30 thg 4, 2013

NHƯNG CỨU CHÚNG CON CHO KHỎI SỰ DỮ (KINH LẠY CHA)


THANHCAO, SVD

S dữ là một mãnh lực xấu tiềm tàng trong cá nhân và tập thể loài người. Sự dữ ban đầu nẩy sinh do ý thức tự cao của con người muốn mình trở thành là số 1, không còn nhận ra uy quyền của Thiên Chúa. Nếu dùng ngôn ngữ truyện Kiều, thì đó là ý thức “Từ Hải”:

“Chọc trời khuấy nước mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”.

Chẳng những không biết trên đầu có ai, ý thức này lại còn muốn mọi người và cả vạn vật đều thuộc về mình, làm nô lệ cho mình. Đó là lòng tham không đáy, luôn có khuynh hướng thu gom mọi thứ về mình. Vì là một lực đã có một lịch sử lâu dài, kể từ khi có con người đầu tiên trên trái đất, nên nó rất mãnh liệt. Nó kết hợp với các lực nơi cá nhân khác tạo thành một cộng lực, một “Ác lực tập thể”. Nó vây cánh trong tập thể nhân loại và hoành hành rất mạnh trong những tổ chức không nhìn nhận uy quyền của Thiên Chúa, không nhìn nhận điều thiện. Nó lại có chân rết có nội tuyến trong tâm tư mỗi người, vì vốn là một “ý thức tự cao”, cho nên khắc tinh của nó là lòng khiêm hạ. Ai càng khiêm hạ bao nhiêu, càng thoát được vòng kiềm tỏa của sự dữ.

Ở đây, Đức Giêsu dạy chúng ta tin Chúa Cha “cứu chúng con cho khỏi sự dữ”, có nghĩa là xin ơn Chúa hỗ trợ chúng ta mỗi ngày để trở nên khiêm nhường hơn. Một khi biết khiêm nhường, biết trông cậy vào Chúa, thì “ý thức tự cao” không còn đất sống và sự dữ không còn đất dụng võ để tung hoàng nữa.






“…ngày nào có lương thực của ngày ấy”


John Quốc Tĩnh SVD

Chút cảm nhận …
Ngày Tĩnh tâm cho tôi cơ hội được nhìn lại con người của mình, được chiêm ngắm Thiên Chúa rõ hơn nữa. Ý thức được bản thân của tôi còn nhiều thiếu sót.
Vẫn có đó sự đam mê của trần thế, vẫn còn tham sân, si… Vẫn còn một điều gì đó làm cho tôi chưa thật sự gần Chúa hơn, sống đúng với những Lời Ngài đã dạy bảo tôi.
Điều làm cho tôi suy nghĩ nhiều về thế hệ trẻ hôm nay, trong đó có bản thân của tôi nữa. Tôi ưu tư và suy nghĩ nhiều về điều này… Tôi vẫn đang đi tìm câu trả lời cho bản thân của tôi.
Vì sao các bạn trẻ hiện nay lại ăn chơi nhiều như vậy, cách hành xử một cách thô lỗ và có thể nói là manh động, không có suy nghĩ, bình tĩnh để suy xét vấn đề. Cái gì cũng có thể giải quyết bằng bạo lực.

29 thg 4, 2013

Truyền Giáo Trên Mạng


Lê Nhân Tâm, SVD
Gần đây tôi phát hiện ra mình rất hiện đại rất theo kịp với trào lưu thế giới, mặc dầu nơi tôi ở và làm việc truyền giáo một vùng tương đối xa xôi, không phải một thành phố hiện đại như những nơi khác. Ngoài việc một blog cá nhân, tôi còn có một trang Facebook, với rất nhiều người bạn, mặc dầu phải thừa nhận đa số những người bạn đó chẳng bao giờ nói gì với tôi cả. Trên trang Facebook của mình, tôi trao đổi với người này người nọ bằng ba thứ tiếng, Anh, Việt Thái. Ngoài ra tôi còn linh mục cố vấn thường trực cho một diễn đàn Công giáo dành cho người Thái. Nhờ kỹ thuật hiện đại cho dầu tôi sống ở một tỉnh lẻ khá xa xôi trên đất Thái, nhưng tôi vẫn cảm thấy như mình được nối kết với khắp nơi trên thế giới, và nhất là “sân chơi” của tôi không chỉ là cái tỉnh nhỏ bé nơi tôi làm việc, mà cánh đồng truyền giáo của tôi trở nên thật bao la rộng lớn. Có thể nói qua những phương tiện này đời sống truyền giáo trở nên thật thú vị và phong phú, mang lại cho tôi những câu chuyện đặc biệt, đáng ghi lại trong bài chia sẻ về kinh nghiệm truyền giáo của tôi.

Lạ mà quen, quen là lạ …


MỘT KINH NGHIỆM CÁ NHÂN VỚI KINH LẠY CHA
Anthony Thịnh SVD
Nhiều lần tôi suy nghĩ về Kinh Lạy Cha, nghĩ về ý nghĩa và sự cần thiết của lời kinh mà chính Chúa Giêsu đã dạy cho các Tồng đồ cầu nguyện với Chúa Cha, và Ngài còn dạy cho riêng tôi nữa.
Nhưng thú thật, tôi thấy khó quá!
Làm sao tôi có thể gọi Thiên Chúa là Cha được, khi chưa một lần giáp mặt với Ngài, chưa bao giờ thấy được dáng dấp của Ngài dù chỉ là hình ảnh hay tranh vẽ. Thiên Chúa chỉ ở trong trí của tôi chứ nào có gì bên ngoài để tôi có chút cảm nhận.
Mà nếu có cảm nhận được chút cảm giác gì về tình Cha con thì cũng trầy vi tróc vẫy chứ không đơn giản chút nào. Bởi vì Thiên Chúa không phải là một Đức Giêsu lịch sử có xương có thịt, có lý lịch hẳn hoi như tôi được biết, để tôi có thể hình dung ra được phần nào.

28 thg 4, 2013

Sống tiết độ trong thời đại hôm nay


JB. Đình Tuấn SVD

Thời niên thiếu tụi nhỏ chúng tôi rất thích ăn trộm vặt. Nhà nào có cây ổi, cây mít hay một loại cây ăn trái nào thì luôn phải canh chừng tụi nhỏ chúng tôi.
Tôi cũng chẳng hiểu tại sao tụi nhỏ chúng tôi lại có tật xấu như vậy.
Hễ nhà ai có cây nào đến mùa trái chín là tụi nhỏ chúng tôi “bày mưu tính kế” ăn trộm. Nhiều khi chiến tích thu về chỉ là vài quả ổi, quả dưa hay một cây mía thế nhưng chúng tôi cho đó là một chiến công. Còn khi nào bị chủ phát hiện rượt đuổi thì chúng tôi xem như là thất bại cần rút kinh nghiệm.

27 thg 4, 2013

Videoclip từ Đức quốc

Xin mời Quý Cha và Quý Anh Em thưởng thức videoclip do các Anh Em Học Viện Steyler Musikapostel Đức quốc thực hiện. Theo như lời thầy Quốc Huy (OTP) cho biết thì đây là một trong 10 bài hát trong CD sẽ ra mắt trong ngày Klosterfest.


Nếu Quý Cha và Quý anh em không xem được thì xin click vào địa chỉ sau:

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH


Suy niệm Lời Chúa
 (Ga 13, 31-33a.34-35)
Deacon Peter Bàng SVD


LỜI TỪ BIỆT LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI
Một lời trăn trối đã làm biến đổi lòng người, hàn gắn tình anh em và vun xây một đại gia đình trong yêu thương.
Chuyện đã xẩy ra cách đây gần mười lăm năm, tại ngôi làng thân thương của tôi. Trong làng tôi, hai ông bà có năm người con, cả năm người con đều được hai ông bà chăm sóc chu đáo, học tập đàng khoàng. Đến lúc trưởng thành, từng người đều đi lấy chồng lấy vợ.
Bốn người con lớn được ông bà xây cất nhà cửa đàng hoàng, còn lại người con út ở với ông bà để chăm sóc ông bà. Mọi chuyện rất đầm ấm khi người con út chưa lấy vợ. Nào ngờ, sự tham lam và ghen tị đã chui vào phá tan tình cảm anh em và lòng hiếu thảo đối với cha mẹ khi người con út lấy vợ.

26 thg 4, 2013

Phương thế cầu nguyện


F.x.v. Thiện Trí SVD
Trước tiên, tôi xin chia sẻ một câu chuyện: Có một người hành khất bị dị tật ngay từ lúc mới sinh, mặt mày lem luốc, áo quần tả tơi, hằng ngày lê lết từ vỉa hè này đến vỉa hè khác để xin chút cơm dư gạo thừa để lót dạ qua ngày.
Nhưng lạ thay, người hành khất này có giọng ca ngọt ngào, thánh thót như một tài tử chuyên nghiệp.
Lần nọ, anh ta nằm trên chiếc xe tự đẩy, một tay vừa đẩy di chuyển bánh xe, tay kia cầm cái ca để xin, vừa di chuyển vừa hát, tới một nhà có vẻ sang trọng, nghe tiếng hát chủ nhà với vẻ mặt rạng rỡ, dáng vẻ quý phái liền ra đón chào anh ta và nghe anh ta hát.
Thế nhưng, hát hết bài thứ nhất, bà chủ chẳng cho đồng nào; hát bài thứ hai; rồi bài thứ ba cũng vậy. Lúc đầu anh ta mừng rỡ, ai ngờ hết sức thất vọng. Sau khi ca ba bài xong, anh ta bỏ đi.
Ngay lúc đó, bà chủ lập tức gọi anh ta lại và cho anh ta một khoản tiền và anh ta ngạc nhiên hỏi sao bà không cho tôi lúc tôi hát. Bà ta trả lời: Sở dĩ tôi không cho anh, vì tôi thích giọng hát của anh, nếu tôi cho anh ngay lúc đó, anh đã đi và không còn hát cho tôi nghe nữa.
Giống như câu chuyện trên, lắm lúc tôi cũng trách Chúa, tại sao con xin điều này điều nọ mà Chúa không cho. Trong khi đó, Chúa đã từng nói với tôi: “Ai xin thì sẽ được, ai gõ cửa sẽ mở cho!” Chằng lẽ tôi xin con cá, cái bánh mà Chúa lại cho tôi con rắn, hòn đá sao!?

25 thg 4, 2013

Tiết Độ là cần thiết


Thuần Chánh SVD
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, không phải nghèo mà rất nghèo. Thời tôi còn nhỏ, người ta vẫn thường nói quê tôi là một vùng đất mà chó ăn đá, gà ăn sỏi. Trời chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã lũ.
Vì thế, người ta đã gán câu ca dao rất mang màu nghèo cho vùng đất này: “Ai về vùng đất quê tôi, gạo khoai thì ít nước nôi thì nhiều”!
Tôi còn nhớ rõ ràng rằng ngày tôi học cấp II, ngày nào cũng thế, buổi sáng đi học, buổi chiều về đi hái rau má. Ngày nay người ta ăn ráu má vì nó có chất làm mát, còn thời tôi ăn ráu má vì nó thay thế cơm.
Không phải dễ dàng để hái rau má, vì ai cũng đi hái cho nên phải đi xa, tìm những cánh đồng xa làng vì ở đó ít người đến hái. Hái xong, đem về nhà, thái nhỏ, bỏ vào tô canh nóng, ăn phụ với cơm cho no.

23 thg 4, 2013

Cộng đoàn Triết SVD dã ngoại


 Jos. Lai, svd
Sau những ngày chuẩn bị cho Tuần Thánh và Đại lễ Phục sinh, Cộng đoàn Triết tại Tiến Đạt tổ chức dã ngoại hai ngày để “lấy lại sức” cho thời gian tiếp theo.
Nơi các anh em đến tham quan dã ngoại lần này là Thác Mai ở Đồng Nai. Đây là một địa điểm dã ngoại lý tưởng, bởi cảnh sắc và không gian tuyệt đẹp. Những ngày tháng sống nơi thành phố chật hẹp nên khi đến nơi đây mọi người đều cảm thấy một không khí thoải mái, đối lập hoàn toàn với sự ồn ào, ngột ngạt nơi thành phố.

Thác Mai nằm sâu trong rừng nguyên sinh tại Đồng Nai. Khu rừng này có diện tích khá rộng với nhiều cây gỗ quí hiếm và vẫn còn nguyên nét hoang sơ của nó. Từ quốc lộ đi vào khoảng 20 km, ta sẽ thấy một dòng suối tuyệt đẹp uốn lượn tạo nên một không gian đầy sơn thủy hữu tình.

Tình yêu của người cha nhân hậu


Hải Hà SVD
Mỗi lần đọc lại câu chuyện Đứa Con Hoang Đàng, tôi thật sự được đánh động mạnh bởi hình ảnh của Người Cha Nhân Hậu. Chính Người Cha khoan dung mới là anh hùng trong câu chuyện này.
Sự ra đi của người con thứ là một sự phản bội, sự bất hiếu, là kẻ bạc tình không thể nào chấp nhận được. Anh là người ích kỷ, chỉ tìm niềm vui, tìm khoái lạc cho bản thân mà quên đi người cha yêu dấu của mình. Anh ta đã cùng bè bạn tiêu hết số tài sản mà người cha bất đắc dĩ phải chia cho anh.
Khi ngồi bên cái máng heo, anh ta đã có nhiều thời gian để hồi tâm và suy tính kỹ càng. Anh đã đi đến ngõ cụt, sự sai lầm đã đẩy anh đến bước đường cùng.
Chỉ còn một con đường duy nhất là quay về và nói lời xin lỗi. Không quay về chắc chắn anh sẽ phải chết, vì tất cả mọi người, kể cả bè bạn đã chối từ anh. Nói vắn tắt, sự quay về của người con thứ là điều tất yếu, vì anh ta không có nhiều sự lựa chọn.

22 thg 4, 2013

Hòa giải, chặng đường khổ giá


Của Ai SVD
Một phóng viên nọ gặp một nhóm du khách, anh ta liền xin phỏng vấn họ một câu hỏi:
-Xin lỗi, các anh có thể cho ý kiến về tình trạng thiếu hụt lương thực?
Du khách người Somali hỏi lại:
-Lương thực là gì?
Trong khi đó du khách người Mỹ lại hỏi:
-Thiếu hụt là sao?
Anh chàng Afghanistan thì gãi đầu:
-Ý kiến là gì?
Người Việt Nam thì đặt câu hỏi:
-Xin lỗi là gì?
Trên đây là câu chuyện biếm mà tôi tình cờ đọc được cách đây nhiều năm, nhưng tôi không thể quên được. Vâng, hai từ “xin lỗi” rất khó thốt ra trong miệng người Việt Nam.
Văn hóa Việt Nam với “1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây, 20 nội chiến từng ngày”, đã nuôi dưỡng trong tâm hồn người ta với ý nghĩ phải đấu tranh, vùng lên, lật đổ, loại trừ … kéo từ thế hệ này đến thế hệ khác.

20 thg 4, 2013

Điều kiện để được sống đời đời


Deacon Jos. Tòng SVD
Ngày xưa, người Do thái vào thời Đức Giêsu quen sống bằng nghề du mục, chăn dắt xúc vật. Người Do thái hình thành cuộc sống từ nền văn hóa du mục. Một trong những vật nuôi ưa thích thời bấy giờ là những con chiên.
Chính vì thế, Đức Giêsu đã dùng hình ảnh chiên và người chăn dắt để nói về tương quan giữa Đức Giêsu và những người tin theo Chúa. Ngày hôm nay chúng ta chính là những con chiên, những Kitô thuộc mọi thế hệ, mọi nơi.
Chúng ta may mắn, chúng ta hạnh phúc vì được thuộc về đàn chiên của Chúa, Ngài chính là Vị Mục Tử Nhân hướng dẫn chúng ta. Chúa Giêsu đã cam kết bảo vệ chúng ta và Ngài nói rằng: “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi."
Để được sống đời đời, để khỏi bị diệt vong, chúng ta phải tuân theo hai điều kiện do Ngài đưa ra:"Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi".
Như vậy, điều kiện đầu tiên là nghe tiếng Chúa.
Tiếng Chúa nói qua Lời Chúa trong Kinh Thánh, tiếng Chúa nói trong lương tâm của mỗi người, tiếng Chúa nói qua giáo huấn của Giáo hội, và tiếng Chúa nói qua anh chị em, những người mà chúng ta tiếp xúc, gặp gỡ hằng ngày. Nghe tiếng Chúa tức là để cho lời của Ngài soi dẫn, để khỏi sai đường lạc lối.

CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH


Suy niệm Lời Chúa
Deacon Bảo SVD
Cầu cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ
Bài Tin Mừng hôm nay khá ngắn, chỉ có 4 câu (Ga 10, 17t.). Nhưng nó bao hàm nhiều ý nghĩa. Tôi xin chia sẻ một ý nhỏ trong bài Tin Mừng hôm nay.
Chúa Giêsu nói: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi.” Hình ảnh người chăn chiên và con chiên rất quen thuộc với người Do thái. Tôi thiết nghĩ hình ảnh đó khó hình dung đối với người việt nam của chúng ta. Tôi cố gắng mô tả ngắn gọn hình ảnh này để dễ hiểu hơn.
“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi” qua câu nói đó, chúng ta thấy có một sự gắn bó mật thiết giữa người chăn chiên thật và những con chiên. Khi đưa ra đồng cỏ, người chăn chiên đi trước, những con chiên theo sau, và khi trở về ràn cũng vậy.
Khi đã đưa chiên vào hết trong ràn thì người chăn chiên lại ngủ tại cửa ràn chiên để canh trộm và canh thú dữ đến hại chiên.
Người chăn chiên biết từng con chiên, biết tính của từng con, biết thói quen của từng con, biết con nào đau, biết con nào sắp đau, biết con nào mạnh khỏe, con nào có chửa, con nào sắp đẻ. Và hơn hết, người chăn chiên đích thật dám hy sinh mạng sống mình để bảo vệ đàn chiên.

Ai là mục tử nhân lành?


Deacon Kha SVD
Tôi vẫn còn nhớ như in và rất ấn tượng với hình ảnh một người ẵm con cừu bị gãy chân về nhà khi chiều đang dần xuống, đằng sau là một bầy cừu chạy theo người đó. Anh ta tỏ ra rất thương và nâng niu con cừu bị thương ấy!
Trong suốt thời gian dưỡng thương, anh ta băng bó vết thương, chăm sóc cho nó, cho nó ăn, vuốt ve nó. Con cừu nhận được sự chăm sóc chu đáo và tận tình, đặc biệt là tình cảm mà anh ta dành cho nó, chẳng mấy chóc nó lành bệnh và trở lại bình thường, càng ngày nó càng quấn quýt bên người chủ của nó.
Đây chẳng phải là hình ảnh một người mục tử nhân lành mà bài Tin Mừng hôm nay đã trưng dẫn sao!
Ai là mục tử nhân lành? Kinh Thánh thường chỉ về chính Thiên Chúa, vị Vua duy nhất của Ít-ra-en, nhưng đôi khi cũng chỉ về vị Vua Mê-si-a được Thiên Chúa sai đến. Còn đối với chúng ta, người mục tử là ai?

Linh mục, người là ai?


Peter Nguyễn, SVD
Trong những năm gn đây, ti Âu Châu và Hoa K, mt s linh mc Công giáo đã b lên án ti danh “lm dng tính dc tr em”. B kết án ti trng đó, các ngài hu như mt hết uy tín đi vi Giáo hi, cũng như vi mi người. Mt s Giáo hi đa phương ti Âu Châu và Hoa K đã phi hao tn rt nhiu công sc và tin ca đ đn bù vì nhng v kin.
Không ít lần, tôi đã thao thc v vn đ này và mun làm mt điu gì đó đ lên tiếng bênh vc cho ơn gi linh mc. Nhưng thiết nghĩ, vic đu tiên tôi nên làm đó là cu nguyn và xin ơn cha lành đ linh mc nhn thy nhng yếu đui mà hoán ci.
Linh mục, người được kêu gi đ hành đng “trong bn thân Đức Kitô” (In Persona Christi). Đức Giêsu là người Mc T Nhân Lành, là kiu mu tha tác v ca linh mc.

18 thg 4, 2013

Lạy Thầy, con đang bị bại liệt!


 ĐỗNăngSVD
Tôi, sinh ra và lớn lên ở vùng quê Bắc bộ, nơi mà Nho giáo đã ngự trị hàng ngàn năm nay, với những lễ nghĩa và phân cấp rạch ròi trong các mối quan hệ.
Đó là: Vua-tôi, Cha-con, Chồng-vợ, Thầy-trò... với những đòi hỏi cho kẻ nam nhi: Nhân-lễ-nghĩa-trí-tín. Với những đòi hỏi của người phụ nữ: Công-dung-ngôn-hạnh.
Những quy tắc này được văn hóa ngàn năm quy vào dáng đi, trang phục, cách ăn, nết ở của cư dân nơi này. Nó đòi hỏi tôi phải là người nhân, người lễ, người nghĩa, người trí và người tín. Nó đòi hỏi tôi phải tùng phục người trên một cách hoàn toàn nơi ngoài xã hội, ấy là quan hệ vua-tôi. Tùng phục trong gia đình ấy là quan hệ cha mẹ-con cái.
Tuy rằng qua dòng thời gian, các mối tương quan này không còn mang bóng dáng như thuở ban đầu, nhưng mọi người sẽ rất tự hào nếu tôi “sợ” họ.

17 thg 4, 2013

Khi nào tôi hết bại liệt?


ThanhTâm SVD
Đợt tĩnh tâm lần này ở trong khuôn viên thật yên tĩnh và thanh bình, thế nên trong tôi có chút gì háo hức và mới lạ.
Hơn nữa, tôi đang sống trong tâm tình Mùa Chay, lại đang trải qua những giây phút quan trọng trong lịch sử Giáo hội, khiến tâm hồn tôi dễ cảm hơn Lời Chúa, dễ bị đánh động hơn bởi những lời chia sẻ của cha giảng phòng và nhất là dễ đi vào thinh lặng nội tâm hơn.
Trong một số đoạn Tin Mừng mà cha Linh hướng đã gợi ý tôi đặc biệt thích nhất đoạn Tin Mừng Maccô 2, 1-12, kể lại việc Chúa Giêsu chữa người bại liệt tại Caphacnaum. Đoạn Tin Mừng này tôi đã đọc nhiều, đã nghe nhiều, đã suy niệm nhiều và cũng đã được chia sẻ nhiều nhưng lần này nó đánh động tôi một cách đặc biệt.
Khi so sánh hình ảnh anh thanh niên trong bài Tin Mừng và tôi, tôi thấy mình cũng đang sống trong sự bại liệt, ít ra là bị xem như bại liệt. Vì thế, tôi đã dành rất nhiều thời gian thinh lặng để đi tìm cho mình một câu hỏi: Nguyên nhân nào khiến tôi bại liệt?

15 thg 4, 2013

Tại sao tôi phải tha thứ?


JosefTháiHưng SVD
 Mùa Chay, mùa của sự ăn ăn thống hối. Xin Chúa thứ tha những lỗi lẫm. Trong tâm tình đó, tôi theo bước Học Viện đến với tu viện Phanxicô, để dành chút thời gian, nhìn lại con người mình đối với Chúa, với anh em, theo gợi ý của cha giảng phòng:
Tại sao tôi phải tha thứ? Và tại sao tôi không thể tha thứ?
Trong mối tương giao giữa người với người, không tránh khỏi những lúc xung đột. Khi có một hành động không hay cho người khác, dù cố ý hay vô ý, điều người phạm lỗi mong chờ nhất là một hành động, một cử chỉ tha thứ từ người bị phạm lỗi.
Tôi đã gần 15 năm sống trong đời sống tập thể. Trong mỗi môi trường khác nhau thì có những sự xung đột khác nhau và cách giải quyết cũng khác nhau.
Thời nội trú, điển hình của sự xung đột là “cá lớn nuốt cá bé”, chỉ một xích mích nhỏ anh em sẵn sang lao vào ăn thua đủ với nhau, lớp lớn dằn mặt lớp bé. Mỗi lần xung đột là mỗi lần gieo vào lòng anh em sự hận thù không thể hàn gắn.
Sự tha thứ là điều gì đó xa xỉ ở nơi đây. Bước vào cộng đoàn dòng tu, tinh thần cộng đoàn không cho phép anh em giải quyết mâu thuẫn bằng “nắm đấm”, đòi hỏi mỗi người phải tự kiếm chế bản thân, “chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau”. Nên cộng đoàn tu trì rất cần những buổi tĩnh tâm để giải tỏa những uất ức trong lòng.
Trải qua những biến cố trong cuộc đời, tôi may mắn không xung đột với ai đến nỗi phải gây thù chuốc oán, có chăng là những xích mích nhỏ, đến rồi lại đi. Tôi thầm cám ơn Chúa vì điều đó.

12 thg 4, 2013

ảo thuật

Thầy Giu-se Nguyễn Văn Chín,SVD là một trong những ảo thuật gia của Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời, xin được trích một đoạn video clip góp vui trong dịp Mừng Tết Đức Hồng Y Tổng Giáo Phận Sài Gòn, tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn. Đức Tổng được ảo thuật gia tặng 1USD âm phủ, Ngài cứ tưởng là tiền thật nên bỏ vào túi cho đến khi những người xung quanh "bật mí" thì Ngài mới xem lại..và cười.
Đây có lẽ là một kỷ niệm cho cả Ngài và ảo thuật gia Nguyễn Văn Chín.
xin mời xem tại địa chỉ:
http://www.youtube.com/watch?v=fc7L6PoOjoY&feature=youtu.be


Chúa Giêsu nấu ăn


(Ga 21, 1-19)
Maldini SVD
 Các môn đệ đâu hết mà để Chúa nấu ăn vậy? Đi đánh cá hết rồi! Hơn nữa anh quản lý chuyên nấu ăn giờ đây cũng đã chết rồi.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là Thầy Giêsu đã chết, cách đây ít hôm thầy đã hiện ra vài lần: Đúng thật là Thầy! Nhưng rồi Thầy lại biến đi. Còn ai đâu mà dạy dỗ, bảo ban, chỉ đường dẫn lối?
Buồn quá! Chẳng biết làm sao… Thôi lại rủ nhau đi đánh cá vậy.
Cả một đêm, mười một ông hì hục, mà cá trốn đi đâu hết, chẳng được con nào cả. Đúng là: Họa vô đơn chí. Xui đến cùng mạng. Chán chường đến tột độ.
Các ông định đưa thuyền vào bờ, thì bỗng ở trên bờ có một lệnh truyền vang lên: “Cứ thả lưới bên phải thì sẽ bắt được cá”. Giọng nói của ai mà nghe quen thế nhỉ? Thế rồi, Gioan phát giác, ghé tai vào Phêrô và nói: “Thầy đó”.

Hòa giải


 Josef Văn Tuấn SVD
Người ta vẫn hay nói: “Chiếc chìa khóa nhỏ có thể mở được ổ khóa lớn, lời nói tuy đơn giản cũng có thể biểu lộ tư tưởng vĩ đại.” Và chỉ với một hành động yêu thương cũng có thể thay đổi số phận của cả một con người.
Hành động yêu thương xét ở một khía cạnh nào đó cũng là sự tha thứ, sự hòa giải, sự ủi an.
Thiên Chúa vì yêu thương đã rời bỏ ngai vàng để giao hòa đất với trời, con người với Thiên Chúa. Sự giao hòa ấy cốt lõi ở việc tha thứ tội lỗi, giải thoát con người khỏi tội lỗi.
Hai chữ hòa giải thật là ý nghĩa trong đời sống thiêng liêng. Nó là sợi dây nối kết con người với Thiên Chúa, con người với con người. Nhờ nó, mà chúng ta sống hòa thuận, sống yêu thương nhau hơn.

