Tổng quyền Heinz Kulüke & Ban Lãnh Đạo
Thưa anh em,
“Vui mừng và hy vọng,
ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là những người nghèo và những ai
đang đau khổ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và
lo lắng của các môn đệ Chúa Ki-tô.” Những lời giới thiệu này của Công đồng
Vaticanô II trong Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay đến với
tâm trí khi lắng nghe báo cáo của các lãnh đạo Tỉnh/Miền và khu vực truyền giáo
SVD đến dự Tu nghị vùng AFRAM tại Bulawayo, Zimbabwe. Họ quy tụ ở đó với Điều
Phối Viên Vùng, các Điều Phối Viên và Quản Lý các Hạt trong Vùng từ ngày 3 đến
ngày 10 tháng Hai vừa qua.
Các lãnh đạo SVD từ Angola, Botswana, Congo, Ghana, Kenya,
Togo/Benin, Madagascar, Mozambique, Chad, Zimbabwe và Nam Sudan chia sẻ những
ưu tiên của các Tỉnh, Miền và khu vực truyền giáo của họ theo hướng dẫn của Tổng
Tu nghị 17. Các ưu tiên chung của Vùng bao gồm: sự quan tâm đối với “Gia đình
và Giới trẻ, “Giáo dục,” “Phúc Âm Hóa Cơ Bản và Tân Phúc Âm Hóa,” cũng như “JPIC
và Hòa giải”. Các lãnh đạo SVD cũng chia sẻ những nỗ lực riêng của họ về năm
khía cạnh của cuộc sống tu trì truyền giáo của chúng ta (đối nội) nhằm chuẩn bị chúng ta cho sứ vụ truyền giáo (đối ngoại). Một câu hỏi quan trọng
nhận được sự quan tâm là: một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa với giáo dân trong khu vực
AFRAM có thể mang lại ý nghĩa gì trong tương lai gần.
Cuộc họp diễn ra trong bầu không khí rất thoái mải. Các
nhà lãnh đạo và quản lý Vùng AFRAM cảm thấy rất tự nhiên với nhau. Một điểm cảm
động của cuộc họp là quyết định tự nguyện bày tỏ sự liên đới đặc biệt với khu vực truyền giáo mới của SVD ở Nam Sudan bằng
cách chia sẻ lợi tức từ quỹ AFRAM với vùng truyền giáo này trong ba năm tới.
Quả
vậy, thật vui mừng và hy vọng khi nhìn vào những đóng góp to lớn
của các nhà truyền giáo chúng ta cho những quốc gia này trong những thập niên vừa
qua. Những người bị bỏ rơi trong tuyệt vọng sau những cuộc nội chiến và những
cuộc xung đột sắc tộc ở một số quốc gia giờ đây đang trên đường hướng tới một cuộc sống tốt
đẹp hơn. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng Giáo Hội tại nhiều quốc
gia trong Vùng AFRAM đã trở thành một ngôi nhà thực sự cho nhiều người. Các nhà
truyền giáo, trong đó có anh
em SVD đã có một sự đóng góp rất độc đáo.
Điều Phối Viên Kinh Thánh Khu Vực chia sẻ rằng hiện đang có một sự khao khát Lời Chúa lớn
lao ở châu Phi và rằng nhiều người trong số các anh em của chúng ta được mời với
tư cách là những nhà truyền giáo Ngôi Lời để nói về
chuyên môn của họ, đó là Ngôi Lời.
Điều Phối Viên về Đào Tạo của vùng AFRAM đã tường trình rằng
hiện nay gần 300 anh em trẻ đang trong chương trình đào tạo. Các mối quan tâm
chung là chất lượng và động lực của các ứng sinh, thiếu các nhà đào tạo, tài chính cho các cơ sở đào tạo, và thiếu
các chương trình đào tạo. Báo cáo của Điều
Phối Viên khu vực về anh em Tu huynh giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
ơn gọi tu huynh trong Vùng.
Điều Phối Viên JPIC của Vùng cố gắng tóm tắt sự
đa dạng của các thách đố liên quan đến ngành JPIC trong Vùng và sự tham gia của các anh em của chúng ta
nhằm sẻ chia sự “ưu
sầu và lo lắng” của con người. Trong số đó có tham nhũng và sự
yếu kém các chính phủ làm tê liệt sự phát triển bền vững tại nhiều quốc
gia, di dân trong và nước ngoài, chiến
tranh và các cuộc xung đột sắc tộc gây ra dòng người tị nạn và nhiều khó khăn, nạn buôn bán người, sách báo khiêu dâm trẻ em, vấn đề HIV /
AIDS, khai thác mỏ và những dự án lớn khác
gây ra những vấn đề cho người dân của nhiều quốc gia trong Vùng. Xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến
JPIC, VIVAT quốc tế có thể đóng một vai trò lớn hơn trong Vùng AFRAM.
Báo cáo của Điều Phối Viên Truyền Thông của
Vùng đã làm rõ tầm quan trọng của hồ sơ liên
quan đến truyền giáo để nhằm cổ vũ sự phát triển trong khu vực và xa hơn nữa.
Điều này cũng trở nên rõ ràng trong
suốt buổi tường trình của Điều Phối Viên về Linh hoạt Truyền giáo của Vùng.
Các báo cáo của các điều phối viên khu vực khác nhau đã đưa
ra những đáp áp cho các vấn đề nhưng nhiều vấn nạn vẫn chưa có lời giải đáp hoặc chưa được giải quyết hoàn
toàn. Trong số đó có những vấn đề có thể đưa
ra những hướng dẫn cho sự tham gia của chúng ta tại Vùng AFRAM trong tương lai, và các vấn đề đó có lẽ quan trọng không kém cho tất cả các Vùng SVD khác trên toàn thế giới.
“Thiên Chúa muốn chúng ta làm gì trong Vùng AFRAM? Thiên
Chúa muốn gì vào thời điểm này? Để việc đáp lại những gì Thiên Chúa muốn, đâu
là những thách đố mà chúng ta
trong tư cách là Tỉnh, Miền, Khu vực, như
cộng đoàn, cá nhân và
như những nhà lãnh đạo đang phải đương đầu? Dấu hiệu nào
cho biết chúng ta đang đi đúng hướng? Làm một nhà truyền giáo Ngôi Lời trong Vùng AFRAM
có nghĩa là gì?
Sự trợ giúp của chúng ta dành cho những người đang đương đầu với với sự đau
khổ và bất hạnh đã đủ chưa? Phải chăng chúng
ta có thể làm nhiều hơn và còn gì khác nữa mà chúng ta có thể làm? Làm thế nào đức tin và sự xác tín của chúng ta gần gũi với những người không có điện, nước, những người phải mất sáu giờ và
nhiều hơn để đi những quãng đường mà có thể dễ dàng đi trong một giờ nếu những
con đường này đã được sửa chữa? Liệu có nghĩa gì khi chúng ta cầu nguyện và cử hành các bí tích với những
người đang đói khát, không có nổi nụ cười trên môi bởi vì họ phải gánh chịu tổn thương của chiến tranh và
xung đột? Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ mà tự hỏi liệu có nghĩa gì
nếu ai đó không có đủ thức ăn nên đói suốt cả ngày, không có khả năng để gửi con cái đến
trường, không có công việc, bị bệnh trường kỳ, chịu khổ sở vì bệnh phong, bệnh TB hoặc HIV / AIDS, không còn khả năng tha
thứ và quên đi những tội ác trong chiến tranh, không thể sống trong hòa bình?
Làm
thế nào để chúng ta, những nhà truyền giáo Ngôi Lời
trở thành tiếng nói của người nghèo? Có được phép tham gia
chính trị hay phê bình không? Liệu có
nghĩa lý gì nếu
chỉ đặt ra những câu hỏi về sự thật, công
lý, hòa bình và phát triển bền vững? Đến chừng mực nào chúng ta có thể tham gia
mà không gây nguy hiểm cho người dân và bản thân chúng ta? Trong bối cảnh này làm thế nào để làm được những gì Chúa Giêsu muốn dành cho họ, như là một người bạn và cũng là người bảo vệ?
