Deacon
Pháp, SVD
Chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh mà con người hầu như
chỉ nghĩ đến những lợi ích trước mắt. Con người chịu ảnh hưởng quá nhiều về các
thuyết duy vật, thực dụng, mang đầy tính thế tục. Mọi thứ như đang quyến rũ
người kitô hữu chúng ta hơn bao giờ hết.
Điều đó đã làm cho chúng ta mất dần
niềm tin của mình vào Thiên Chúa. Đôi khi người Kitô hữu đến với Thiên Chúa
cũng chỉ là để xin cho được điều này hay được điều kia, mà chúng ta không biết
rằng, điều đó có thật sự lợi ích cho chúng ta sau này hay không?
Có những lúc, chúng ta vô tình biến
Thiên Chúa như là người đáp ứng nhu cầu của mình, hay nói khác, chúng ta điều
khiển Ngài qua việc chúng ta xin ơn. Chính vì thế, khi chúng ta không được đáp
lời, thì lòng tin vào Thiên Chúa lại bị chao đảo.
Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót,
Người biết chúng ta cần gì trước khi chúng ta nguyện xin, cho nên, Người sẽ ban
ơn cho chúng ta nếu điều ấy hợp với thánh ý Người. Chúa sẽ ban cho chúng ta vào
lúc và bằng cách thức có lợi nhất cho chúng ta.
Chúa muốn chúng ta bền bỉ van xin, là
để chúng ta thể hiện lòng khác khao của mình, thể hiện thiện chí của mình, đặc
biệt hơn thể hiện lòng tín thác của mình vào Thiên Chúa.
Và như thế, việc xin ơn của chúng ta sẽ
mang đến những giá trị trước mặt Thiên Chúa. Giá trị ở đây chính là lòng tin
tưởng vào ơn lành của Người. Tin tưởng vào sự bao bọc chở che của Người trong
cuộc sống của chúng ta, dẫu biết rằng, cuộc đời lắm gian nan và vất vả.
Như vậy, cầu nguyện không phải là xin ơn này hay ơn kia theo
óc vụ lợi, để đạt được nhữ kết quả theo ý mình, nhưng là để ý Chúa được thể hiện
nơi ta. Cầu nguyện cũng không phải là việc tránh né bổn phận để Thiên Chúa làm
tất cả, mà cần phải biết chu toàn bổn phận của mình hằng ngày theo chức phận mà
Thiên Chúa đặt để nơi mỗi người chúng ta.
Chuyện kể rằng, có một anh chàng đóng dày, ngày ngày anh rất
bận rộn với công việc, không còn một chút thời gian rãnh để cầu nguyện. Thế
nhưng, mỗi sáng anh thức dậy, anh đều tạ ơn Chúa đã ban cho anh một đêm an
lành, rồi anh đi làm. Chiều về trước khi ngủ, anh cũng tạ ơn Chúa đã gìn giữ
anh một ngày làm việc bình an.
Hay câu chuyện trong dụ ngôn “người Pharisêu và người thu thuế”
lên đền thờ cầu nguyện. Người thu thuế đứng đàng xa đấm ngực nói rằng “Lạy
Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18,13). Đây là một cách cầu
nguyện rất đơn sơ làm đẹp lòng Thiên Chúa.
Cầu nguyện cũng là một sứ vụ góp phần trong việc truyền giáo
rất lớn lao. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, ngài không ra khỏi bốn bứt tường của
tu viện nhưng mà Giáo hội lại tôn phong ngài là bổn mạng các sứ truyền giáo.
Điều đó, không có nghĩa là ngài đã đi đây đó rao truyền Nước
Chúa, nhưng qua lời cầu nguyện và đời sống chu toàn trách nhiệm trong khiêm nhu
đã thể hiện tinh thần truyền giáo của ngài và điều này mang lại ảnh hưởng lớn
cho những nhân loại.
Cha thánh Đaminh cũng là một minh họa, ngài là người rất lỗi
lạc về giảng thuyết, nhưng không vì thế mà làm cho nhóm lạc giáo trở lại với
Tin mừng, nhưng qua việc cầu nguyện bằng chuỗi mân côi, đã làm cho nhóm lạc
giáo ấy trở về với Tin mừng của Chúa.
Ngày nay không còn sự cấm bách, không
còn sự đổ máu để nói lên lòng trung tín của mình, nhưng thay vào đó là bao
“quyến rủ” của bụi đời như là một thứ “bùa mê”, liệu người Kitô hữu có dám
khước từ chúng hay không? Hay “bám víu” vào những vật chất chóng qua. Đôi lúc,
tu sĩ trẻ của chúng con đây cũng bị ảnh hưởng, nếu không thức tỉnh.
Hình ảnh tổ phụ Abraham là mẫu gương của Đức Tin cho chúng
ta. Ông đã dám từ bỏ quê hương để đi đến một nơi mà ông không biết sẽ như thế
nào trong lúc tuổi đời đã “về chiều”, khi nghe lời mời gọi của Thiên Chúa. Ông
đã tín thác một cách tuyệt đối vào Thiên Chúa, vì thế mà ông được gọi là Cha của
những kẻ tin.
<
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét