maldini svd
Nếu ai hỏi: có mấy Chúa? Tôi tin chắc, với
một người Công giáo để trả lời cho câu hỏi này thì quả là không khó mà có thể
nói là dễ.
Dễ bởi vì từ nhỏ đến
lớn hầu như ai cũng chỉ dạy trong miệng rằng chỉ “một Chúa” nhưng có “Ba Ngôi”.
Bản thân tôi cũng không ngoại lệ nếu ai đó hỏi tôi câu hỏi đó, tôi sẽ tự tin để
trả lời câu hỏi đó:
Chỉ có một Thiên
Chúa và có ba ngôi.
Giờ đây khi học
càng nhiều thì tôi cũng có thể lấy nhiều hình ảnh minh họa để diễn tả mầu nhiệm
ba ngôi Thiên Chúa. Năm ngoái, tôi cũng dành khá nhiều thời gian để tìm hiểu bức
tranh của Rublev, hay còn gọi là Icon của Rublev bàn về Trinity. Ít nhiều tôi
làm cho tôi luôn tìm hiểu về mầu nhiệm này.
Nhưng nếu hiểu sâu
xa thì tôi lại chưa hiểu hết được mầu nhiệm cao vời đó, thực tế tôi nhiều lần
suy nghĩ và đã tìm đến nhiều sách vở để mong muốn được khai thông hay có thể có
một sự hiểu biết hơn.
Tôi luôn bị suy
nghĩ bởi điều, một Chúa sao lại Ba, mà Ba sao lại một như vậy?
Có dịp linh thao ở
Đan Viện Châu Thủy, tôi luôn suy nghĩ về Icon ba ngôi được treo phía trước nhà
nguyện của Đan Viện, cũng ít nhiều làm cho tôi phải suy nghĩ và đến giờ này có
thể nói là tôi vẫn không ngừng tìm kiếm các sách để đọc thêm sự hiểu biết.
Thực tế, nếu tôi đọc
lại các định nghĩa của các thánh Giáo phụ hay các nhà thần học thì chẳng có khó
khăn gì. Gần đây nhất, tôi được học môn Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
Tôi luôn được dạy
và nhớ rằng, sự khác biệt giữa Tam vị nằm ở chỗ “tương quan” về nguồn gốc:
Cha không phát xuất
bởi ai hết; Con phát xuất bởi Cha do sự sinh ra; Thánh Linh phát xuất bởi Cha
qua Con, nhưng không có sự sinh ra mà do sự “phát xuất”.
Thực sự, Tôi cũng cố
gắng nghe giảng để hiểu mầu nhiệm cao vời này. Nhưng thú thật, lý thuyết thì đúng
chỉ giúp cho tôi biết về lý thuyết thôi, không nên quan niệm con số “ba” trong
Tam vị Thiên Chúa giống như con số ba trong thế giới loài người, bởi vì đây
không phải là những đối thể phân biệt nhau.
Trong thế giới loài
người, con số phân biệt hypotasis (cá vị) và ousia (bản tính); thí dụ: ông A,
ông B, ông C là cá vị; mỗi cá vị mang tính người, nhưng không ai bao gồm trọn vẹn
nhân tính và nhân tính vẫn tồn tại sau khi ông A, ông B, ông C chết đi.
Nơi Thiên Chúa thì
khác, con số chỉ phân biệt hypotasis chứ không tách rời ousia. Vì thế, trong thế
giới của chúng ta, ông A, B, C là “ba cá vị” và là “ba người”; nhưng không thể
nói Cha Con Thánh Linh là “ba cá vị’ và “ba Chúa”.
Mỗi lần suy nghĩ, tôi
lại không hiểu cho rốt ráo được, và cuối cùng tôi lại kết luận đó là mầu nhiệm
vượt trên tầm hiểu biết của con người.
Dù biết ba ngôi,
không hơn kém nhau, nhưng trong thực tế tôi luôn tôi lại thường xuyên lãng quên
Ngôi Cha và Thánh Thần. Có thể là do thói quen ngay từ ngỏ tôi ít được giáo dục
hay ít nghe nói tới hai ngôi đó cho bằng ngôi Con.
Đối với tôi, hình ảnh
hay biểu tượng là những gì dễ đem lại sự sâu đậm và nhớ mãi trong tâm trí hơn lời
nói. Nhưng hình ảnh minh họa về Chúa Cha và Chúa Thánh Thần quá ít hơn so với Chúa
Con, mãi về sau này khi được biết sử dụng internet thì tôi mới dùng những hình ảnh
đó để mường tượng về Ngôi Cha và Thánh Thần như thế nào.
Cho dù chẳng ai thấy
Chúa bao giờ. Nhưng với suy nghĩ chất phát đó đã làm cho tôi nhiều lần đã quên
Ngôi Cha và Thánh Thần trong cuộc sống của tôi.
Khi lắng nghe bài
chia sẻ của anh em về cảm nghiệm của họ, tôi cũng phần nào được chia sẻ sự đồng
cảm về sự thiếu hiểu biết về mầu nhiệm cao vời này.
Do đó, tôi cần phải cầu nguyện, cầu nguyện
nhiều để xin ơn của Chúa ban để từ đó mình mới có thể cảm nghiệm và yêu mến một
cách chân thật chứ không phải một tình yêu hời hợt.
◊
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét