BÀI GIẢNG LỄ KHAI MẠC ĐẠI HỘI ASPAC CỦA CHA TỔNG QUYỀN
25-30/10/2011. BAGUIO – PHILIPPINES .
25/10/2011
Trong câu chuyện dụ ngôn hôm nay, đức Giêsu dùng hai hình ảnh để nói về Nước Trời. Nước Trời giống như chuyện một hạt cải người nọ lấy gieo trong vườn mình. Nó lớn lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được, và hình ảnh nắm men mà người đàn bà vùi vào trong ba thúng bột cho đến khi tất cả bột dậy men (Lk 13:20-21)
Bột men nhỏ bé, không đáng kể về trọng lượng, âm thầm, nhưng đem lại hiệu quả làm bột dấy lên và trở thành tấm bánh. Phải chăng hình ảnh bột men này phù hợp với ý nghĩa của truyền giáo trong bối cảnh Á châu nơi Kitô giáo chỉ là một thiểu số bé nhỏ. Bé nhỏ như men.
Có ba đặc tính mà chúng ta có thể suy tư về truyền giáo trong bối cảnh Á châu, đó là: Vô quyền lực (powerlessness), Chiêm niệm (contemplation), và Phụng sự (stewardship).
Vô quyền lực: Là một lục địa từng bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân, dân chúng Á châu hiểu thế nào là bất lực. Nghèo đói và bị áp bức vẫn là thực tại của đại đa số người dân ở lục địa này. Khoảng cách giữa người giàu và nghèo ngày càng gia tăng. Chúng ta không thể đối thoại với họ từ vị thế của kẻ quyền lực thống trị, nhưng từ vị trí khiêm nhường của kẻ biết thế nào là sự bất lực của thân phận người nghèo bị áp bức và bất công.
Chiêm niệm: Văn hoá của Á châu là một nền văn hoá mang đậm tinh chất chiêm niệm. Thiên về hiện diện và ở cùng hơn là hiếu động. Khi chúng ta đi vào chiêm niệm, chúng ta học hỏi biết lắng nghe, để cho người khác được tự do làm điều họ muốn làm. Con đường truyền giáo của chúng ta qua đối thoại là biết cùng hiện diện và lắng nghe. Làm sao chúng ta có thể đối thoại nếu chúng ta chỉ biết phát lệnh từ vị trí của kẻ mang quyền lực.
Phụng sự: Chúng ta phải biết rằng chúng ta không đọc tôn sở hữu tin mừng của Chúa. Sức mạng của Lời Chúa không thể bị trói buộc bởi những giáo điều hoặc phụng vụ cứng ngắc để chúng ta có thể nói rằng chỉ có Kitô giáo mới sở hữu chân lý. Làm sao chúng ta có thể là người phục vụ khi tự cho mình quyền chỉ huy ra lệnh, độc tôn sở hữu chân lý. Người phục vụ thì phải biêt khiêm nhường lắng nghe.
Sự hiện diện của men tuy nhỏ bé âm thầm, nhưng mang lại hiệu quả có thể nhìn thấy. Hình ảnh này có lẽ phù hợp cho công việc truyền giáo của chúng ta trong bối cảnh Á châu. Chúng ta sẽ không bao giờ là một tôn giáo lớn ở Á châu, mà luôn là thiểu số bé nhỏ ở lục địa giàu truyền thống với những tôn giáo lâu đời. Chúng ta chọn con đường đối thoại từ thực tại của những con người bé nhỏ không quyền lực, vì đó là vị trí mà đại đa số dân chúng Á châu trải nghiệm. Chúng ta phải đi con đường của chiêm niệm, vì qua đó chúng học hỏi ở họ, cùng hiện diện với họ và lắng nghe họ. Phụng sự là vì chúng ta là những người phục vụ Lời Chúa. Sức mạnh của công cuộc truyền giáo không phải là ở chúng ta, nhưng là sức mạnh ở Lời Chúa mà không ai có thể tự cho mình quyền độc tôn sở hữu.
Kết
Khi đề cập đến sứ vụ hôm nay của chúng ta, Tổng Tu Nghị 16th có đề cập đến linh đạo thánh giá. Con đường chúng ta đi không phải là con đường của quyền lực, độc tài hay sở hữu, nhưng là con đường ở đó bóng dáng của thập giá không thể thiếu vắng. Đức Giêsu đã đi con đường của những kẻ bé mọn (powerless), chiêm niệm (contemplative) trong sự khiêm nhường lắng nghe, và ngài tự cho mình là người phụng sự (steward) của thánh ý chúa Cha. Sứ vụ của ngài là sứ vụ của chúng ta.
Baguio–
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét