Deacon
Huy, SVD
Gioan
Tẩy Giả là nhân vật thường được nhắc đến trong Mùa Vọng. Bởi vì tước hiệu và sự
nghiệp của Gioan Tẩy Giả gắn liền với chương trình cứu rỗi của Đức Giêsu. Gioan
Tẩy Giả là vị ngôn sứ cuối cùng được Thiên Chúa chọn làm người đi trước dọn
đường cho Đấng Cứu Thế.
Do
đó, khi nói đến Đức Giêsu là phải nói đến vị tiền hô của Người. Chính vì thế,
phụng vụ Lời Chúa trong Mùa Vọng nói rất nhiều về Gioan Tẩy Giả, cụ thể như
trong bài Tin Mừng hôm nay, cho thấy cuộc sống khắc khổ của Gioan Tẩy Giả trong
hoang địa: mặc áo lông lạc đà, ăn châu chấu và mật ong rừng.
Gioan
Tẩy giả đã rao giảng và kêu gọi mọi người: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa,
sửa lối cho thẳng để Chúa đi. Cho nên, Gioan Tẩy Giả luôn xác nhận sứ mệnh của
mình là dọn đường cho Đấng Cứu Thế, chứ không phải là Đấng Cứu Thế như một số
người lầm tưởng.
Ngài
đã giải thích điều đó cho mọi người hiểu, bằng cách đối chiếu sứ mạng của ngài
và sứ mạng của Đấng Cứu Thế: “Tôi làm phép rửa cho anh em trong nước để giục
lòng anh em sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng
xách dép cho Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh thần và lửa”.
Trong
cuộc đời mỗi ngươì chúng ta đều có những dòng nước mắt: nước mắt của đau khổ,
nước mắt của hận thù, nước mắt của niềm vui, nước mắt của đoàn tụ, nước mắt của
ly biệt, nước mắt của tiếc thương. Nhưng chỉ có nước mắt của sám hối là có giá
trị hơn cả. Vì nước mắt sám hối khép lại qúa khứ, để mở cửa tương lai, rửa
sạch tội lỗi để lộ ra ân sủng.
Trong
đoạn Tin Mừng của Mát-thêu (3,1-12), Gioan Tẩy Giả đã khơi lên dòng nước mắt
sám hối ấy, khi ngài kêu gọi: “Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã gần đến”.
Chính Đức Giêsu khi bắt đầu cuộc đời rao giảng, cũng đã gói trọn nền tảng Kitô
giáo trong lời kêu gọi: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.
Sám
hối là bước khởi đầu, và là nền tảng của niềm tin. Một trong những nghịch lý
của Kitô giáo, là càng nhận ra sự yếu đuối nhỏ bé của mình, con người càng lớn
lên trong ân sủng và trong tình thương của Thiên Chúa.
Càng
nhận ra thân phận tội lỗi của mình, con người càng dễ cảm thông trước những vấp
ngã của anh chị em. Dù chúng ta là ai, hay ở trong địa vị nào đi nữa, chúng ta
đều là kẻ có tội, cần phải ăn năn thống hối và cần phải thật lòng trở về cùng Thiên
Chúa.
Vì
Thiên Chúa không mong chờ nơi chúng ta điều gì khác hơn, là lòng sám hối. Chính
lòng sám hối chân thành đã đem lại niềm vui cho cả thiên đàng: “ Trên trời sẽ
vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”.
Việc
rao giảng của Gioan Tẩy giả, của Đức Giêsu của các Tông đồ đều khởi đầu bằng
việc kêu gọi; “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến”. Đây là lời kêu gọi
cứu nguy khẩn cấp cho cả thế giới hôm
qua, hôm nay và mãi mãi, nếu muốn sống trong Nước Trời.
Tuy
nhiên, lòng sám hối đích thật đòi hỏi con người phải có một quyết tâm dứt
khoát, không được chần chừ kéo dài thời gian mãi được, vì: ”Cái rìu đã đặt sẵn
dưới gốc cây, nếu không sinh trái sẽ bị chặt đi”. Chúng ta không thể lừa gạt Thiên
Chúa qua việc bày tỏ lòng ăn năn sám hối cho qua chuyện, hay vì bị áp lực, hoặc
vì thấy kẻ khác làm, nên mình cũng làm theo, để khỏi bị chê cười.
Đoạn
Tin Mừng cho thấy những người Pharisiêu và Sađốc cũng đến xin lãnh nhận phép
rửa của Gioan, và Gioan đã nghiêm khắc cảnh tỉnh họ: “Hãy chứng tỏ sự ăn năn
thống hối bằng những hành động cụ thể trong cuộc sống”.
Hằng
ngày chúng ta đọc kinh Lạy Cha: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con
nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như
trên trời”. Lời cầu xin đó của chúng ta sẽ là lời nói suông, hay chỉ là lời cầu
xin theo thói quen, bao lâu chúng ta không thực sự canh tân đời sống mình theo
lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả trong hoang địa: “Anh em hãy sám hối, vì Nước
Trời đã gần đến”.
Sám
hối đòi hỏi con người phải triệt để thay đổi, từ tư tưởng cho đến hành động, từ
hướng đi cho đến cách sống. Sám hối là công việc của tất cả mọi người, cá
nhân cũng như tập thể, gia đình, giáo xứ
và toàn thể Gíao hội.
Ngọn
lửa sám hối đã được thắp lên trong lòng Giáo hội, không chỉ là ánh sáng xua tan
bóng đêm tội lỗi, mà còn thôi thúc mỗi
người chúng ta, hãy thật lòng ăn năn sám hối những lỗi lầm, những thiếu sót của
mình đã xúc phạm đến Chúa và anh chị em, để xin Chúa và anh chị em tha thứ.
Vậy, mỗi người chúng ta hãy kiểm điểm lại cuộc
sống của mình trước nhan Thiên Chúa, để xem còn những trở ngại nào ngăn cản,
không cho Chúa đến trong chính mỗi người chúng ta và trong xã hội chúng ta đang
sống?
Mùa
Vọng là mùa ăn năn sám hối để dọn dường cho Chúa đến. Trong tuần vừa qua chúng
ta đã làm được những gì, để chứng tỏ rằng, chúng ta đã ăn năn sán hối, đã thay
đổi cuộc sống, để chuẩn bị đón mừng Chúa đến.
Xin
Chúa ban ơn giúp sức, để trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn can đảm sám
hối những lỗi lầm, thiếu sót của mình, với Chúa và với anh chị em, để được thứ
tha, để sống tốt đẹp hơn.
Xin cho mỗi người chúng ta biết dọn đường
trong tâm hồn mình cũng như trong thế giới này, để Chúa có thể đến được với
nhiều người, và nhiều người đến được với Chúa trong mùa Giáng Sinh này.
<
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét