Giuse Nguyễn Công Lai,
SVD
Mỗi năm, khi gần
đến tết, người Việt lại có dịp ngồi bên nhau để nhìn lại một năm qua xem mình
đã làm được gì và những gì chưa thể hoàn tất. Phong tục tết cổ truyền của người
Việt Nam
gọi là Tất Niên.
Tất
niên là điều không thể thiếu đối với mỗi người, mỗi gia đình Việt Nam .
Với những người xa quê, tất niên còn là dịp để hàn huyên, tạm biệt nhau, chúc
cho nhau những lời tốt đẹp trước khi về quê thăm gia đình…
Trong
bầu khí ấy, Cộng đoàn Triết học, Học viện Sài Gòn, cũng tưng bừng tổ chức Tất Niên.
Tất niên năm nay không chỉ có các cha, các thầy trong Cộng đoàn, mà còn có sự
hiện diện của cha Linh hướng học viện – Phêrô Nguyễn Đức Vinh; ông bà Tiến Đạt
và con cháu cùng các gia đình chung quanh Cộng đoàn.
Một
tất niên đầm ấm, đượm hương tết, đầy tình người với sự có mặt của nhiều thành
phần.
Những
ngày thi căng thẳng tại Học viện Đa Minh của các thầy học viện Triết đã kết
thúc. Các thầy đều thi cử và làm bài tốt nên các thầy cũng “thoải mái”, vui vẻ,
rộn ràng và cả sự háo hức để tổ chức một tất niên thật ý nghĩa.
Các
công việc cho đêm tất niên được phân công cho từng Ban phụ trách: Ban ẩm thực
với sự cộng tác của các chị trong cộng đoàn Tiến Đạt; Ban chuẩn bị quà tất
niên; Ban âm thanh, phụng vụ… Tất cả đã sẵn sàng cho một đêm tất niên linh
thiêng.
Đêm
tất niên được bắt đầu với thánh lễ tạ ơn cuối năm. Cha chủ tế - G.B. Nguyễn Kim
Hướng, hai cha đồng tế là Phêrô Nguyễn Đức Vinh và Phanxicô Xavie Nguyễn Văn
Phú – đã mở đầu thánh lễ với lời chúc mừng toàn thể cộng đoàn phụng vụ hiện
diện trong thánh lễ tạ ơn vì đã qui tụ trong nhà nguyện đơn sơ này để cùng nhau
tạ ơn Thiên Chúa. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn hãy giành ít phút để chuẩn bị tầm
hồn mình trước khi bước vào thánh lễ tạ ơn cuối năm.
Trong
bài giảng của cha Phêrô Nguyễn Đức Vinh, ngài đã nói đến niềm vui của những con
người được giải thoát: kẻ mù được thấy, kẻ điếc được, kẻ què đi được và người
nghèo được đón nhận Tin Mừng.
Đó là
tin vui cho chúng ta, những con người được sống trong tình yêu giải thoát của
Thiên Chúa. Ngài nói thêm: Dịp cuối năm
cũng là cơ hội để anh chị em nhìn lại cuộc đời mình, nhìn lại công việc của
mình trong năm qua. Những suy tư này có vẻ hơi “già” với suy nghĩ của người
trẻ; có vẻ hơi “nhàm” với suy nghĩ của người lớn tuổi nhưng nó lại là điều rất
cần thiết cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi khi đặt cuộc đời mình trong bối
cảnh hiện tại, nhất là đặt cuộc đời mình trong tương quan với Chúa, với anh chị
em…
Tất niên không chỉ là chuyện ăn uống, chúc
mừng nhưng trên hết là tạ ơn, xin ơn và tổng kết hành trình của bản thân…
Sau
thánh lễ, ông Tiến Đạt đại diện cho gia đình chúc tết các cha, các thầy trong
cộng đoàn và lì xì để các cha, các thầy thêm vui trong dịp tết về.
Đêm
tất niên được tiếp diễn với phần tiệc mừng. Trước buổi tiệc, các cha và các
thầy trong Cộng đoàn đã hát vang bài “Chúc Xuân” để chúc mừng đến toàn thể đại
gia đình Tiến Đạt.
Cha
Phú đã thay lời cho Cộng đoàn chúc Tết đến toàn thể quan khách có mặt trong đêm
tiệc Tất niên này.Tiếp đến, Cha Vinh đã phát quà lì xì cho các em nhỏ trong
cộng đoàn. Các em vui mừng đón nhận quà lì xì từ tay cha Vinh và hát vang bài
ca Cám ơn…
Cha
Hướng và cha Phú đã tặng quà tết, lì xì cho mọi người có mặt trong đêm tất niêm
hôm nay. Những món quà tuy nhỏ bé nhưng đượm tình Chúa, tình người.
Những
món ăn ngon được dọn ra để thiết đại tất cả thực khách. Những thức uống được
rót đầy để mọi người cầu chúc cho nhau được đầy niềm vui và may mắn trong năm
mới này. Một đêm tất niên rộn ràng tiếng cười và niềm vui. Dường như, mọi lo
toan vất vả của đời thường không còn vướng bận trong đêm nay, thay vào đó là
những niềm vui và sự ngọt nào.
Trong
dịp tất niên này, ngoài những chương trình tất niên, thánh lễ tạ ơn được tổ
chức tại cộng đoàn, Cộng đoàn Triết còn làm được nhiều điều hơn thế nữa. Đó là
đem Chúa, đem niềm vui của mùa xuân đến cho những người nghèo.
Năm
nay, khi cộng đoàn Triết chuyển đến Tiến Đạt, nhận thấy nhiều cảnh đời cơ khổ
sống trong phường An Phú Đông, cha Trưởng Cộng đoàn đã cử hai thầy chuyên mục
vụ cho những người nghèo và trẻ mồ côi (thầy Đại, thầy Hưng và thầy Khoát).
Cha
và các thầy đã có nhiều việc làm thiết thực để chia sẻ với những con người này.
Ngoài mục vụ hàng tuần như dạy học văn hóa, dạy hôn nhân, dạy đàn… cha và các
thầy còn thường xuyên đến thăm hỏi, cho rước lễ các ngày trong tuần.
Trong
dịp Giáng Sinh vừa qua và trong dịp cuối năm này, Cộng đoàn cũng có những món
quà gửi đến cho những người nghèo, giúp họ có một cái tết vui hơn, ấm áp hơn.
Khi
đi thăm những cảnh đời này mới thấy hết nỗi thống khổ của họ. Người nghèo thì ở
đâu cũng có nhưng nghèo khổ như những con người này thật đáng thương và cần sự
quan tâm chia sẻ của mọi thành phần trong xã hội. Như bà Mai, sống một mình
trong một căn nhà lụp xụp.
Hàng
ngày, bà phải cặm cụi tước vỏ dừa để có tiền sống qua ngày. Mỗi ngày, nếu may
mắn, bà làm ra được 15000 đồng. Số tiền đó chỉ đủ hai bữa ăn tạm, đỡ đói. Hay
bà Út, đã 88 tuổi, mỗi ngày chỉ có một bữa ăn chính vào buổi tối, còn buổi trưa
chỉ có ổ bánh mì lót dạ.
Tuy
bà sống với người con trai lớn tuổi, nhưng anh không có việc làm ổn định nên
đời sống của hai mẹ con chỉ tạm bỡ qua ngày. Sống mà không biết ngày mai sẽ ra
sao…
Những
hoàn cảnh đáng thương này không chỉ thiếu thốn về vật chất mà họ còn thiếu thốn
cả tình thương. Thế nên, khi được các cha, các thầy đến thăm hỏi, cho quà, họ
vô cùng ngạc nhiên và xúc động. Cũng có vài tổ chức đến thăm, cho quà nhưng họ
không thực sự quan tâm và đồng hành với những người nghèo.
Khi
chúng tôi ra về, bà Út còn với theo: Cám
ơn các chú nhiều nhé. Tui chưa bao giờ thấy vui như vầy… Thiết nghĩ, trong
thời gian sắp tới, cần nhiều hơn những tấm lòng để giúp những con người này có
cuộc sống đỡ khổ hơn. Các cha, các thầy Cộng đoàn Triết có thể thăm hỏi, động
viên nhưng cái khó khăn là tìm đâu ra tiền để có thể giúp cho những cảnh đời
này bớt khổ?...
Một tất niên nữa
lại đi qua. Sau đêm tất niên này, Cộng đoàn sẽ chia tay nhau, chia tay gia đình
Tiến Đạt để về quê ăn tết cùng gia đình. Song, niềm vui tất niên hôm nay sẽ còn
được lưu giữ, hòa chung trong niềm vui của mùa xuân. Và đâu đó, một lời mời gọi
chia sẻ cho tha nhân vẫn đang mời gọi…
◊
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét