30 thg 11, 2012

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG 2012

Suy niệm Lời Chúa
(Lc 21, 25-28.34-36)
Rafael Ngọc Long SVD
Lịch sử không ngừng xoay và thời gian cũng không ngừng trôi như một quy luật bất biến của nó. Thu qua rồi Đông lại tới báo hiệu một mùa Giáng Sinh nữa sắp về. Tuy nhiên, cái gì cũng có cùng đích của nó, kể cả thời gian, vì Đức Kitô, Đấng là chủ của thời gian, là khởi đầu và là cùng đích mọi sự đã đến, đang đến và sẽ đến với toàn thể nhân loại để hoàn tất những gì đã được mặc khải nơi Người. 
Hôm nay, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, khởi đầu một năm Phụng Vụ mới như nhắc nhở chúng ta hãy nhìn về thời điểm cùng đích của thời gian ấy. Mùa Vọng là mùa mong đợi, mùa hy vọng, mùa dọn mình chuẩn bị đón mừng lễ Giáng Sinh, kỷ niệm ngày Chúa Giêsu đến lần thứ nhất. Đồng thời cũng là thời gian chuẩn bị chờ đón ngày Chúa Giêsu ngự đến lần thứ hai trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, là ngày kết thúc lịch sử nhân loại. Trong ý nghĩa đó, Chúa Nhật I Mùa Vọng hôm nay mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và sẵn sàng chờ đón Chúa đến lần thứ hai này.

Kẻ cô đơn trên con đường thập tự


Jos. Duy Thạch SVD
Cách đây hơn hai ngàn năm có một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện trên trái đất này. Ngài đã được tiền báo sẽ là vị vua mới và vĩ đại nhất của dẫn Do thái, Đấng sẽ giải thoát dân Do thái khỏi ách nô lệ.
Ngài đã sinh ra trong khung cảnh đơn sơ hết sức, nhưng cũng không kém phần long trọng trong tiếng ca hát chúc tụng của các Thiên Sứ và nhóm mục đồng. Ngài cũng được các nhà khôn ngoan nhất Đông Phương đến triều bài và dâng những lễ phẩm quý giá như dâng cho một vị Vua. Ngài đã có những bài giảng hùng hồn thu hút dân chúng, đã làm nhiều phép lạ và nhiều lần được dân chúng tung hô. Cuối cùng, Ngài đã được dân chúng đón rước vào thành thánh Giê-ru-sa-lem như một vị Vua. Trước câu hỏi của Phi-la-tô Ngài cũng thừa nhận Ngài là Vua (Mc 16,2).
Tuy nhiên, tất cả những ưu thế ấy không giúp cho Ngài tránh khỏi nỗi cô đơn trên con đường thập tự. Nỗi cô đơn ấy bắt nguồn từ một lẽ sống và một lối sống theo xác tín nội tâm của riêng Ngài, một sứ vụ Ngài lãnh nhận từ Chúa Cha. Một lẽ sống, một lối sống mà nếu không theo Ngài sẽ không còn là chính mình.
Sự cô đơn của Ngài bắt đầu ngay từ lúc Ngài chào đời trong nơi thanh vắng, lúc nhân loại đang say giấc ngủ. Lẽ ra, trong suốt những tháng ngày trên dương thế với ưu thế “lợi khẩu” và tài làm phép lạ của mình, Ngài đã có thể giải quyết nỗi cô đơn ấy một cách dễ dàng. Thế nhưng, Ngài đã không làm thế và cứ thế nỗi cô đơn của Ngài cứ lớn dần theo năm tháng. Dường như, suốt cuộc đời thi hành sứ vụ công khai, Ngài không nhận được một sự đồng cảm nào.