11 thg 4, 2013

Tại sao phải tha thứ?


ĐìnhTuấn SVD

Tôi vẫn nhớ hoài câu chuyện xảy ra với tôi khi còn ngồi ở ghế nhà trường, lúc đó tôi học lớp 5. Chúng tôi đã xảy ra mâu thuẫn khi người bạn thân của tôi hiểu nhầm rằng tôi đã chọc bạn từ phía sau trong lớp học.
Nhưng thực chất là thằng bạn ngồi bên tôi đã lấy viết chọc vào áo bạn tôi. Chuyện tưởng chừng đơn giản và sẽ giải quyết xong ngay nếu lúc đó chúng tôi có chút bình tĩnh và khiêm tốn.
Nhưng không, sau giờ học chúng tôi đã lôi nhau ra ngoài giải quyết bằng một cuộc “đại chiến”. Kẻ sưng mặt, đứa chảy máu mũi; quần áo thì dính đầy đất cát. Nhưng cuộc “đại chiến” đó cũng chỉ làm chúng tôi mỗi ngày thêm hận thù và ghen ghét nhau.
Từ ngày xảy ra sự việc, chúng tôi không thèm nhìn mặt nhau nữa. Đối với tôi, thằng bạn thân ngày nào giờ như một cái gai trong mắt, và tôi nghĩ bạn tôi cũng có chung suy nghĩ như vậy về tôi. Lúc đầu tôi luôn tìm cách để gây sự với nó.

10 thg 4, 2013

Muốn thay đổi thế giới, tôi cần thay đổi chính mình!


              John Quốc Tĩnh SVD
 Này con, tội con đã được tha” - chút cảm nhận
Qua bài Tin Mừng này (Mc 2, 1-12) tôi cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa đối với tôi và tất cả mọi người. Tôi thấy Chúa Giê-su luôn làm phép lạ để minh chứng uy quyền và chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế.
Bằng chứng rõ nhất khi Chúa chữa cho người bất toại: “Hỡi con, tội của con đã được tha” ( Lc 5, 20 ). Chúa Giê-su không những chữa lành người bất toại về mặt thể xác nhưng quan trọng hơn chữa lành anh ta về mặt linh hồn.
Bây giờ anh ta đã làm chủ đời mình, không còn lệ thuộc vào chiếc võng nữa mà tự bước trên đôi chân của mình. Qua đó, tôi giúp tôi nhận thức cần phải biết đòi, và xin cho mình cái quyền, chứ không thể ngồi không chờ đợi được.

8 thg 4, 2013

Đức Kitô phục sinh


 Anthony Xuân Thành, SVD
Khái niệm Phục Sinh đã có thấp thoáng trong Cựu Ước. Sách Macabê II đã nói đến chuyển người thứ hai trong bảy anh em tử đạo nói với vua trước khi chịu chết: “Người cất mạng sống đời này của chúng ta, nhưng Vua cả vũ trụ sẽ cho chúng ta sống lại, chúng ta chết để bênh vực các luật của Người, Người sẽ hoàn lại cho ta sự sống còn mãi đời đời” (2 M:7,9).
Chuyện ông Giuđa Macabê quyên tiền gửi về Giêrusalem để dâng lễ đền tội cho các tử sĩ cùng nói lên niềm tin vào sự Phục Sinh của con người. Sách Macabê II viết “Ông Giuđa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại.
Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức”. (2M 12,43-45).
Sách Đaniel cũng nói: “trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trổi dậy: Người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chụi ô nhục và bị ghê tởm muôn đời. Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ, những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao?” (Đn 12,2-3).