16 thg 11, 2013

nhiệm vụ của mỗi người đi tu

Anthony Số, SVD
Nhìn lại những năm tháng trong đời tu: tôi cảm nghiệm được rằng, việc đi tu trên bước đường tận hiến là do thánh ý Thiên Chúa mời gọi mỗi người dấn thân bước theo con đường tận hiến để cho Nước Trời ở trần gian này thêm phong phú. Vì mỗi một người đi tu đều muốn hiến dâng vẹn con người của mình cho Thiên Chúa và hoạ lại hình ảnh Người Sư Phụ của mình nơi trần gian này. Đây là nhiệm vụ của mỗi người đi tu.
Bước ra khỏi tu viện đến một nơi mục vụ vùng sâu vùng xa, tôi gặp không ít những người thần tượng nhìn và nói về những người đi tu. Người ta nói, đi tu là sướng, thậm chí kể cả những người vô thần cũng nhìn về vị linh mục hay về một thầy tu, họ đều đề cao và tôn trọng, nhiều khi người tu sỹ có người lấy làm thần tượng.

Tuy nhiên, đây chỉ là những suy nghĩ và những đánh giá về hình thức bên ngoài về người nhà tu mà thôi. Còn tôi là người sống trong cuộc tôi cảm thấy được rằng, con đường đi tu là một con đường không mấy ai theo sát Đức Kitô là Người Thầy của các bậc thầy dậy, là thầy của mọi con người tin theo Ngài, đặc biệt là những người tu sỹ hôm nay.
Về phần tôi, khi mới được mang chiếu áo dòng trên thân xác, tôi cảm nhận niềm vui tràn trề và hy vọng đời tu là đáo hoa tương như bông huệ đứng trước gió. Bông hoa nở đều toả ra một hương thơm đặc biệt, làm cho người ngửi cảm nhận được hương thơm mà thoả sức hưởng thụ hương thơm của bông hoa ấy.
Ngược lại đời tu có nhiều gian nan thử thách, thậm chí nay bị đe doạ, không khéo bị sa thải. Đời sống cộng đoàn có nhiều những đau khổ người ta tạo áp lực cho nhau sống chẳng mong được yên chút nào. Tuy nhiên, người tu sỹ ai cũng nhắm đến mục đích của đời mình là để lên thánh, để làm cho Thiên Chúa được vinh danh.

Sau hơn ba tháng tôi mới có cơ hội tĩnh tâm để nhìn lại hành trình của mình trên bước đường theo Chúa, kể từ khi tôi bước chân vào đời tu, ẩn thân bên cạnh Chúa và sống đời sống cộng đoàn với các cha, các thầy. Đến hôm nay nhìn lại con người của mình cũng đã nếm đủ mọi hương vị của đời tu.
Thiết nghĩ, ai đi tu cũng được thanh thản con người của mình từ thân xác đến tâm hồn, thì quả là một vị thánh sống ở trần gian này rồi. Tôi cũng được một vài anh em khen là tôi có đời sống đạo đức, nét mặt lúc nào cũng vui vẻ và bình an. Những tôi tạ ơn Chúa và cảm ơn người anh em đó đã có lời khen để giúp tôi bớt đi nỗi buồn khi phải chịu đựng những lời phê bình của người khác.
Hơn nữa. trong đời tu tôi chú trọng đến những điều tôi phải làm và những điều tôi phải giữ kể từ khi tôi khấn hứa với Chúa qua ba lời khuyên Phúc Am.
Một câu hỏi thông thường mà mọi người khi đọc sách Thánh hoặc khi nghe chia sẻ về câu Kinh Thánh; Đức Giêsu hỏi các môn đệ “Còn anh em, anh em bảo thầy là ai?” Ông Phêrô trả lời rằng, “Thầy là Đấng Kitô” (Mc 8,29).
Khi nghĩ về chiếc áo dòng, thoạt tiên tôi nghĩ ngay đến tu phục của những nhà tu hành, bất kể một chức sắc tôn giáo nào, khi người tu sỹ đúng nghĩa cũng đều mang cho mình một mẫu tu phục được quy định và được mang trên thân mình để tỏ cho người đời biết là mình đi tu. Chiếc áo dòng khi mang vào thân thể của một tu sỹ cũng nói lên tính linh thiêng của nó.
Nếu anh là người tu sỹ đúng nghĩa thì anh mang chiếc áo dòng vào nó cũng làm toát lên cho người đó một đời sống tu chân chính và đúng nghĩa của người thầy tu. Người đời thường nói: chiếc áo dòng không làm lên thầy tu?
Vâng, đây là một quang niệm không sai về những người đi tu khi mang chiếu áo Dòng trên mình là lòng họ không tu. Cũng dễ nhận thấy điều này ở một số tu sỹ ở thời nay thôi, có những người đi tu chỉ vì muốn có danh dự, muốn có vị thế trong một tôn giáo, cụ thể là trong đạo Công Giáo.
Nghe đây đó cũng có những vị linh mục, vị tu sỹ giả khoác chiếc áo Dòng trên mình để lấy cớ đi xin tiền về làm việc từ thiện, xây nhà thờ…, những mục đích của họ là kiếm những đồng tiền bất chính mà bán rẻ lương tâm của mình. Đối với bản thân tôi, khi mang chiếc áo dòng trên thân mình, thiết nghĩ âu cũng là để tạo cho mình một vị thế nơi một hội Dòng trong Hội thánh. Khi đã mang vào mình thì tự mình phải biết mình là ai. Vâng “Tôi là ai”?
Đây là một câu hỏi luôn nhắc nhở tôi trong đời sống tu, một khi đã là một người tu sỹ đúng nghĩa khi mang chiếc áo dòng trên mình thì nó che đậy cho con người yếu hèn, thân mang đầy tội lỗi chứ điều quan trọng hơn cả là tôi đi tu, tự thâm tâm tôi luôn nguyện xin Chúa ban cho tôi ơn hoán cải để tôi điều chỉnh lại tư tưởng,ý chí,  lý trí cứ mỗi khi mình đi lạc xa với đời mà phải trở về đời tu.
Một ý nghĩa sâu sắc về chiếc áo Dòng là dấu chỉ của một người tu sỹ đi tu trên bước đường tận hiến. Tôi muốn tận hiến cho Thiên Chúa, khi tôi mang chiếc áo dòng nó đều nhắc tôi phải nghĩ giữ  mình và giữ ba lời khuyên Phúc âm mà tôi đã khấn hứa với Chúa.
Tại sao đi tu chỉ có mang một mầu đồng phục mà không mang nhiều màu áo mang nhiều sắc thái khác nhau? Chiếu áo dòng mang màu đen nói lên dấu chỉ khó nghèo, dấu chỉ người tu sỹ là chứng nhân của Đức Kitô. Giá trị của chiếc áo dòng là giá trị liêng thiêng của người tu sỹ.
Hơn nữa, nhìn vẻ bề ngoài người ta  sẽ biết được dấu chỉ linh thiêng bên trong của người tận hiến cho Thiên Chúa. khi mang áo dòng trên thân mình thì nó thể hiện chiều kích tình yêu của Chúa Kitô, vì người tu sỹ sống đời sống tu là hoạ lại hình ảnh của Chúa Giêsu là Thầy Chí Thánh và là mẫu gương cho biết bao nhiêu người đi tu trong Giáo Hội.
<

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét