Suy
niệm Lời Chúa
(Ga 20,19-31)
Deacon Long SVD
Nh à
thơ Hàn Mạc Tử, một nhà thơ Công giáo, từ trong những đêm đen của cuộc đời, từ
căn bệnh phong cùi ghê rợn nhưng với nhãn quan mới về cuộc đời, đã thấy được mọi
sự đều là mùa xuân ân sủng, là Thiên Chúa quan phòng.
Có
những câu thơ toát lên một niềm tin yêu vững vàng vào Thiên Chúa:
Tứ thời xuân, tứ thời xuân non nước
Phút thiêng liêng nhuần gội ánh thiều quang.
Phút thiêng liêng nhuần gội ánh thiều quang.
Đối
với Hàn Mặc Tử, "ánh thiều quang" này không phải là một luồng ánh
sáng vô vi, nhưng là chính Thiên Chúa "Tình
Yêu rung động lớp hào quang", như ông làm chứng:
Sáng vô cùng, sáng
láng cả mọi miền
Không u ám như cõi lòng ma quỉ
Vì có Đấng Hằng Sống hằng ngự trị
Nhạc thiêng liêng dồn trổi khắp u linh.
Không u ám như cõi lòng ma quỉ
Vì có Đấng Hằng Sống hằng ngự trị
Nhạc thiêng liêng dồn trổi khắp u linh.
Còn
bài Tin Mừng hôm nay, một lần nữa đề cập đến niềm tin của các môn đệ, cách
riêng là Tôma. Có lẽ hình ảnh “Ngôi mộ trống” trong Tin Mừng lễ Phục Sinh không
đủ bằng chứng thuyết phục các ông tin vào Đức Giêsu Phục Sinh.
Vì
chưa tin nên các môn đệ còn sợ hãi, đã giam mình trong căn phòng đóng kín cửa.
Vì chưa tin nên các ông thiếu bình an trong tâm hồn và lo lắng xao xuyến. Vì
chưa tin nên Tôma đòi “phải nhìn tận mắt, sờ tận tay”.
Vì
thế, Đức Kitô Phục Sinh đã đích thân hiện ra đứng giữa các ông, chúc bình an
cho các ông, sai các ông ra đi với sứ mạng mà Đức Giêsu đã lãnh nhận từ Chúa
Cha cùng thông ban Thánh Thần và ơn tha tội, để các ông làm chứng cho sự Phục
Sinh của Ngài:
“Anh
em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha, anh
em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,23).
Đồng
thời, Đức Giêsu Phục Sinh mời gọi Tôma sờ vào những vết thương của Ngài. “Hãy
đặt ngón tay vào đây và hãy xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy.
Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”
(Ga 20,27).
Tôma
cứng lòng tin, đã không tin Đức Giêsu sống lại dù các Tông đồ khác đã làm
chứng. Nhưng khi đã tin, thì niềm tin của Tôma được thể hiện một cách mạnh mẽ,
không chỉ bằng lời tuyên xưng: “Lạy Chúa của
con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28) , mà Tôma còn thể hiện niềm tin ấy bằng cả cuộc sống chứng
tá và nhất là bằng cái chết tử đạo.
Chính
nhờ sự cứng lòng của Tôma, mà chúng ta được chúc phúc “phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,29). Chính nhờ lời tuyên tín
cùng với cuộc sống và cái chết của Tôma, mà niềm tin của chúng ta được củng cố.
Thật
ra Tôma không cứng lòng tin hơn các Tông đồ khác.
Khi
Chúa chết, các Tông đồ khác cũng hoang mang sợ hãi không kém. Rồi khi nghe tin
Chúa sống lại, các ngài cũng bàng hoàng, bở ngỡ và giữ thái độ nửa tin nửa ngờ.
Bằng
chứng là hai môn đệ trên đường Emmaus, dù đã được các phụ nữ tường thuật về
việc Chúa sống lại nhưng họ vẫn không tin và bỏ về quê. Sau khi được Chúa hiện
ra đồng hành với họ, mắt họ mới mở ra và tin.
Có
lẽ hình ảnh Tôma cũng là hình ảnh của con người chúng ta thời nay. Cái gì chúng
ta cũng muốn xem tận mắt, bắt tận tay. Chỉ tin những gì thấy được. Chỉ chấp nhận
những gì sờ được.
Chúng
ta đang sống trong thời đại khoa học thực nghiệm, nên không dễ dàng chấp nhận
điều chưa được kiểm nghiệm. “Trăm nghe không bằng mắt thấy”.
Hơn
nữa, trong một xã hội “vàng thau lẫn lộn” qúa nhiều mưu mô, lừa đảo, nên
cần phải có những chứng nhân thực sự, không chỉ bằng lời nói, nhưng là sống niềm
tin bằng những hành động cụ thể.
Vì
thế, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe người khác nói hay chính
chúng ta cũng nói như Tôma: “Nếu tôi không thấy thì tôi không tin”, hoặc
“Tôi thấy, tôi mới tin”.
Nhưng
có lẽ chúng ta không biết điều chúng ta đòi hỏi là mâu thuẩn và vô nghĩa. Bởi
vì bản chất của tin là không thấy. Nếu thấy rồi thì không phải là tin nữa.
Vì
tin là chấp nhận một qủa quyết của người khác là đúng sự thật mà mình không thấy
và không chứng kiến, vì điều đó hợp lý, hợp tình, dựa vào một thế giá nào đó
như sách vở, nhân chứng, sự kiện…
Chẳng
hạn chúng ta không thấy các vua chúa thời xưa, không thấy tổ tiên chúng ta,
không thấy tình yêu hay sự thù ghét của người khác, nhưng chúng ta vẫn tin và
không thắc mắc gì cả. Bởi vì có sách vở ghi lại, có người khác kể lại hay có dấu
hiệu bên ngoài làm chứng.
Do
đó, niềm tin trong đạo của chúng ta cũng thế.
Có
những mầu nhiệm vượt qúa sức hiểu biết của chúng ta, nhưng chúng ta vẫn tin, vì
có Kinh Thánh ghi lại, có Giáo hội tông truyền thuật lại và có những bằng chứng
của biết bao người đã sống trước chúng ta hoặc đang sống với chúng ta.
Vì
thế, sự kiện Đức Giêsu Phục Sinh là chân lý đức tin và là một mầu nhiệm. Đây là
chân lý nền tảng cho cuộc sống đức tin của mọi người Kitô hữu chúng ta, như
Thánh Phaolô đã xác quyết:
“Nếu
Đức Giêsu đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả đức
tin của anh em cũng trống rỗng… Nhưng Đức Giêsu đã chổi dậy từ cõi chết, mở đường
cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1Cr 15, 14-20).
Cuộc
sống của chúng ta, với những thăng trầm của cuộc đời, có người tin vào Thiên
Chúa một cách mạnh mẽ vì họ nhận được những ơn lành nào đó, tuy nhiên cũng có
người hoài nghi về sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời họ, khi họ gặp phải
những gian nan khốn khó.
Khi
cuộc sống thuận buồm xuôi gió, chén chú chén anh thì chúng ta dễ tin vào Chúa.
Còn khi gặp phải những biến cố đau thương, làm ăn thất bại, cơm không lành canh
không ngọt thì chúng ta lại quay lưng với Chúa. Chúng ta không tin vào sự quan
phòng của Thiên Chúa trong cuộc đời, hay không nhìn với con mắt đức tin để rồi chúng
ta đánh mất đức tin của mình.
Một
buổi sáng đẹp trời nọ, một thầy dòng ra vườn cây, vừa dạo cảnh thiên nhiên vừa
cầu nguyện. Đứng trước hàng cây chôm chôm, nhìn những chùm trái nho nhỏ xinh
xinh, bên cạnh đó là gốc bí với những quả thật lớn bám trên những chiếc dây leo
mỏng manh, bất chợt thầy nghĩ:
"Chẳng
biết Chúa có mắt không! Tại sao những trái chôm chôm bé tí teo kia lại mọc trên
những cành cây cứng cáp chắc chắn, còn mấy trái bí khổng lồ như thế này lại bám
vào những dây leo tí tẹo? Chẳng hợp tình hợp lý chút nào. Tại sao thứ mình
thích thì lại nhỏ xíu, còn thứ không thích thì cứ to đùng?"
Trưa
hôm đó, sau lúc đi dạo và gặp phải ngày thời tiết nóng nực, thầy nằm hóng mát
dưới một gốc cây và thiu thiu ngủ lúc nào không hay. Một làn gió thoảng qua.
Cành lá rung động. Chợt một trái chôm chôm nhỏ rơi trúng đầu thầy.
Giật
mình dậy. Rồi như vừa tỉnh khỏi cơn mộng, thầy quì xuống cầu nguyện: "Ôi lạy Chúa, may mà Chúa có mắt, chứ nếu để
trái chôm chôm to bằng trái bí thì còn gì cái đầu của con."
Thiên
Chúa biết rõ những gì tốt nhất cho chúng ta. Ngài luôn làm mọi sự vì yêu thương
con người. Vấn đề không phải là có Thiên Chúa không; Ngài có mắt hay có tai
không; nhưng vấn đề là con người có mở mắt, mở lòng, mở tai để nhận ra sự hiện
diện yêu thương và bàn tay quyền năng của Ngài không thôi.
Trước
một sự cố trong đời, có kẻ chống Chúa, từ Chúa, nhưng cũng có người tin yêu gắn
bó với Ngài hơn.
Lời
của vị tu sĩ "Ôi lạy Chúa, may mà
Chúa có mắt" sao nghe giống lời của Thánh Tôma. "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi"
hay "Lạy Chúa, đúng là Chúa có mắt" chính là những lời tuyên xưng đức
tin một cách sống động và hùng hồn.
Thiết
tưởng đời người Kitô hữu cũng nên thấm đượm niềm xác tín vững vàng như thế. Dù
đứng trước phong ba bão táp, dù phải khốn đốn vì bao thăng trầm của cuộc đời,
hãy cứ tin tưởng rằng Thiên Chúa luôn hiện hữu bên ta, rất nhẹ nhàng và rất quyền
năng.
Nhẹ nhàng như làn gió lay động nhành lá trong vườn, và
quyền năng như lúc cửa đóng kín mà Ngài vẫn đến được với các Tông đồ. Amen!
◊
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét