29 thg 4, 2013

Truyền Giáo Trên Mạng


Lê Nhân Tâm, SVD
Gần đây tôi phát hiện ra mình rất hiện đại rất theo kịp với trào lưu thế giới, mặc dầu nơi tôi ở và làm việc truyền giáo một vùng tương đối xa xôi, không phải một thành phố hiện đại như những nơi khác. Ngoài việc một blog cá nhân, tôi còn có một trang Facebook, với rất nhiều người bạn, mặc dầu phải thừa nhận đa số những người bạn đó chẳng bao giờ nói gì với tôi cả. Trên trang Facebook của mình, tôi trao đổi với người này người nọ bằng ba thứ tiếng, Anh, Việt Thái. Ngoài ra tôi còn linh mục cố vấn thường trực cho một diễn đàn Công giáo dành cho người Thái. Nhờ kỹ thuật hiện đại cho dầu tôi sống ở một tỉnh lẻ khá xa xôi trên đất Thái, nhưng tôi vẫn cảm thấy như mình được nối kết với khắp nơi trên thế giới, và nhất là “sân chơi” của tôi không chỉ là cái tỉnh nhỏ bé nơi tôi làm việc, mà cánh đồng truyền giáo của tôi trở nên thật bao la rộng lớn. Có thể nói qua những phương tiện này đời sống truyền giáo trở nên thật thú vị và phong phú, mang lại cho tôi những câu chuyện đặc biệt, đáng ghi lại trong bài chia sẻ về kinh nghiệm truyền giáo của tôi.
Một trong những điều thú vị nhất những email và nhắn tin mà tôi đã nhận được từ rất nhiều bạn trẻ trên khắp nước Thái để xin lời khuyên tư vấn về đời sống đức tin. Cách đây không lâu, tôi nhận được email từ một bạn trẻ tên Ni. Ni năm nay 14 tuổi hiện đang sống tại miền nam nước Thái. Em chia sẻ với tôi rằng, em rất buồn gần đây mẹ em phát hiện ra em đang sở hửu một cuốn sách Kinh Thánh, làm cho rất giận buồn. Bà không thèm nói chuyện với em nữa. do bà ta phản ứng mạnh như thế là vì trong dòng tộc ai nấy đều theo Phật giáo. Giờ em lại muốn đi theo Kitô giáo thì gia đình không thể nào chấp nhận được. Nỉ nói với tôi rằng em chưa bao giờ được đến nhà thờ Công giáo nào cả. Em cũng không biết ở gần nhà em có nhà thờ nào không. Nhưng trong thâm tâm em muốn trở nên người Công giáo. Và không điều kiện đi nhà thờ hoặc học giáo lý, nên em chỉ thể tìm hiểu về đạo Công giáo bằng cách tham khảo qua mạng, đặc biệt những trên diễn đàn tôi đang cộng tác.
Thật ra chuyện của Ni không phải biệt. Từ ngày lên mạng cho đến nay, tôi đã nhận được hàng chục email và lời chia sẻ đến từ các bạn trên khắp nước Thái với những vấn đề tương tự. Chuyện các bạn muốn theo đạo nhưng cha mẹ không chấp nhận rất phổ biến. Đối với các bạn nam thì đặc biệt gây cấn theo truyền thống của người Phật giáo tại Thái Lan, thì con trai trước khi bước vào tuổi hai mốt thì phải đi vào chùa tu một lần để lấy phúc cho cha mẹ của mình. Việc họ đi tu một thời gian, có thể một hai tháng hoặc lâu hơn việc báo hiếu cha mẹ yếu tố quan trọng cho việc cha mẹ của họ được lên “thiên đường” sau khi chết. Người Thái tin rằng, khi họ chết họ có thể nhờ vào chiếc áo tu của con mình để lên thiên đàng. Vì thế nhiều cha mẹ không đồng ý cho con theo đạo Công giáo với lý do rằng, “Mày đi theo đạo Kitô giáo thì ai đi tu báo hiếu cho tao?”
bậc cha mẹ có con đã theo đạo Công giáo nhiều năm rồi mà vẫn kèo nài con mình phải đi tu cho bằng được. Đó là trường hợp của một bạn trẻ tên Joe, người con trai duy nhất trong một gia đình người Thái gốc Hoa. Joe kể cho tôi nghe, em đã theo đạo từ năm 15 tuổi. Thời gian đầu thật khó khăn. Mỗi lần đi nhà thờ về bị cha mẹ la mắng, nhiều khi buồn quá không biết làm gì, chỉ biết khóc. Nhưng vì lòng sùng đạo mà em đã giữ vững đức tin. Em rất kính mến Đức Mẹ, đặc biệt Mẹ Lavang. Trong nhà Joe, mặc dầu cha mẹ phản đối, nhưng em vẫn những tưởng ảnh Chúa Mẹ em đã mua từ nơi này nơi khác. Joe nói với tôi, trong nhà, lầu một là nơi làm kinh tế của gia đình. Lầu hai của bố mẹ, nên họ chưng những hình ảnh về Phật giáo. Còn lầu ba là của em, em chỉ trưng bày hình ảnh Công giáo, không có tượng ảnh nào của Phật. Bây giờ cha mẹ của Joe không la mắng khi em đi lễ nữa, chấp nhận cho em có tượng ảnh Chúa trong nhà, nhưng có một điều làm em rất khổ tâm. Đó là đến bây giờ mà mẹ Joe vẫn kèo nài mãi, muốn em vào chùa tu để lấy phúc cho ta. Joe tâm sự, “Em không tin thì làm sao có thể vào chùa được? Em nghĩ có lẽ khi vào chùa, thay tụng kinh, em sẽ đem chuổi Mân Côi theo để lần hạt hằng ngày.”
Trường hợp của Cap, một sinh viên đại học tại tỉnh Mahasarakham, vùng đông bắc Thái Lan thì có hậu hơn. Cap kể cho tôi nghe, em bắt đầu làm quen với đạo Kitô giáo từ năm học lớp sáu, và cũng bắt đầu học giáo từ đó. Thoạt đầu, cha mẹ rất tức giận khi biết con mình làm điều đó, đặc biệt cả hai ông bà đều là cán bộ nhà nước trong một quốc gia mà Phật giáo được xem là quốc giáo. Không chỉ bị la mắng, cha mẹ Cap còn đe doa trừng phạt bằng cách này cách khác. Nhưng Cap vẫn không chịu bỏ học giáo tiếp tục tham gia vào các sinh hoạt giới trẻ trong nhà thờ. Thế rồi sự trung tín của Cap cũng đã mang lại niềm hạnh phúc sâu xa cho em khi tháng 5 vừa qua, ở tuổi 20, em đã được rửa tội và chính thức trở nên người con của Chúa. Cap chia sẻ tại sao em phải chờ thật lâu mới được rửa tội. “Có hai lý do em chờ tới tuổi 20 để rửa tội. Điều thứ nhất em muốn chứng minh cho cha mẹ em hiểu rằng, việc em theo đạo Công giáo không phải là bị dụ dỗ, hay là chuyện thiếu ý thức. Em phải thực sự tin em mới dám chờ cho đến bây giờ. Lý do thứ hai em sẽ vào chùa tu một tháng để làm tròn bổn phận làm con của em trước khi em lãnh nhận tích rửa tội.” Thế hai tháng trước khi lãnh nhận tích rửa tội, Cap đã vào chùa, xuống tóc để làm thầy chùa trong thời gian một tháng.
Cứ thế từ ngày hòa nhập vào hội mạng, tôi phát hiện ra sứ mệnh truyền giáo của mình mang thêm nhiều chiều kích thú vì mà chính tôi cũng không ngờ được. Ai cũng biết mạng internet rất phức tạp và quá nhiều người trẻ xử dụng mạng cho những việc thiếu bổ ích và thậm chí tội lỗi. Nhưng bản chất của các phương tiện thông tin đại chúng thì chẳng sai trái cả. Chính thế mà Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã kêu gọi chúng ta hãy thổi linh hồn vào hệ thống internet để trở nên một dụng cụ cho việc rao giảng Tin Mừng và loán báo những giá trị Nước Trời.
Bản thân tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi nhờ có mạng xã hội mà tôi đã làm quen được với rất nhiều người. Cho vẫn biết thế giới internet thì rất nông cạn và nhiều khi dã dối. Đằng sau những ký hiệu như mặt cười, mặt buồn, trái tim (), v.v. những con người thực sự như thế nào không ai biết được. Nhưng một điều ta có thể tin được, đó là những người viết những dòng chữ hoặc gõ những ký hiệu đó không phải là những con robot không có quá khứ và hoàn toàn vô cảm, mà là những con người thật. Họ cũng đang tìm hạnh phúc, đang tìm cho mình một lối đi trong đời. Nhiều người cũng đang lúng túng, đang cô đơn, đang buồn chán, cần được chấp nhận, khuyến khích và nâng đỡ. Kinh nghiện “truyền giáo qua mạng” của tôi đã dẫn tôi đến thật nhiều người thú vị, với những câu chuyện thật cảm động, và đã mở ra cho tôi một viễn tưởng thật to lớn và phong phú về sứ mệnh truyền giáo của mình.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét