Nguyễn
Bính, SVD
Khi học triết học
năm thứ 2, tôi được học về môn “Tư duy hiện đại”, khi tìm hiểu về tác phẩm của
một triết gia hiện sinh bàn về tinh thần hiếu mỹ, vị Giáo sư đã liên hệ sang
Kinh Thánh và nói rằng: “Kinh Thánh là nguồn Chân Thiện Mỹ. Thế nhưng thường
chúng ta hay nói đến cái chân và cái thiện mà ít đề cập đến cái mỹ”.
Từ
đó, mỗi lần nghe hoặc đọc Tin Mừng, tôi thường cố gắng để tìm kiếm một tín hiệu
thẩm mỹ trong đó. Thực ra, nói chân thiện mỹ là để tiện phân biệt khi tìm hiểu
ý nghĩa của từng khái niệm mà thôi, chứ thực ra Chân Thiện Mỹ đều là những phạm
trù của Mỹ học, bao gồm cái xinh xắn, mỹ miều, cái cao cả, cái đớn hèn, cái bi,
cái hài…
Tất
cả có mối liên hệ với nhau.
Điều
đã gây được nhiều mỹ cảm nhất đối với tôi trong đoạn Tin Mừng của Gioan (3,
22-30) đó chính là câu nói bất hủ của thánh Gioan Tẩy giả: “Người phải nỗi bật lên còn Thầy phải lu mờ
đi” (Ga 3,30).
Quả
thật, qua câu nói này chứng tỏ Thánh nhân là hình mẫu tuyệt vời của chứng nhân
cho Ngôi Lời Thiên Chúa. Có thể từ đây ta bắt đầu khám pha những vẽ đẹp chân
chính mà Gio-an đã thi hành tuyệt hảo trong sứ vụ của mình.
Vẽ
đẹp mà chúng ta khám phá ở đây ắt hẳn không phải là nét hào hoa phong nhã của một
tài tử điện ảnh, hay vẽ đường bệ đỉnh đạc của một chính khách, nhưng là vẽ đẹp
của một con người trong dáng dấp của một người tiền sử nhạt tình với danh lợi.
Vẽ đẹp của một kẻ đại ẩn giữa đời. Vẽ đẹp ấy được biểu hiện cụ thể như sau:
Thứ
nhất, đó là vẽ đẹp của sự khiêm nhường.
Ngài khước từ mọi vinh quang người ta phủ quanh Ngài. Ngài thành thật nhận mình
không phải là Đấng Cứu Thế toàn dân mong chờ, Ngài nhận mình chỉ là “tiếng kêu
trong hoang địa”. Ngài khiêm nhường nói rằng ngài không xứng đáng cởi dép cho Đấng
Cứu Thế.
Đức
khiêm nhường ấy chiếu lên dung mạo Ngài một vẽ đẹp ngời sáng. Nó làm cho lời chứng
của Ngài càng có sức thuyết phục. Vẽ đẹp ấy phản ánh dung mạo đích thực của Đấng
Cứu Thế, Đấng tuyệt đối khiêm nhường.
Vẽ
đẹp thứ hai ta thấy nơi thánh Gio-an đó là vẽ
đẹp của sự khổ hạnh. Phần lớn đời Ngài ẩn dật trong sa mạc. Sống trong sa mạc
đồng nghĩa với sống khổ hạnh.
Ngoài
sự khắc nghiệt của thời tiết, sự hoang vu cô tịch, sự đe dọa của thú dữ, Thánh
Gio-an Bao-ti-xi-ta còn tự nguyện sông đạm bạc, đơn sơ, y phục chỉ là mảnh da
thú quấn quanh cơ thể. Thức ăn chỉ là châu chấu và mật ong rừng. (Thực ra đây
là loại đặc sản nhưng ăn nhiều chắc cũng ngán, ngán thì không ngon mà không
ngon mà phải ăn là một hy sinh lớn.)
Sự
khổ hạnh không chỉ lóe sáng lên một ý chí mạnh mẽ, biết vượt thắng chính bản
thân mình mà còn chiếu hy vọng vào tương lai. Người lệ thuộc vào vật chất là
người chịu trói buộc trong hiện tại. Người khổ hạnh là người đặt niềm hy vọng ở
tương lai. Niềm hy vọng ấy làm cho cuộc sống có một ý nghĩa cao đẹp thâm viễn.