Những câu hỏi dồn dập và xác đáng này dẫn chúng ta đến những
Hướng Dẫn của Hội Dòng. Là lãnh đạo, chúng ta sẽ làm thế nào để thi hành đầy đủ những Hướng
Dẫn này của Hội Dòng trong Vùng để phục vụ
mọi người tốt hơn? Làm thế nào để cấu
trúc Vùng của chúng ta
giúp cho việc lập kế hoạch hiệu quả hơn? Phải
chăng sự phân quyền hơn nữa và trao trách nhiệm cho các lãnh đạo trong Vùng sẽ
giúp chúng ta phục vụ dân chúng tốt hơn? Làm thế nào chúng ta lên kế hoạch và làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề
liên quan đến một vùng, tỉnh, miền và khu vực truyền giáo? Đâu
là vai trò của các chiều kích đặc
thù SVD của chúng ta?
Vùng AFRAM có ý nghĩa quan trọng đối với Hội dòng chúng ta. Vùng này còn non
trẻ, năng động và đầy tiềm năng. Nét phúc lành này của Vùng thể hiện rất rõ ràng nơi các anh em trẻ của chúng ta. Đâu là loại hình đào tạo phù hợp cho
các anh em trẻ? Phải chăng đó là chương trình đào tạo lồng vào trong cuộc sống của dân
chúng? Để trở thành những Tu
Huynh và linh mục tương lai, các anh
em trẻ của chúng ta cần biết những gì? Phải chăng các kỹ năng tổ chức cộng đoàn, nâng cao đời sống, quản lý tài
chính nhỏ, và kỹ năng tư vấn
cũng quan trọng như nhiều môn học
khác trong chương trình giảng dạy truyền thống
của chúng ta?
Trong những năm tới, Vùng sẽ phải cùng
nhau lên kế hoạch về
thời điểm và địa điểm để mở rộng. Những quyết định được thực hiện trong một tỉnh, miền, và
khu vực truyền giáo sẽ có ảnh hưởng đến những tỉnh, miền khác, cũng như ảnh hưởng
trên SVD toàn thế giới. Nelson Mandela chia sẻ một bí quyết sẽ giữ chúng ta khỏi
trật đường. Ông viết: “Tôi đã đi trên con đường dài đến tự do. Tôi đã cố gắng không vấp ngã; dọc
đường tôi đã có
những bước đi sai. Nhưng tôi khám phá ra bí quyết này là sau khi trèo lên một ngọn đồi cao, người ta mới khám phá ra rằng còn có nhiều ngọn đồi cao hơn nữa để trèo. Tôi dừng lại tại đây trong chốc lát để
nghỉ ngơi, để tranh
thủ nhìn quang cảnh hùng vĩ ở quanh tôi, để xem lại chặng đường tôi đã đi qua.
Nhưng tôi chỉ có thể nghỉ ngơi một lúc, vì ngoài tự do còn có trách nhiệm, và tôi không
dám nán lại, vì cuộc hành trình dài của tôi chưa kết thúc.”
Lời khuyên hãy tiếp tục cuộc hành trình dài ngụ ý rất nhiều trách nhiệm.
Khi các anh em chúng ta ở
Vùng AFRAM thi hành những Hướng Dẫn của Hội Dòng, đưa ra các quyết định và kế hoạch cho tương
lai, họ chỉ có thể thực
hiện điều đó bằng cách trung thành với Tin Mừng và với
dân Chúa. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì
“vui mừng và hy vọng”, “ưu sầu và lo lắng” và vì
biết rằng bởi vì sự nghèo khổ đa phần là do con người
gây ra, nên nó cũng có thể được thay
đổi bởi con người. Ngôi Lời sẽ hướng dẫn chúng ta trên đường.
Xin cho Mùa Chay này trở thành một lời mời cá nhân cho tất
cả chúng ta để được hòa giải với
Thiên Chúa, với nhau và với chính mình. Mùa
Chay mời gọi chúng ta nhìn vào trong trái tim mình, để xem những gì đang có và
hành động từ những gì chúng ta thấy. Xin cho mùa này giúp chúng ta tỉnh thức
hơn về tinh thần và trở thành những môn đệ tốt hơn của Chúa Giêsu.
(Xin tham khảo thêm các bài đã ra của cha Tổng
quyền trên: http://dongngoiloi.blogspot.com)
Ban Truyền Thông HVNL
chuyển ngữ
Cha Nguyễn Hữu Duy đính chính
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét