19 thg 4, 2012

Kinh Thánh

phải là cuốn sách được Thiên Chúa "gợi ý"?
Làm thế nào một cuốn sách được hình thành từ cuộc sống và lịch sử của Dân Chúa lại có thể là Lời của Chúa được? Có một nông dân người Ba-Tây đã trả lời như vậy: "Thiên Chúa nói trong những sự việc. Con mắt người ta chỉ nhìn thấy các sự việc, nhưng đức tin nhìn thấy Thiên Chúa, Đấng nói với chúng ta qua đó."
Cách thức hoạt động của Thần Linh Thiên Chúa có thể so với cơn mưa đến từ trên cao, thấm sâu vào lòng đất và làm đâm hạt giống đâm chồi, rồi từ đó mọc lên cây cỏ (I-sai-a 55,10-11). Cây cối mọc lên theo cách đó là kết quả của sự hòa hợp giữa thiên và địa: bởi ơn Trời và công lao của con người. Kinh Thánh là lời của Đấng là Chúa của Dân  và lời của Dân Chúa.

16 thg 4, 2012

Ca tụng thân xác …

Jos. Lâm Sơn Tòng, SVD
“Thân xác con người là Đền thờ Chúa Thánh Thần”, đó là một mạc về sự cao trọng của thân xác con người.
Chính Đức Giêsu công bố cũng như thánh Tông đồ Phaolô tái khẳng định khi Ngài viết thư gửi cho giáo đoàn Côrintô. Ngài viết: “Anh em không biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa và Thần Khí Thiên Chúa ngự trong anh em sao?” (1 Cr 3,16).
Đã có thời các nhà thần học tu đức có khuynh hướng coi nhẹ hoặc thậm chí giảm khinh thân xác. Họ cho rằng thân xác con người là nơi giam giữ cầm buộc linh hồn mình và mọi tội lỗi đều do thân xác mà ra.

14 thg 4, 2012

Ai sẽ lăn tảng đá đời tôi?

A Thọt.SVD
Sau khi được mai táng trong mồ, chính tảng đá lấp cửa mồ Đức Giêsu cũng đang đè nặng lên đời sống và những suy nghĩ của những người môn đệ Ngài. Các phụ nữ đầu tiên ra viếng mồ Chúa vào rạng sáng ngày thứ nhất trong tuần cũng bị bao trùm bởi một bầu không khí u uẩn, nặng nề và đầy lo toan khiến các bà đã phải thốt lên với nhau: “Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mồ giùm ta đây?” (Mc 16,3)
Quả thực với thân phận thụ tạo của kiếp phù sinh, còn quá nhiều thứ vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Đứng trước thất bại, bệnh tật, khổ đau, cái chết, lý trí và ý chí của con người đành dừng bước. Đứng trước chúng, những lời hoa mỹ cũng trở nên câm nín. Bóng đen của sự sợ hãi bao trùm lên mỗi người, như các phụ nữ và nhất là các môn đệ, đã từng cảm nghiệm.

12 thg 4, 2012

Tam Nhật Thánh và Đại lễ Phục sinh tại cộng đoàn Triết SVD

Jos. Lai, svd
Tuần qua là cao điểm của phụng vụ thánh của Giáo hội Công giáo. Đó là cử hành Tam Nhật Thánh và mừng Đại lễ Phục Sinh. Trong bầu không khí linh thiêng ấy, Cộng đoàn Triết SVD đã mừng những ngày đại lễ này thật sốt sắng.


9 thg 4, 2012

Cử hành đêm Canh Thức Vượt Qua tại Cộng đoàn Học viện Mai Khôi

Bài, ảnh: A Thọt, svd

Lúc 19g30 Thứ Bảy Tuần Thánh, tại Cộng đoàn Học viện Mai Khôi, Cha Théophile Ngô Hoàn Cầu, giám đốc Học viện Ngôi Lời đã long trọng chủ sự khai mạc đêm Canh Thức Vượt Qua. Tham dự đêm Canh Thức, ngoài quý thầy trong cộng đoàn còn có sự hiên diện của một số khách mời.

Cộng đoàn Mai Khôi – Học viện Ngôi Lời Sài-gòn: Thánh lễ Tiệc ly 2012

Bài, ảnh: A Thọt, svd

Thánh lễ Tiệc ly tại Cộng đoàn Mai Khôi đã do cha giám học Antôn Võ Công Ánh chủ sự lúc 17g30 ngày 5/4/2012. Đồng tế với ngài có cha Théophile Ngô Hoàn Cầu, giám đốc học viện và cha Phêrô Nguyễn Đức Vinh, phụ trách mục vụ - linh hướng. Thánh lễ được cử hành với sự tham dự đầy đủ của quý thầy trong cộng đoàn và một số vị khách.

6 thg 4, 2012

Điều gì làm cho Đức Giêsu đổ mồ hôi máu?

Jos. Duy Thạch.svd

Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều trực tiếp kể lại sự kiện Đức Giê-su cầu nguyện trong Vườn Cây Dầu, trước giờ Tử Nạn-Phục Sinh (Mt 26,36-46; Mc 14,32-42; Lc 22,39-46). Tin Mừng Gio-an không kể lại trực tiếp nhưng cũng nhắc đến việc Đức Giê-su xin Cha “cứu con khỏi giờ này” (Ga 12,27).

Đức Giê-su có thói quen cầu nguyện trong Vườn Cây Dầu (Lc 22,39) nhưng đây là buổi cầu nguyện được diễn tả chi tiết nhất và đặc biệt nhất của Đức Giê-su. Nơi cầu nguyện quen thuộc, đối tượng cầu nguyện không lạ nhưng tâm trạng người cầu nguyện rất khác thường.

Đàng Thánh Giá

Tuần Thánh 2012

Và sau đó …
Niềm hy vọng: Bao giờ ngày đó đến?

Tin mừng
Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giê-su đâu cả. Họ còn đang phân vân, thì bỗng có hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. Đang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói:
"Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Ga-li-lê, là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại."
Bấy giờ các bà nhớ lại những điều Đức Giê-su đã nói. Khi từ mộ trở về, các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. Mấy bà nói đây là bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Gio-an-na, và bà Ma-ri-a, mẹ ông Gia-cô-bê. Các bà khác cùng đi với mấy bà này cũng nói với các Tông Đồ như vậy. Nhưng các ông cho là chuyện vớ vẩn, nên chẳng tin.
(Lu-ca 24,1-10)

 Suy niệm
Đức Giê-su chết.
Các bài giảng dạy và việc chữa lành bịnh tật chẳng mang lại lợi ích gì cả.
Họ đã giết chết Người.
Những ý tưởng nhân ái tuyệt vời của Người giờ ở nơi đâu rồi?
Tất cả chỉ là ảo tưởng, hảo huyền vô vọng.
Hay là thế giới đã trở nên nhân nghĩa, có tình người hơn sau 2000 năm?

Đàng Thánh Giá

Tuần Thánh 2012
Cái chết
Thập Giá: Là tình yêu?
Tin Mừng
(Mác-cô 15, 22-39)
Chúng đưa Người lên một nơi gọi là Gôn-gô-tha, nghĩa là Đồi Sọ. Chúng trao rượu pha mộc dược cho Người, nhưng Người không uống. Chúng đóng đinh Người vào thập giá, rồi đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau, xem ai được cái gì. Lúc chúng đóng đinh Người là giờ thứ ba. Bản án xử tội Người viết rằng: "Vua người Do-thái". Bên cạnh Người, chúng còn đóng đinh hai tên cướp, một đứa bên phải, một đứa bên trái. Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Người bị liệt vào hạng những tên phạm pháp.
Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: "Ê, mi là kẻ phá Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, có giỏi thì xuống khỏi thập giá mà cứu mình đi!" Các thượng tế và kinh sư cũng chế giễu Người như vậy, họ nói với nhau: "Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Ông Ki-tô vua Ít-ra-en, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin." Cả những tên cùng chịu đóng đinh với Người cũng nhục mạ Người.
Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín. Vào giờ thứ chín, Đức Giê-su kêu lớn tiếng: "Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma xa-bác-tha-ni! " Nghĩa là: "Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con? " Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói: "Kìa hắn kêu cứu ông Ê-li-a." Rồi có kẻ chạy đi lấy một miếng bọt biển, thấm đầy giấm, cắm vào một cây sậy, đưa lên cho Người uống mà nói: "Để xem ông Ê-li-a có đến đem hắn xuống không." Đức Giê-su lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt thở. Bức màn trướng trong Đền Thờ bỗng xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giê-su, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa."
Suy niệm
Thánh giá.
Là hai thanh gỗ gắn dọc ngang;
được đóng chặt lại với nhau tại một điểm.
Một cấu trúc chắc chắn,
cân bằng và có khả năng gánh chịu được nhiều.
Có thể dùng để làm nhiều việc:
làm trục cho các bánh xe, làm sườn cho các cửa sổ,
dùng để gánh đỡ những kèo cột trong nhà;
làm điểm chỉ trung tâm cho người tập bắn ...

2 thg 4, 2012

Cảm tạ ơn Trời đã cho tôi vấp ngã

Jacômô.svd
Câu chuyện từ thời học trò
Ở một làng nọ “bên tây”, có một cậu học trò được tiếng là ngoan, hiền và thật thà nhất xóm. Đi đâu cũng được khen là thế, kể cả trong 12 năm học ở các trường cũng được thầy cô giáo khen và phên vào sổ học bạ là học sinh ngoan hiền. Thế mà, cũng đã có lần, cậu ấy đã gian dối.

Nên biết tận dụng thời gian Chúa ban

timi.svd

Có thể nói, tôi lớn lên trong một gia đình có nề nếp về đạo nghĩa. Từ nhỏ tôi được Bố Mẹ dạy dỗ về kinh bổn, giáo lý và Lời Chúa. Tôi chưa hề nghe Bố Mẹ dạy phải ăn gian, nói dối, hay vu khống điều gì. Đây là những điều được Bố Mẹ căn dặn rất kỹ, rằng: nếu làm trái sẽ mắc lỗi với mọi người và với Chúa. Chính vì vậy, ngay từ khi còn thơ ấu tôi đã nhận ra được rằng: “Nối dối là có tội”. 
Cuộc sống cứ lớn dần, khi tôi được Bố Mẹ dẫn đến trường học chữ, còn nhỏ tôi không nhận ra được cái gì là tốt, cái gì là xấu mặc dầu đã được dạy bảo. Trải qua khoảng thời gian từ lớp 1 đén lớp 5, đây là khoảng thời gian của bậc tiểu học, khoảng thời gian rất hồn nhiên của trẻ thơ. Nhưng chính thời gian này cũng làm cho tôi có nhiều suy nghĩ về sự giả dối.