuộc sống của nhân loại nhưng Ngài đi vào lịch sử
với họ.
Đây
là điều mà chúng ta mừng vào dịp Giáng sinh. Chính trong mầu nhiệm Giáng sinh
mà chúng ta chuẩn bị tâm hồn trong suốt Mùa vọng này, Thiên Chúa hành động triệt
để. Người chọn trở nên một với người nghèo, giữa những người sống bên lề của xã
hội. Xin cho Mùa vọng thúc đẩy chúng ta sống tinh thần, chiều sâu và thách thức
của Tân Phúc Âm hóa.
Qua
sự dấn thân của chúng ta vào việc Tân Phúc âm hóa, ước gì có nhiều người trải
nghiệm một lần nữa, những gì mà Đức Giáo hoàng Bê-nê-dic-tô đã nói trong bài diễn
văn của ngài với chúng ta trong chuyến thăm Nemi rằng: “Động lực truyền giáo vẫn
còn sống, và nó vẫn còn sống chỉ khi có niềm vui của Tin Mừng, nếu chúng ta
kinh nghiệm điều tốt đến từ Thiên Chúa và điều đó phải có, và mong muốn được
truyền đạt.”
Ban Truyền Thông HVNL chuyển ngữ
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét