CHÚA
NHẬT 26 TN. C
Deacon TiềnLê, SVD
Như dụ ngôn về người
quản gia bất lương và hành động khôn ngoan, dụ ngôn “Ông nhà giàu và anh Lazarô
nghèo khó” mời chúng ta cùng nhau quan sát đời sống bên trong của các “đại
gia”. Xem điều gì sẽ xẩy ra cho một cuộc sống sung túc của ông nhà giàu nhưng không
biết tương quan chia sẻ và một số phận bất hạnh nghèo khó bị đời lãng quên (anh
nghèo Lazarô).
Đoạn
Tin Mừng này (Luca 16, 19-31) cung cấp cho chúng ta một bức tranh với hai cảnh
trí trái ngược hoàn toàn: một yến tiệc đầy sơn hào hải vị với vị thực khách
giàu có ăn mặc lụa là gấm vóc sang trọng. Còn ở phía trước cổng của ngôi nhà hằng
ngày có yến tiệc linh đình ấy lại có một kẻ tứ cố vô thân, ghẻ chốc đầy mình và
chỉ có mấy con chó đang chăm sóc anh nhà nghèo bằng hành động liếm ghẻ chóc cho
anh ta.
Chúng
ta hãy quan sát xem điều gì sẽ xảy ra trong bấc họa này?
Sự dửng dâng tệ bạc của kẻ giàu có
Ông
nhà giàu kia hằng ngày vẫn cứ yến tiệc linh đình. Anh Lazarô cứ vậy la lết trước
cổng. Còn mấy con chó tiếp tục liếm mụn nhọt của gã hành khất kia. Mỗi nhân vật
một thế giới. Ông nhà giàu không xua đuổi, không nạt nộ, cũng chẳng bài trừ hay
quan tâm, không bố thí một chút, chẳng hỏi thăm một lời kẻ xấu số, bất hạnh
kia.
Còn
kẻ khố rách áo ôm, ghẻ lở kia, cũng chẳng buồn mở miệng xin một lời mà chỉ ước
ao có được những thứ từ bàn ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Kẻ khốn cùng ấy đang
được mấy con chó “chăm sóc” (Liếm ghẻ) như một mối thân tình duy nhất còn lại của
anh trước sự ghẻ lạnh của tình người và tình đời. Đó là một cảnh trí lạnh lùng,
dửng dâng, không có gì để nói nếu không có bấc họa thứ hai.
Kẻ giàu, người nghèo ai xin ai?
Trong
bấc họa thứ hai, cũng xoay quanh hai nhân vật chính ấy: người giàu có và anh
Lazarô. Nhưng lần này có thêm mấy nhân vật khác. Có tổ phụ Ábraham và 5 nhân vật
anh em của ông nhà giàu kia đang ở đâu đó xa xa, tại nhà ông, được ông nói đến.
Các nhân vật bắt đầu đối thoại với nhau, nhưng lại ở hai thế giới cách biệt, chỉ
“thấy tự đằng xa”.
Ông
nhà giàu bắt đầu xin một ân huệ từ kẻ nghèo khó trước cửa nhà ông trước đây. “Xin sai anh ấy lấy đầu ngón tay nhỏ một giọt
nước vào lưỡi con cho mát, vì con đang bị lửa thiêu đốt khổ lắm” (Lc
16,24). Bị tổ phụ Ábraham từ chối, ông ta nài nỉ ân huệ thứ hai, “Vậy, xin sai anh Lazarô đến nhà cha con để cảnh
cáo những anh em còn lại của con, kẻo họ lại rơi vào chốn cực hình này” (Lc
16,27-28).
Đối
lại, chúng ta nhớ là ở bấc tranh thứ nhất, ngày đó tuy nghèo khó, cùng cực
Lazarô không hề mở miệng xin ông nhà giàu. Nếu trước đây, khi còn ở dương gian
ông nhà giàu không vô tâm, dửng dâng với số phận cùng khốn của anh nghèo Lazarô
thì có lẽ bây giờ sẽ khác. Một tình thế đảo ngược, anh nghèo Lazarô được an ủi,
còn ông nhà giàu lại phải chịu cực hình. Phải chăng đó là sự trả lẽ công bằng
cho cả hai?
Chuyện minh họa
Trong
tác phẩm: “Góp nhặt mỗi ngày một tin vui” có câu chuyện thế này: có một bà cụ
kia, một ngày nọ được Chúa hẹn đến thăm nhà. Bà vui mừng hạnh phúc và bà đã chỗi
dậy từ sáng sớm để lau chùi, dọn dẹp thật chu đáo nhà cửa và mọi thứ thật tươm
tất để đón Chúa. Khi mọi thứ đã đâu vào đấy, bà ngồi đợi Chúa đến.
Bổng
nhiên có tiếng gõ cửa. Bà lập tức mở cửa ra ngay. Bất ngờ chỉ thấy một em bé
rách rưới, tiều tụy ăn xin. Bà liền nói: em đi chỗ khác đi. Hôm nay bà bận đón Chúa
đến không thể giúp em được.
Rồi
bà đóng cửa ngồi chờ tiếp, một lúc sau lại nghe tiếng gõ cửa, bà vội vàng mở cửa
ra, thì lại thấy hai người lớn tuổi, dáng vẻ gầy còm, ốm yếu, thân tàn ma dại
đang đến gõ cửa để xin bà giúp đỡ. Bà liền từ chối vì lý do hôm nay bà có việc
hệ trọng là đang phải chờ Chúa đến. Rồi bà đóng cửa ngồi chờ tiếp.
Mãi
tới chiều bà lại nghe tiếng gõ cửa. Lần này bà vui mừng quá sức, vì tin chắc là
Chúa đến. Bà vội vàng mở cửa trong sự hồi hộp. Nhưng bà lại thất vọng vì trước
mặt bà là một cụ già, khổ sở, áo quần rách rưới, thân hình ốm yếu, tiều tụy,
hình như cụ đang kiệt kuệ sức lực vì một căn bệnh gì đó và đang lê lết tới cửa
để xin bà thương xót. Nhưng trong sự tức giận bà đóng sầm cửa lại và vội vàng vào
nhà, bước lên cái dường sang trọng, rồi bà nằm nghỉ ngơi, mặc cho kẻ hành khất
kia đói khổ bệnh tật, đau đớn bà không quan tâm.
Bà
mệt mỏi và thiếp đi lúc nào không hay. Trong đêm đó bà thấy Chúa đến và nói với
bà: “Ngày hôm nay Ta đến nhà ngươi ba lần, Ta gõ cửa nhưng rồi ngươi chỉ mở cửa
và xua đuổi Ta đi”.
Khi
đứng trước nỗi bất hạnh, nghèo khổ của những người khác, người ta thường có rất
nhiều lý do để từ chối giúp đỡ.
Mẹ
têrêxa Calcutta kể lại rằng: một lần kia tại Bombay, Ấn độ, khi đó các chức sắc
đang họp để lên kế hoạch là khoảng 15 năm nửa sẽ có thêm nhiều thực phẩm cho những
người nghèo, 42.000 người đang ở trong tình trạng nghèo đói thoát khỏi cảnh đói
ăn, thiếu mặc của Ấn độ.
Đang
khi hội nghị diễn ra thì ngay trước cổng tòa nhà nơi mà những nhà hữu trách
đang thảo luận kế hoạch cứu đói cho những người nghèo thì có một người đàn ông đang
hấp hối vì đói khát và bệnh tật và Mẹ đã đưa người đàn ông bất hạnh đó về căn
nhà dành cho những người nghèo và ông ta đã qua đời tại đó.
Bác
ái nếu thực thi đúng lúc, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh sẽ làm tăng thêm giá trị của
lòng nhân ái giữa con người với nhau.
Đôi lời bình phẩm
Qua
2 mẫu chuyện vừa được kể, ta thấy khi đứng trước nỗi khổ đau, sự cùng cực của
người đồng loại, người ta thường tỏ ra thận trọng, tính toán, thậm chí có nhiều
lý do để trì hoãn và chối từ.
Trở
lại bài Tin mừng: tất cả mọi chi tiết kết cấu chặt chẽ, đều xoay quanh hai nhân
vật chính: ông nhà giàu và anh nghèo Lazarô. Điều trái khoáy ở đây là người
nghèo không phải là kẻ đi xin, ngược lại chính ông nhà giàu kia lại phải đi cầu
cứu kẻ nghèo đói hai lần, một lần cho mình và một lần cho người thân của mình.
Khi
còn sống sung túc ở thế gian kẻ giàu có kia không thấy tên nghèo khổ bất hạnh
đói rách ngày ngày vẫn ở trước cổng nhà ông, nay chết rồi, khi bị khốn khổ thì
mặc dầu ở rất xa nhưng ông vẫn thấy anh Lazarô được an ủi trong lòng tổ phụ Ábraham.
Như thế
căn nguyên hậu sự bất hạnh của ông phú hộ kia là đâu? Khi còn sống ở dương gian
ông nhà giàu ghẻ lạnh, dửng dâng từ chối tương quan với người khác, nhất là với
người nghèo trước cửa nhà ông. Ông bất biết, không quan tâm, không hỏi một câu,
không bố thí một chút, nếu cần xua đuổi anh ta đi chỗ khác, đó cũng là một hình
thức tương quan. Đằng này không, ông thực hiện chiêu bài: “Chiến tranh lạnh”, bất
cần, bất biết, bất tương quan.
Chính điều
này về sau ông phải trả giá: chết rồi về nơi âm phủ chính ông phải đi cầu xin
lòng thương xót, sự quan tâm của kẻ mà trước đây ông đã đối xử bạc bẽo với người
ta. Đời là thế, “ăn miếng thì phải trả miếng”. Nhưng ở đây một mặt là chân lý của
sự công bằng, mặt khác nói lên hệ quả xấu của sự đốn mạt, ích kỷ của những kẻ
vô tâm, không biết động lòng trắc ẩn trước nỗi khổ đau bất hạnh của những người
khác.
Cứ theo
lời thỉnh cầu thứ hai của ông nhà giàu: “Lạy
tổ phụ Abraham, xin sai anh Lazarô đến nhà cha con, vì con còn có năm anh em.
Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ cũng sa vào chốn cực hình này” (Lc 16
17-28) thì hậu quả việc rơi vào chốn cực hình là do cuộc sống sa hoa khi còn ở
trần gian.
Vì thế
ông muốn có một chứng từ của một người từ cõi chết trở về để cảnh báo cho những
người đang hưởng thụ sự sung sướng của nhân gian, như ông ta trước đây. Đó là một
thực tế của bất cứ thời đại nào, có rất nhiều người sống theo não trạng không
xác tín vào giáo huấn của Giáo hội, không tuân phục những người đại diện Chúa
Kitô trong vai trò ngôn sứ của Ngài, nhưng chỉ chạy theo những ơn lạ, phép lạ
đâu đó từ những người đã chết.
Hôm nay là một cơ hội tốt mà Tin mừng nhắc
nhở chúng ta hãy lắng nghe lời các ngôn sứ của Chúa và hoán cải cuộc đời hơn là
đòi những dấu lạ từ thế giới bên kia.
Vài câu hỏi gợi ý suy tư để sống Lời Chúa dạy
Chúng ta muốn mình ở
đâu trong hai bấc họa trên: Ở trong lòng tổ phụ Ábraham hay ở nơi chốn cực hình
mà kẻ giàu có sau khi hưởng kiếp sống sung sướng ở trần gian giờ đang phải chịu?
Thái độ và tấm lòng
của chúng ta khi gặp người nghèo? Ta có dửng dâng mặc kệ nó như ông nhà giàu
kia hay không?
Chúng
ta đã sử dụng của cải Chúa ban đúng mục đích hay chưa? Hay nhiều khi còn phung
phí vào những cuộc vui vô bổ?
Xin mỗi người chúng ta hãy tự suy nghiệm,
kiểm điểm và tự trả lời để chúng ta sống tốt hơn, để tình thương của Chúa ngày
càng được chiếu tỏa trên những người bất hạnh thông qua tấm lòng và đôi bàn tay
nhân ái của chúng ta. Amen.
<
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét