Francis Have, SVD
Trong những ngày
này, tôi được thắp lại ngọn lửa truyền giáo qua các bài Tin Mừng của thánh Luca,
ngày tĩnh tâm cũng như khánh nhật truyền giáo. Tôi tự hỏi: truyền giáo ở bên
ngoài là sao nhỉ, trong khi trong nước nhu cầu truyền giáo vẫn rất phong phú?
Tôi
như bị thôi thúc, mình cần phải xác định rõ để việc truyền giáo không trở thành
việc của chúng ta mà phải là việc của tôi.
Quả
thật ơn gọi truyền giáo thật là cao cả. Để truyền giáo thì điều đầu tiên là tôi
phải có “Lời”. Vì truyền giáo là mang “Lời” đến cho mọi người. Truyền giáo đòi
hỏi sự dấn thân triệt để, chết đi để được sống trong tình yêu rộng mở. Truyền giáo
không đơn thuần chỉ là cử hành bí tích mà là sự hiện diện đích thực.
Phêrô
(Cv 10) đã vượt qua ranh giới của người Do Thái để đến với dân ngoại, vượt qua
ranh giới của gia đình để đến với cộng đoàn và vượt qua ranh giới của lề luật để
đến với tình yêu.
Truyền
giáo ở bên ngoài cũng đòi buộc tôi phải vượt qua. Tôi cần phải vượt qua cái
thân quen thường ngày để đến với cái xa lạ, vượt qua con người nhỏ hẹp để đến với
con tim rộng mở, vượt qua những nhận thức của riêng tôi để đến với cái nhận thức
của chúng ta.
Có lẽ
đỉnh điềm của truyền giáo bên ngoài là chết đi với ý riêng của mình. Tôi cần
làm mới mình để trở nên giống với khuôn mặt của Giêsu hơn. Tôi có cảm tưởng đời
tu của mình thật giống hai mặt của đồng tiền.
Một mặt
là Đức Giêsu, con người với trái tim rộng mở, tình yêu vô bờ bến và dấn thân
triệt để trong hiền từ và khiêm nhường. Còn mặt kia là tôi, một người ích kỷ,
thiếu sự dấn thân, thích sự an toàn và thường ngủ quên trong danh vọng địa vị.
Đời tu
là bước theo Đức Giêsu Kitô, đặc biệt là đời truyền giáo lại cần bước theo một
cách cụ thể hơn. Tôi cần bước theo Đức Giêsu để chí ít tôi cùng với Ngài làm
thành một đồng tiền, cùng với ngài rao giảng Tin Mừng cho mọi người.
Phaolô
đã độc lập trong việc tin nhận của mình để sau đó độc lập trong việc rao giảng Tin
Mừng và rao giảng một cách xác tín như thế nào, thì tôi cũng cần độc lập trong
việc xác định ơn gọi của mình: không phải vì an toàn, không phải vì danh vọng, hưởng
thụ và không phải vì số đông nhưng vì lý tưởng để qua đó độc lập trong việc dấn
thân.
Tuy
nhiên, truyền giáo bên ngoài không hẳn không mang lại cho tôi những sợ hãi, thậm
chí nhiều nữa là khác. Nhưng chính trong sự sợ hãi đó tôi mới không đánh mất đi
nền tảng đời sống kitô hữu của mình là luôn tin tưởng cậy dựa vào Chúa: “ Ơn Ta
đủ cho ngươi”.
Bên
cạnh đó, năm nay tôi cũng có được lợi thế hơn khi nhìn thấy hình ảnh của mình
tương lai trong hình ảnh cha Ighô hiện tại, qua đó tôi có được những bước chuẩn
bị tâm lý thực tế hơn. ◊