Tương
lai ấy chính là Đấng Kitô mà Ngài loan báo.
Vẽ
đẹp thứ ba đó là vẽ đẹp của sự trung thực.
Trung thực trong lời nói về chính mình, nên ngài không dám nhận những vinh
quang người đời tưởng lầm ngài có. Trung thực với lòng mình nên Ngài sống khổ hạnh,
không phô trương, không giả dối.
Sự
trung thực đã ngời lên vẽ đẹp chứng nhân. Vẽ đẹp ấy cho ta thấy thấp thoáng
bóng dáng vẽ đẹp đích thực nơi Đấng Sự Thật là Đức Kitô.
Vẽ
đẹp thứ tư đó là vẽ đẹp của sự quên mình.
Biết mình chỉ là người đưa tin, thánh nhân luôn xóa mình đi để cho Đấng là Tin
Mừng được nỗi bật. Làm chứng cho sự thật, thánh nhân đã tự nguyện hy sinh để
cho Đấng là Sự Thật được trân trọng.
Khi
biết đám đông đã bỏ Ngài để theo đức Giê-su, ngài hài lòng vì thấy nhiệm vụ đã
hoàn tất, nên ngài nói: “Chúa phải nỗi bật lên còn tôi phải lu mờ đi.”
Khi
nhìn vào những vẽ đẹp của thánh Gio-an Bao-ti-xi-ta, chúng ta phải cúi đầu khâm
phục. Quả thực con người ta lao lướt cả đời cũng chỉ vì hai chữ lợi danh. Lợi nếu
thực tình muốn tránh, còn có thể tránh được, nhưng muốn tránh chữ danh thì quả
là một vấn đề vô cùng vi tế. Danh là một cái phù hiệu để gọi và xác minh sự tồn
tại của một đối tượng.
Con
người ta ai cũng muốn được mọi người biết đến. Sự ham muốn đó ngẫm ra từ căn đế
chỉ là muốn tìm thêm cảm giác bình yên để xác định sự tồn tại của mình. Từ đó
con người tự cảm thấy một sự thỏa mãn và ổn định tâm lý.
Con
người vẫn luôn sợ hãi cái trống rỗng hư vô vì sợ phải đối diện với sự nhỏ nhoi
vô nghĩa của chính mình. Muốn nỗi tiếng suy cho cùng chỉ là cảm thức đớn hèn của
mình một cách vô thức nên phải tìm cách khỏa lấp. Chúng ta ai cũng vì chút háo
danh bồng bột mà đôi khi trở thành lố bịch.
Qua
đoạn Tin Mừng Gio-an đã “khai ngộ” cho chúng ta, để nhận chân ra thực tướng của
chút hư danh để có một thái độ đúng đắn trong vai trò chứng nhân của Đức Kitô.
Chỉ có ẩn mình trong Đức Ki-tô chúng ta mới tìm được chốn lạc phúc trong cõi vô
danh mà thôi.
Và
khi đó nhờ Danh Đức Ki-tô chúng ta được sống mãi với thời gian như một biểu tượng
của cái đẹp đúng nghĩa, cái đẹp chân chính mà hậu thế sẽ luôn nhắc mãi. Đúng
như giai thoại kể rằng: Trước khi chết vua phổ Moza và nói: “ Ta… nhớ đến
ngươi.” Cái đẹp thì tồn tại vĩnh hằng, nó “là niềm vui trọn vẹn”, khi thấy
“Ngài phải nỗi bật lên còn thầy phải lu mờ đi.”
Chắc chắn mãi về sau con người trong muôn
thế hệ vẫn kính cẩn nghiêng mình, vẫn ngưỡng mộ, vẫn xem Gio-an Bao-ti-xi-ta
như một biểu tượng của cái đẹp, một nhân cách lớn sống chứng tá cho Tin Mừng.
Và với tôi, Thánh nhân chính là một vẽ đẹp tìm thấy, là khái niệm đủ đầy nhất của
phận người theo Chúa.
<
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét