30 thg 9, 2013

Mùa Hè trên đất Kontum

 Jean-Paul ĐìnhTuấn, SVD
Cứ mỗi mùa hè về anh em Học viện SVD chúng tôi lại có thêm những trải nghiệm thật thú vị ở những vùng đất mới. Là những nhà truyền giáo tương lai, những trải nghiệm này thật ý nghĩa và cần thiết.
Mỗi lần đến với vùng đất mới, con người mới và văn hóa mới chúng tôi lại học được từ nơi đó nhiều điều mà tôi chưa hề được biết.
Hè năm nay tôi có cơ hội đến với những người Làng Phong Đăk Kia Kontum, nằm cách thành phố Kontum khoảng 4km về hướng tây nam. Bà con ở nơi đây đa phần nói tiếng Ja-rai.

28 thg 9, 2013

Nhưng tôi vẫn thương nhớ về …

GiaHoàng, SVD
Để trở thành nhà truyền giáo, chúng ta phải chập chững bước đi từng bước nhỏ. Mùa hè năm nay có thể nói là một bước nhỏ trong những bước nhỏ ấy để tôi hoàn thiện mình trong hành trình trở thành nhà truyền giáo.
Quảng Bình một miền đất “mới” của Dòng Ngôi Lời. Tôi tự hào là người mới trên mảnh đất ấy.
Giáo xứ tôi đến nằm hút trong vùng sâu hẻo lánh, cách xa đường lộ gần 30km. Đường đi gập ghềnh đèo dốc và phải vượt qua chiếc cầu treo rất đẹp bắc qua sông Son.
Xe máy vừa chạy vừa nhảy hiphop và người ngồi trên xe thì lại lắc lư theo điệu lambada. Khó khăn nhưng hữu tình, cảnh vật rất nên thơ và không khí vô cùng trong lành. Qua đồi núi rồi đến cánh đồng lúa bát ngát.

Hậu quả của sự dưng dưng



CHÚA NHẬT 26 TN. C 
Deacon TiềnLê, SVD
Như dụ ngôn về người quản gia bất lương và hành động khôn ngoan, dụ ngôn “Ông nhà giàu và anh Lazarô nghèo khó” mời chúng ta cùng nhau quan sát đời sống bên trong của các “đại gia”. Xem điều gì sẽ xẩy ra cho một cuộc sống sung túc của ông nhà giàu nhưng không biết tương quan chia sẻ và một số phận bất hạnh nghèo khó bị đời lãng quên (anh nghèo Lazarô).
Đoạn Tin Mừng này (Luca 16, 19-31) cung cấp cho chúng ta một bức tranh với hai cảnh trí trái ngược hoàn toàn: một yến tiệc đầy sơn hào hải vị với vị thực khách giàu có ăn mặc lụa là gấm vóc sang trọng. Còn ở phía trước cổng của ngôi nhà hằng ngày có yến tiệc linh đình ấy lại có một kẻ tứ cố vô thân, ghẻ chốc đầy mình và chỉ có mấy con chó đang chăm sóc anh nhà nghèo bằng hành động liếm ghẻ chóc cho anh ta.
Chúng ta hãy quan sát xem điều gì sẽ xảy ra trong bấc họa này?
Sự dửng dâng tệ bạc của kẻ giàu có

Nói ra được những điều mình suy nghĩ…



       Pière VănNăng, SVD
Kì hè năm nay, lần đầu tiên trong đời tôi ra giáo xứ mục vụ trong vai trò là một “ông thầy” đúng nghĩa. Với lòng nhiệt thành và hăng say, tôi lên đường về phục vụ ở vùng quê sông nước Miền Tây, Giáo xứ Thạnh An, Giáo phận Long Xuyên. Một giáo xứ lớn với khoảng 3000 giáo dân.
Mối liên hệ giữa cha xứ và Học Viện đã có từ lâu và khá bền chặt. Vì vậy, hằng năm đều có anh em về đây giúp hè. Đây là một giáo xứ gốc Bắc, với truyền thống đạo sốt sáng, hầu như mọi người đều tham gia nhiệt tình các hoạt động của giáo xứ.
Với lòng hăng say và yêu mến đoàn chiên, cha xứ tổ chức nhiều hoạt động nhằm thăng tiến đời sống cho mọi người, nhất là giới trẻ. Ngài chú trọng vào công việc giáo dục, và mùa hè là cao điểm.
Tôi và một anh ban Thần về giáo xứ vào tháng 7 khi các lớp học hè vừa được bắt đầu. Công việc tôi được giao là dạy học. Tôi dạy một lớp Anh văn cho các em vào các buổi sáng trong tuần; buổi chiều lớp nhân bản cho các em thiếu nhi với con số khoảng 150 em học tập trung tại hội trường.
Bên cạnh đó tôi phụ anh ban Thần với lớp Giáo lý hôn nhân vào buổi tối. Ngoài ra, tôi có thể được “điền vào chỗ trống” tại các lớp giáo lý và lớp đàn organ, trao mình thánh Chúa vào sáng thứ Năm hàng tuần.

23 thg 9, 2013

Luật cha xứ

Pière A-Thọt SVD
 Dân gian thường nói: người khôn cũng chết, người dại cũng chết và chỉ người “biết” thì sống. Không biết trong thực tế, câu châm ngôn này đúng tuyệt đối đến đâu nhưng với tôi, phần nào nó cũng giúp tôi “sống” được qua khoản thời gian mục vụ tuy ngắn ngủi. Đồng thời, nó cũng giúp tôi thâu nhặt thêm chút hành trang làm vốn sống cho mình.
Ở giảng đường, tôi được học biết chỉ có Giáo luật (luật Giáo hội), luật riêng của từng HĐGM và quy định của riêng mỗi giáo phận. Khi ra xứ mục vụ, tôi được biết thêm một loại luật nữa: luật của cha xứ. Và, luật của cha xứ lại áp dụng khác với những điều luật trên kia mới là vấn đề đáng nói.
Thế nhưng biết sao bây giờ khi lý luận rằng “đất có thổ công, sông có hà bá”? Thôi đành chấp nhận “thổ công” hay “hà bá” trên đất mình đang đứng cho xong chuyện. Còn đúng, sai thế nào thì “hạ hồi phân giải”.

Tiền là phương tiện hay mục đích?

CHÚA NHẬT 25 TN
Deacon Nhà Tiền Lê, SVD
Có người bảo với tôi thế này: “có tiền là có tất cả. Tiền mua được mọi thứ, chỉ trừ ơn cứu độ”. Trong cuộc sống không ai không biết đến những lợi ích và tác hại của đồng tiền. Người đời thường bảo: “có tiền mua tiên cũng được”. Nhưng mặt trái của đồng tiền là làm cho người ta suy thoái đạo đức, nhân cách, thậm chí đi đến chỗ táng tận lương tâm, khiến cho bao người phải đảo điên, sa cơ lỡ vận, dứt tình đoạn nghĩa với cả anh em ruột thịt máu mũ và đôi khi phải trả giá bằng cả mạng người.
Hôm nay tôi muốn mời gọi quý ông bà và anh chị em lắng nghe và suy tư một chút về thái độ của Chúa Giêsu trước vấn đề tiền bạc. Chúa Giêsu muốn nói gì với chúng ta qua dụ ngôn: người quản gia bất lương?
Tôi muốn gọi người quản gia trong dụ ngôn là tên lưu manh gặp thời. Bởi lý do hắn đã biết xoay xở tình thế chuyển bại thành thắng một cách rất ngoạn mục. Vì lý do này mà hắn đã được ông chủ khen là khôn khéo.
Trước hết có một vấn đề hơi lấn cấn ở nơi tên quản gia này: hắn là một tên quản gia bất lương, vì sau hành động thông đồng với các con nợ để gian lận tài sản của ông chủ, bỏng nhiên hắn lại được khen là: “Người quản gia này đã hành động cách khôn khéo” (Lc 16,8)?

21 thg 9, 2013

“Đừng cố gắng làm gì hết…”



Th.Trường SVD
Niềm khao khát của tôi giờ đây cũng trở thành hiện thực. Tôi được đặt chân trên vùng đất cao nguyên với những người dân tộc mắc bệnh phong tại Làng phong Đăkkia - Kontum
Trước khi bắt đầu chuyến đi mục vụ, tôi tự hỏi những người cùi sẽ như thế nào? Tôi thực sự chỉ biết họ qua những trang giấy, những hình ảnh hoặc qua những lời kể lại của những người anh em đã có cơ hội tiếp xúc với họ.
Dù có người hỏi tôi có “bị khùng” không khi xin mục vụ người dân tộc cùi, nhưng tôi thực sự khao khát một lần trong đời được tiếp xúc với họ, lắng nghe những tâm sự của họ về sự mất mát không gì bù đắp được.
Những thắc mắc, lo lắng, bối rối, cùng với sự vui mừng hòa trộn với sự hăng say thúc đẩy rộn ràng lên trong tôi, làm cho tôi càng mong nhanh được đặt chân đến đó. Khi đặt chân đến vùng đất cao nguyên, tôi vẫn mong ước cố gắng làm một việc gì đó thật hữu ích họ.

Một ngày như mọi ngày



ThầyGácổngSVD
Xin mượn lời bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để làm tiêu đề cho bài viết này. Bởi đặc trưng công việc vốn dĩ như thế, cứ nhàn nhạt, đơn điệu làm cho bụng mau đói và dễ trở thành khó tính. Đó là tâm sự thật của tôi khi nói lên cảm nhận thật của mình trong vai trò một người gác cổng tại Học viện.
Thật kỳ khôi khi có người gọi tôi là thầy quản, nó vừa không chính danh lại vừa giống với tên gọi của mấy ông thái giám trong  phim tàu. Ngại chết đi được. Tôi thật dị ứng với cái tên ấy, nhưng nghe riết thành quen.
Đành chấp nhận nó như một tất yếu trong thừa nhận một cách vô thức. Ai gọi thầy quản cũng ừ. Nhưng dẫu sao thực chất tôi vẫn là người giữ cổng đúng với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

13 thg 9, 2013

Chúa nhật 24 Thương niên - Năm C



Deacon Lê Sơn SVD
LÒNG THƯƠNG XÓT VƯỢT QUA SỰ E DÈ VÀ TÍNH TOÁN
Không ngại ngùng, không e dè Đức Giêsu nhập cuộc, ngồi ăn uống, giao du với quân thu thuế và phường tội lỗi: “ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”(Lc 15,3). Sự đồng bàn tưởng chừng như thỏa hiệp của Đức Giêsu đối với những người tội lỗi đã khiến các bậc thầy thông luật và Pharisêu phải phản ứng ra mặt. Lập tức Người dạy cho các ông một bài học thế nào là lề luật và lòng thương xót của Thiên Chúa, thông qua các dụ ngôn: đồng bạc mất và con chiên lạc.
Lòng thương xót vượt lên trên cả sự e dè và mọi tính toán
Đức cố hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận trong một lần giảng tĩnh tâm cho các hồng y, giám mục trong giáo triều Rôma, ngài đã chọn đoạn Tin mừng về dụ ngôn con chiên lạc để nói về lòng thương xót của Thiên Chúa đối với những người tội lỗi. Sau khi phân tích và chứng minh tình yêu của Thiên Chúa thông qua hình ảnh người chủ chăn sẵn sàng bỏ lại 99 con chiên để rồi không e ngại vượt lên mọi khó khăn nguy hiểm trong rừng sâu, nước độc, trong sa mạc khô cằn để tìm cho kỳ được con chiên lạc. Tìm được rồi, người đó vui mừng vác chiên lên vai trở về, mời bạn bè hàng xóm đến chung vui vì đã tìm được con chiên lạc.

Sự hoang đàng của Anh Hai


(Lc 15, 11-32)
Deacon Duy Thạch SVD

Nếu như tuổi 15 được xem như là tuổi đẹp nhất của một đời người, được ví như tuổi trăng tròn hay là trăng rằm, thì chương 15 của Tin Mừng theo thánh Luca cũng là chương đẹp nhất, tròn trịa nhất về tình cha. Với một dụ ngôn 3 trong một, dụ ngôn mang nhãn hiệu độc quyền, thánh Luca đã phác họa nên một chân dung người Cha nhân hậu không tưởng trên toàn cõi vũ hoàn. Bức tranh tình cha được khắc họa tinh tế bởi nhiều gam màu sáng tối đan xem lẫn nhau. Từ những toan tính, sự sai lầm, gục ngã, niềm đau và nước mắt của người con hoang đàng đến những cử chỉ âu yếm của lòng nhân từ vô bờ bến, khôn tả của Thiên Chúa. Tiếc thay, trong bức tranh tình cha tuyệt vời ấy có một nét vẽ dường như bị lệch bên ngoài. Nét vẽ ấy to đến nỗi, lạc đến nỗi làm cho làm cho bức tranh niềm vui gia đình dường như không trọn vẹn. Đó là nét vẽ về người người anh hai. Trong niềm vui linh đình của gia đình, thì người anh hai bỗng thấy mình lạc lõng, bơ vơ bên ngoài cánh cổng. Trong bản hòa tấu khúc nhạc vui mừng người em đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy, cung đàn của anh hai bỗng lạc điệu. Chúng ta cùng thử tìm hiểu sự lạc điệu và sự lạc lõng, chua chát, đến bi đát này của người anh hai này.

Ý NGHĨA ĐỜI TU SĨ TRUYỀN GIÁO

Thầy Quốc, SVD
Khi nhắc đến vùng đất Quảng Bình, có lẽ mỗi người đều nghĩ đến dòng Sông Gianh yên bình bao bọc cả một vùng đất bao la, hay là Động Phong Nha, hoặc là Động Thiên Đường. Thật thiếu xót nếu tôi không nhắc đến con người của vùng đất quanh năm đối diện với những thiên tai, lũ lụt. Nhưng trước khi nói về con người, tôi nói về giáo xứ mà tôi đã thực tập hè.

Cồn Nâm là một trong 4 giáo xứ Mẹ của vùng đất Quảng Bình. Thời gian hình thành có thể trên 300 năm vì theo sử sách ghi lại, Cha Thánh Điểm đã từng mục vụ ở giáo xứ Nội Hà (tên cũ của xứ Cồn Nâm) khoảng 30 năm. Giáo xứ Cồn Nâm tọa lạc trên một vùng Cồn bãi ở giữa sông với diện tích rộng khoảng 3km2, với khoảng hơn 2000 giáo dân thuộc xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Giáo xứ gồm có 6 giáo họ (Cồn Nâm, Tân Định, Hà Bồng tọa lạc trên cồn; Thái Hòa, Thông Thống, Đồng Đưng ờ bên kia bờ sông). Cha xứ còn kiêm nhiệm Giáo xứ Giáp Tam tọa lạc trên vùng cồn. Hình ảnh Nhà thờ xứ tọa lạc trên vùng cồn như thế, được ví như con thuyền lớn ở giữa lòng biển mênh mông, luôn phải đối diện với những “con sóng” lớn nhỏ. Vì thế, giáo xứ đã chịu một cơn lũ lịch sử vào năm 2010.