29 thg 11, 2012

17th SVD General Chapter

FR. JOSE ANTUNES DA SILVA ELECTED AS GENERAL COUNCIL MEMBER
Fr. José Antunes da Silva, SVD

Fr. José Antunes da Silva, presently the provincial superior of Portugal (POR), is elected to the General Council. He is the fifth councillor to be elected, thus completing the elections to the General Council.
Fr. Da Silva was born on December 5, 1957, at Maxial da Campo, Sarzedas in Portugal. His father is João Nunes da Silva. His mother, Esperança Antunes de Almeida, passed away in 2005. He has a brother.
After his primary and secondary schooling at Maxial da Campo and Tortosendo, he joined the SVD novitiate at Fátima in 1975 and made his first vows on September 26, 1976. He studied philosophy and theology at the Catholic University, Lisbon. He was ordained priest at Fátima on May 6, 1984.
Fr. Da Silva was a missionary in Ghana (Kintampo) from 1986-1989. He then did his master in ‘Religion and Culture’ in Washington D.C. from 1990-1992. For the next eleven years, he was involved in Campus Ministry at Guimarães, Portugal. During this time he was also teacher at the philosophy faculty at Braga. Fr. Da Silva was the Vice provincial (POR) from 1998-2001. Before
he was elected as the provincial superior in 2007, he was spiritual director of diocesan seminarians at Braga, Director of “Contacto SVD” and provincial assistant of SVD Lay Missionaries.

28 thg 11, 2012

Một đề nghị: “mười cách để sống Năm Đức Tin”.



Để làm nổi bật kỷ niệm 50 năm Công đồng Vatican II và 20 năm phát hành Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, Đức Bênêđictô XVI đã công bố Năm Đức Tin, bắt đầu vào ngày 11 tháng 10 và kết thúc vào ngày 24 tháng 11 năm 2013. Năm Đức Tin nhằm củng cố đức tin cho người Công giáo và qua gương mẫu của họ đưa thế giới đến với đức tin.

 Đức Cha David Ricken của Giáo phận Green Bay, chủ tịch Uỷ ban Truyền giáo và Giáo lý trực thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đề nghị “10 cách để sống Năm Đức Tin”. Các đề nghị này được lấy từ những hướng dẫn của Bộ Giáo lý Đức tin, vài đề nghị trong số này đã là những đòi hỏi dành cho người Công giáo; những điểm khác có thể được người công giáo thực hiện vào mọi lúc và đặc biệt trong Năm Đức Tin:

 1. Tham dự Thánh Lễ. Năm Đức Tin có ý thăng tiến việc mỗi người gặp gỡ Chúa Giêsu. Điều này xảy ra hầu như ngay lập tức nơi Bí tích Thánh Thể. Tham dự Thánh Lễ thường xuyên làm đức tin tăng trưởng qua Kinh Thánh, Kinh Tin Kính, các lời nguyện, Thánh nhạc, bài giảng, việc rước lễ và thông phần với cộng đoàn đức tin.

Dụ ngôn Cây “gió”


Tuấn Trần SVD
Gia đại ngàn, cây gió thường mọc thành từng cụm với mật độ không dày lắm. So với những họ cây rừng khác thì nó thuộc tiểu số. Thân, cành, lá, gỗ của cây gió không có gì đặc biệt lắm so với những cây rừng khác.
Điều đáng lưu ý nơi loại cây này là khả năng hút lấy và tổng hợp cái tinh túy của đất trời cùng với tố chất mà Thượng Đế đặt để trong chính nó để làm thành một thứ vô cùng quý giá cho con người đó là “trầm hương”.
“Trầm hương” không phải là cái “lõi” của cây gió. Thế nên không phải bất cứ cây gió nào được sinh ra, lớn lên đều có “trầm” như có “lõi”, dầu rằng tất cả các cây gió đều mang trong mình một phần chất để làm nên “trầm hương”.
Điều kiện để có được “trầm hương” là cây gió phải hút lấy cái tinh túy của đại ngàn, của trời đất vào sâu bên trong thân của nó theo thời gian. Để làm được việc này, cây gió phải “mở thân” ra.

Những hành động không do xác tín


Nhà Tiền-Lê
Xác tín và lỗi phạm
Tội và lề luật là hai thứ ám ảnh, đôi khi là gánh nặng, là gai góc đâm thấu tâm hồn, cuộc đời của bất cứ ai. Tội là sự bất trung, phản bội một ai đó, hoặc với chính mình, là sự vi phạm lề luật với một định chế, tổ chức xã hội hay phạm đến lề luật của các tôn giáo.
Tiêu chuẩn để xét, để định tội chính là lề luật. Thánh Phaolô nhấn mạnh đến hệ quả của điều đã xác tín: “mọi hành động không do xác tín đều là tội” (Rm 14,22). Thánh nhân quả quyết: “bạn xác tín điều gì thì cứ giữ lấy cho mình trước mặt Thiên Chúa”.

Tôi tin, nhưng tin theo mùa


Antonio Thanh Thịnh, SVD
Năm Đức Tin được Giáo hội mở ra để mọi người Kitô hữu sống niềm tin của mình. Nhân cơ hội có một không hai này, tôi xin chia sẻ một chút cảm nghiệm của bản thân về điều tôi tin. 
Tôi vẫn thường suy nghĩ, con người được sinh ra và lớn lên, người này lập gia đình, người kia đi tu, người khác nữa thì tôn thờ chủ nghĩa độc thân, ở vậy phụng dưỡng cha mẹ … Tất cả đều rất tốt và rất phong phú.
Theo tôi, dù ở bậc sống nào đi chăng nữa, con người luôn nhắm đến mục đích là làm sao cho mình, gia đình mình, và mọi người được hạnh phúc. Đối với tôi, được sống hạnh phúc thật sự ngay ở giây phút hiện tại là điều hết sức quan trong. Có thể nói đó là thiên đàng, là phần thưởng cho những ai biết cố gắng sống tốt ngay tại trần gian này.

Anh em là những niềm đau…


NHỮNG THÁCH ĐỐ TRONG NIỀM TIN  

Nhà Hậu-Lê

Tin là một phạm trù rộng lớn, bao la đầy mơ hồ. Khi nói “tin” người ta thường đặt bao câu hỏi quanh hạn từ này. Tại sao phải tin? Lý do gì phải tin? Thế nào là tin? Tin thì được gì, mất gì? Tin ở mức độ nào để không bị xem là mù quáng? Tin đến mức độ nào thì được gọi là xác tín…?
Người đời thường nói: “Mất tiền là mất ít. Mất tình là mất nhiều. Mất lòng tin là mất tất cả”. Có thể thấy niềm tin hay lòng tin cần thiết và quan trọng cho cuộc sống con người biết chừng nào! Trong kiếp người mà không mang trong lòng niềm tin thì sẽ trở nên lẻ loi, cô độc. Nhưng nếu tin một cách mê muội, mù quáng thì dễ rơi vào trạng thái lầm lạc, tội lỗi.

27 thg 11, 2012

ĐỨC MẸ DÂNG MÌNH TRONG ĐỀN THỜ



Peter Văn Bàng,SVD

Trong ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: Cá không ăn muối cá ươn, con “không nghe lời” cha mẹ trăm đường con hư. Cha mẹ là những đấng sinh thành nên chúng ta, nên các ngài biết được tính nết, sở thích hoặc thói quen của con cái mình. Vì vậy, những lời cha mẹ dạy bảo, hướng dẫn cho con cái đều là điều hay điều đẹp để mong sao con mình ngày cành khôn lớn và thành người hơn. Vì thế, tục ngữ lại có câu: Con ơi muốn nên thân người, lắng tai nghe lấy những “lời mẹ cha”. Lời cha mẹ là lời của người phàm, nhưng lại có tác dụng và ý nghĩa như thế. Huống gì là Lời của Thiên Chúa thì có tác dụng và ý nghĩa gấp bội. Lời của Thiên Chúa là Lời vĩnh cửu, Lời mang lại bình an, Lời hằng sống và Lời sáng tạo. Nên đối với Thiên Chúa, thì hình hài, tạng phủ chúng ta Ngài đều thấu suốt. Do vậy, Ngài thấu suốt tâm can từng con người, và biết được con cái của Ngài ngày đêm đang mong đợi điều gì, đang khát khao tìm kiếm điều gì. Do đó, hôm nay Đức Giêsu đã chỉ dẫn cho các môn đệ của Ngài, cũng như anh (chị) em chúng ta cách thức để trở nên người con tốt, người anh em tốt trong vương quốc của Ngài.

25 thg 11, 2012

Đời tu bốn mùa




 Cyprian China, SVD
Mở đầu với một mùa Xuân tươi đẹp với bao cánh én, chồi non hay lớp sương mỏng dưới ánh nắng non nớt trông thật bắt mắt và huyền ảo. Đời tu cũng được bao quanh bởi những niềm vui và hạnh phúc ví tựa mùa xuân. Mùa xuân trong đời tu mở đầu phải chăng là một mơ ước đâm chồi khi tuổi còn thơ, hay chỉ là một thoáng trong suy nghĩ để đi đến chọn lựa, hoặc chỉ là một quyết định sau những lần thất bại trong cuộc sống để đến với đời tu trong sự tự do…
Cùng với sự tự do đó dẫn người tu đi vào thiên đường của đời sống thánh hiến, một thiên đường trong đó có quá nhiều nét đẹp ví tựa mùa xuân: Nào là những giờ kinh, thánh lễ nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng mỗi ngày; nào là được góp công sức nhỏ bé của bản thân vào việc rao giảng Tin Mừng cứu rỗi cho tha nhân; nào là những niềm vui với thành quả trong học tập và thi cử; nào là những ngày lễ hội tiệc tùng trong nhà Dòng hay cộng đoàn; nào là sự kính cẩn, quan tâm đặc biệt sau những ngày tháng người tu đi xa về thăm gia đình, quê hương hay xứ đạo mà người tu có dịp làm việc ở đó; nào là những chuyến du ngoạn đến với những con người, cảnh vật thiên nhiên khác lạ trong và ngoài nước.

Con cháu các anh hùng tử đạo


Hạt Lúa

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, những con người can đảm và trung kiên dám chết vì đức tin. Các Ngài là những chứng nhân cho niềm tin vào Thiên Chúa và chủ thể cho những trang sử hào hùng của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Danh tánh các Ngài không chỉ là gương sáng cho mọi tín hữu noi theo mà còn là minh chứng cho đức tin của những người con dân Việt tin vào Thiên Chúa.
Sống can đảm và chứng nhân như Các Thánh Tử Đạo thật là khó, nhưng có lẽ khó hơn cả là sống vì Chúa, vì đức tin chứ không vì lợi lộc và danh tánh. Gương lành Các Thánh Tử Đạo để lại cho mọi tín hữu là sự trung kiên vào Chúa. Riêng tôi có lẽ đời sống chứng nhân không màng danh lợi của Các Thánh là tấm gương tôi mến phục nhất.
Nói đến danh tánh lợi tộc trần gian tôi nhớ đến chuyện đi mục vụ những năm trước, điều làm tôi thổn thức và suy tư nhiều. Chuyện là:

21 thg 11, 2012

Cầu nguyện luôn, không được nản chí


Vincent Đức Khanh, SVD
Thật khó cho những ai có thể sống đời Kitô hữu hay đời tu cho tốt mà không có đời sống cầu nguyện. Vì cầu nguyện là hơi thở và nhờ đó, đức tin của mỗi người ngày càng trưởng thành và mạnh mẽ, đề từ đó mà biểu lộ niềm tin trong cuộc sống. Nhưng chúng ta phải hiểu cầu nguyện là gì và cầu  nguyện thế nào cho đẹp lòng Chúa.
Một câu chuyện kể lại: Có 3 người bị kẹt trong một căn phòng tối tăm và các cửa bằng sắt rất chắc chắn. Họ làm thế nào để thoát khỏi tình trạng bế tắc này?
- Người thứ nhất là một nhà văn. Anh không có đức tin. Anh ngồi đấy và luôn miệng nguyền rủa.
- Người thứ hai là một tín hữu sốt sắng. Anh đã quỳ gối cầu nguyện rất lâu, sau đó ngồi xuống chờ phép lạ.

20 thg 11, 2012

Viết trong ký ức


                                  Binh-sắc,SVD

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có những kỷ niệm. Kỷ niệm dù buồn vui, dù ngọt ngào  hay cay đắng nhưng khó làm cho chúng ta lãng quên đi, dầu lớp bụi thời gian phủ mờ qua bao ngày tháng.
Vâng, với tôi, cái thời sinh viên của Đại Học Sư Phạm Huế chẳng bao giờ lùi vào gốc khuất dĩ vãng được. Hằng năm, cứ đến ngày 20/11 là tôi lại cồn cào nhớ. Những kỷ niệm chợt ùa về như những thước phim đang quay ngược dòng thời gian.
Là sinh viên sư phạm nên ngày  20/11 là tôi vui lắm. “Cho là nhận”, đạo lý thật giản đơn. Tôi tặng hoa, tặng quà cho các thầy cô giáo và bạn bè và cả học trò (thời gian thực tập) tặng hoa cho tôi.
Ngày đó tôi ngập trong hạnh phúc.

19 thg 11, 2012

Một vài chia sẻ từ Đức Quốc


Hồ Anh Tuấn, SVD
Tính đến ngày ngồi viết những dòng chia sẻ này thì tôi cũng đã ở Đức được 2 năm 2 tháng tròn. Thời gian trôi thật nhanh, mới đó đã hai năm. Hai năm hai tháng, một khoảng thời gian không hẳn là dài, nhưng cũng không có nghĩa là ngắn đối với một ai đó khi lần đầu đến một đất nước xa lạ, sử dụng một ngôn ngữ xa lạ, ăn những món ăn xa lạ, và sống với những người trông có vẻ xa lạ về màu da,, màu tóc… thì khoảng thời gian này có lẽ đủ dài để thấm thía nỗi nhớ quê hương, cũng như học được những bài học lớn của cuộc đời về … Tình trời, tình đời, tình ta…

VÀI CẢM NHẬN VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO – NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM


 Thanh Tâm
Từ xưa đến nay, Nhà giáo có sứ mạng thiêng liêng là dạy dỗ các thế hệ trẻ để truyền đạt kiến thức từ đời này sang đời khác, giúp xã hội tồn tại và không ngừng phát triển. Họ đã dạy dỗ bằng tấm gương cao quý để học sinh học hỏi và noi theo. Họ đã dạy dỗ bằng tất cả lương tâm và tình yêu nghề nghiệp của mình.
Nhờ đó, họ đã gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc và gieo những hạt giống tốt trong thế hệ trẻ, đánh thức và làm nảy nở các tài năng một cách âm thầm, góp phần đào tạo nên những thế hệ tương lai cho đất nước. Đó là những Nhà giáo có đạo đức.
Nhưng trong thời đại hôm nay, đạo đức Nhà giáo đã đi đến đâu khi mà chúng ta đang sống trong một xã hội xô bồ, một xã hội mà mọi giá trị bị đảo lộn? Xã hội đã lên hồi chuông báo động vì sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức Nhà giáo. Đạo đức Nhà giáo đã xuống cấp đến mức mà có người gọi rằng đây là căn bệnh của xã hội, của cả một nền giáo dục…

17 thg 11, 2012

Ý NGHĨA CỦA “BÀI SAI” DƯỚI LĂNG KÍNH GIA ĐÌNH



Phạm Duy Thạch,SVD

1.      Từ ngữ
Người Công Giáo Việt Nam thường dùng động từ “sai đi” hay “nhận bài sai” để diễn giải hành động khi một bề trên hay một Giám Mục “gửi” một thành viên đến một nơi nào đó thi hành sứ vụ. Trong Tiếng Việt, Động từ “sai” có nghĩa là bảo người bậc dưới làm việc gì. Nó sinh ra các từ kép như: sai bảo, sai khiến, sai dịch, sai quan, đầu sai, sai phái… “Sai phái” có nghĩa là sai đi làm nhiều việc: sai phái hết việc nọ đến việc kia.[i]Sai phái” cũng có nghĩa là khiến một người đi một nơi nào đó để làm việc quan (envoyer pour affaires officielles).[ii] Có thể động từ “sai đi” hay danh từ “bài sai” được rút ra từ ý nghĩa này. Nếu như vậy thì động từ “sai đi” mang một nghĩa khá tiêu cực. Một người trên sai khiến người khác làm một việc của mình. Hơn nữa danh từ “bài sai”, không tìm thấy trong Đại Từ Điển Tiếng Việt, thì càng có nghĩa hàm hồ hơn. “Bài sai” có thể đối lại với “bài đúng”? Dẫu sao, việc dùng từ “sai” trong Tiếng Việt để diễn tả việc trao ban sứ vụ cho một người nào đó có thể đưa đến một cảm giác nặng nề cho người lãnh nhận. Người nhận cảm thấy mình bị sai, bị khiến làm việc cho ai đó và buộc phải vâng lời chứ không mang ý hướng tự nguyện đón nhận.

Để đốt lên trong tôi ngọn lửa truyền giáo



DÂN LÀNG HỒ- ĐỌC VÀ CẢM NHẬN
Antonius Binh-Sắc SVD
Tôi đã từng được nghe nói về cuốn sách “Dân Làng Hồ” bởi một vài người, nhưng hầu như tôi chẳng để tâm. Mãi cho đến khi một anh bạn già tận tay trao cho tôi quyển sách và nói rằng, đó là quyển sách tuyệt vời, tôi mới đón nhận như một phản ứng tự nhiên.

15 thg 11, 2012

Tôi cố gắng làm tốt công việc của mình


José Huỳnh Ngọc Thiên Ân SVD
 “Sắc Lệnh về Đào Tạo Linh Mục” và trong Hiến Pháp Dòng, việc thực tập mục vụ là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo thần học, giúp nối kết lý thuyết với thực tế. Cho nên, bài chia sẻ kinh nghiệm mục vụ trong kì hè vừa qua, tôi muốn lượng giá lại chính bản thân mình đã làm được gì, học hỏi được gì, và thất bại như thế nào?
Thời gian làm quen
Lúc đầu bài sai của tôi về giáo xứ Cát Tiên – Giáo phận Lâm Đồng, tôi về giáo xứ Cát Tiên được hai tuần sau đó tôi được chuyển qua giáo xứ Đạ Tẻh. Trong suốt hai tuần tôi ở tại giáo xứ Cát Tiên. Tôi được cha xứ, cha phó và giáo dân ở nơi đó đón tiếp rất nồng hậu và quí mến. Tôi được cha xứ dẫn tham quan một số điểm truyền giáo của giáo xứ.

Bóng tối



Trần Niên SVD
Lời của anh mù Bartimê: “Xin cho tôi được thấy” (Mc 10, 51), gợi cho tôi nhớ đến một nhân vật khác cũng trong Tin Mừng của Thánh Luca là anh Gia kêu. Tin Mừng thuật lại: anh Gia kêu là một tên thu thuế, người ta coi anh là kẻ tội lỗi không mấy ai ưa.
Vì con người của anh thì lùn vã lại đường đi quá đông người, nên khi nghe tin Giê-su đi ngang qua, anh Gia kêu đã nỗ lực hết mình, chạy bán sống bán chết và tới một cây lớn cao, anh leo lên để được nhìn thấy Đức Giê-su.
Hai nhân vật tôi vừa kể trên xuất phát từ những hoàn cảnh khác nhau. Hai con người hoàn toàn khác nhau. Một anh thì sống có tiền, có quyền và là con người lành lặn; bên cạnh đó, một anh mù.
Tin Mừng ghi lại: anh mù nằm lê la bên vệ đường người đi qua kẻ đi lại không mấy ai quan tâm. Anh không có tiền, không có gì hết. Anh sống bằng tình thương của người khác.

Tôi mong muốn trở về lại giáo xứ này …



Josef Vũ  SVD
Không khí se lạnh và trong lành của ngày đầu đặt chân lên vùng đất cao nguyên luôn in sâu vào trong tâm trí của tôi. Niềm háo hức trào dâng trong tôi khi nhận được điểm mục vụ hè tại Giáo xứ An Mỹ, Gia Lai.
Tôi mơ ước một lần được đặt chân lên vùng đất cao nguyên đầy thơ mộng, với vùng đất đỏ bazan và rừng cây xanh ngát, với những con người Bana hiền hoà và quý khách mà tôi được biết qua các phương tiện truyền thông. Điều mơ ước nay đã thành hiện thực.

13 thg 11, 2012

Được đẩy qua biên giới


Jos. Nguyên Công Lai SVD

Những băn khoăn, do dự của Phêrô (Cv 10, 1-48) mà cha Linh hướng đưa ra cho buổi tĩnh tâm tháng 10 này làm tôi nhớ đến bản thân mình trong mùa hè vừa qua.
Tâm lí chung của con người khi đứng trước sự chọn lựa bao giờ cũng chọn điều dễ. Tôi cũng vậy. Theo chương trình đào tạo, hè qua, tôi được gửi đi mục vụ hè. Trong ý nghĩ và ý thích, tôi đã chọn quê hương là điểm đến cho mục vụ hè.

Chỉ có Chúa mới vững bền


Đăng Khoa SVD
Một ngày chiếm ngắm những gì Chúa đã ban cho ban cho chính bản thân mình là điều cần thiết cho những ai muốn sống mật thiết với Thiên Chúa. Dù biết rằng bản mình đang trên hành trình ấy nhưng không phải lúc nào tôi cũng có đủ ý chí để hướng về mục tiêu tối hậu ấy.
Tôi trân trọng một ngày thinh lặng.

Cảm thấy nao núng, băn khoăn …


 Chinese Royal SVD
Sau những ngày tháng đi mục vụ hè, nay con lại được trở về lại ngôi nhà học viện để tiếp  tục chương trình học tập và tu đức trong giai đoạn đào tạo. Hôm nay, con có ngày tĩnh tâm để nhìn lại những ngày tháng trong đời đã qua của con nhằm giúp con vững bước hơn trong con đường bước theo Đức Kitô trong sứ vụ truyền giáo của dòng Ngôi Lời.

Phải có một tình yêu thật lớn mạnh


 Joseph Q’ Inh SVD

Qua đoạn sách Tông Đồ Công Vụ cho con thấy được mọi giới hạn nơi con người  đó chính là sự cản trở về tập tục của người Do Thái. Chính Phê-rô đã vượt qua rào cản đó nhờ ơn của Chúa. Lần tĩnh tâm này một lần nữa cho con nhìn lại công việc loan báo Tin Mừng của mình như thế nào?

Đóng khung Thiên Chúa


Pietro Nguyễn
“Quý vị thừa biết: giao du hay vào nhà một người khác chủng tộc là điều cấm kỵ đối với người Do thái. Nhưng tôi thì Thiên Chúa đã cho tôi thấy là không được gọi ai là ô uế hay không thanh sạch” (Cv 10,28).
Trước đây, tôi thường chịu ảnh hưởng tư tưởng của ông bà để lại, khi cho rằng: “Những người không theo đạo Công giáo là những kẻ ngoại đạo, thờ bụt thần hay nặng hơn nữa là mọi rợ”.
Vấn đề này tôi biết rất rõ, vì xứ đạo của tôi nằm bên cạnh một làng kia không theo đạo Công giáo. Vì có những khác biệt trong văn hóa địa phương, nên hai làng này thường xảy những xung đột của cá nhân, có khi liên quan đến gần như cả làng.

12 thg 11, 2012

Thầy sau này có về xứ em không?



 Giuse Nguyễn Công Lai, SVD

Trải qua một năm học triết tại học viện Đa Minh, tôi đã cảm nhận thế nào là niềm vui của cái sự học, đặc biệt là niềm vui của việc học triết. Bởi rằng, tuy đã trải qua bốn năm đại học, và cũng được coi là đã học triết, nhưng thực sự ở môi trường đại học tôi chẳng biết triết là gì, và nó cũng chẳng đem lại cho tôi những giá trị đúng mực của người học triết.
Điều này không nói hẳn ai cũng đã biết lí do tại sao ...? Thế nên, tôi đã đem bao háo hức đó để cảm nhận và bước vào một mùa hè đầu tiên của năm học đầu tiên tại Học viện triết. Song, không phải là một mùa hè nghỉ ngơi nhưng là đi thực tập mục vụ hè.
Thời gian làm quen
Khi nhận được thông tin mình sẽ đi mục vụ ở Cà Mau, tôi có phần hơi bỡ ngỡ. Bởi theo sự đăng kí thì điểm đến để mục vụ hè năm nay không phải ở nơi này. Nhưng đó không phải là điều làm tôi bất ngờ và có phần lo lắng.
Điều làm tôi bất ngờ và lo lắng là: tôi mới chỉ học xong năm triết 1 nhưng lại được sai đi một mình đến một giáo xứ cũng hoàn toàn xa lạ. Tôi chưa hề có kinh nghiệm mục vụ!

Còn sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu?


Francesco Guete SVD
“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15). Lời này luôn vang vọng và đánh thức con người tôi hãy ra đi truyền giáo, khơi dậy lòng tin của bao người đang hoặc đã xa dần tình yêu Chúa Kitô.
Ngày đầu tiên đặt chân vào Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời, tôi rất hăm hở và quyết tâm ra đi truyền giáo. Tôi còn nhớ như in lúc phỏng vấn trong ngày tuyển sinh vào Dòng, Cha phỏng vấn đã hỏi tôi:
“Sau này con có dám đi Phi Châu truyền giáo không?”

11 thg 11, 2012

Dụ ngôn chào mào đít đỏ


Pière Trần SVD
Chuyện là thế này: Nhà tôi có nuôi hai chú chim chào mào-đít đỏ cùng chủng loại. Tôi chăm sóc chúng giống nhau và rất chu đáo: lồng tuy hơi chật nhưng đẹp và sang trọng; thức ăn thuộc hạng sang và luôn được thay đổi để hai chú khỏi bị nhàm chán; quạt nồng ấp lạnh khi gió đổi mùa…
Ấy vậy mà kỳ thực, một chú thì rất hạnh phúc còn chú kia thì chẳng bình an.
Nhìn chú chào mào – đít đỏ hạnh phúc thể hiện mới thích làm sao: chiếc mào giương cao hãnh diện; tiếng hót rảnh rang sảng khoái; tơ lông mườn mượt; điệu nhảy khoang thai…

R.I.P


U
“Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống
Mùa gặt mai sau khấp khởi mừng”
                                                                               (Tv 125,5)


CÁO PHÓ
Trong niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh
Gia đình chúng con xin kính báo
Thân Mẫu chúng con là :
Bà Cố An-na Huỳnh Thị Ánh Trước
Đã được Chúa gọi về lúc 2 giờ 30 phút Rạng Sáng Chúa Nhật ngày 11 tháng 11 năm 2012
(tức ngày 28 tháng 09 năm Nhâm Thìn )
HƯỞNG THỌ 80 TUỔI

Nghi thức nhập quan lúc 20 giờ, thứ Hai ngày 12 tháng 11 năm 2012
Thánh Lễ An Táng vào 9 giờ sáng thứ Sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
Tại Thánh Đường Giáo Xứ Phương Nghĩa, Giáo Phận Kontum, Việt Nam.
Kính xin Quí Cha, Quí Ân Nhân, Thân Nhân và Bạn Hữu xa gần hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Thân Mẫu chúng con sớm được hưởng nhan Thánh Chúa.


REQUIESCAT ANNA IN PACE
Thay Mặt Gia Đình
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD

Bức tường vô hình


Thiên Ân SVD
Trong sách Công vụ tông đồ chương 10 hình ảnh để lại trong tôi nhiều suy nghĩ chính là bức tường vô hình được dựng lên trong văn hoá, lối sống của người Do Thái lúc bấy giờ.
Bức tường là gì? Bức tường là biểu tượng nói lên sự ngăn cách giữa cái này với cái kia. Trong lịch sử, chúng ta cũng chứng kiến nhiều bức tường mang dấu tích lịch sử như bức tường Berlin, Vạn Lý Tường Thành…
Trong sách công vụ chương 10, một bức tường vô hình được dựng lên để làm cản trở công việc loan báo Tin Mừng của Chúa cho muôn dân.

Phá vỡ mọi ranh giới…


Paulus Võ SVD
Đã biết Tin mừng của Chúa Giêsu là vượt không gian và thời gian, nhưng thực sự chẳng mấy khi tôi để ý đến điếu đó. Nhưng ngày tịnh tâm hôm nay với chủ đề “TIN MỪNG VƯỢT BIÊN GIỚI” đã cho tôi một cảm xúc mạnh và đánh động tôi thực sự.
Với tôi, từ trước tới giờ, Tin mừng chỉ câu chuyện của Chúa nói với mọi người, với Hội dòng. Nhưng hôm nay sự gợi ý của Cha giảng phòng đã làm sáng tỏ hơn và khẳng định với tôi rằng, Tin mừng của Chúa Giêsu phá vỡ ranh giới để đến với tất cả mọi người, mọi nền văn hóa, mọi chủng tộc, mọi màu da và tôn giáo khác nhau.
Vì Thiên Chúa muốn cứu rỗi hết mọi người.

10 thg 11, 2012

Vượt qua ranh giới


Đỗ Quang Quốc SVD
Mỗi một quốc gia đều có một biên giới cho riêng mình. Dù chỉ là một thực tại rất nhỏ, nhưng nó đủ thẩm quyền để nói lên lãnh thổ của một quốc gia, mà các quốc gia khác không có quyền xâm phạm khi chưa được phép. Nếu một quốc gia không biết vượt qua biên giới đó để đến làm bạn với những quốc gia khác, ắt hẳn quốc gia ấy sẽ không cho đi và cũng không được chấp nhận.
Cũng vậy, trong mỗi một con người đều có ranh giới của riêng mình. Ranh giới ấy nhiều khi là rào cản làm cho chúng ta bị cô lập, không được người khác đón nhận; làm cho chúng ta ngại ngùng, sợ hãi… nếu chúng ta không biết chủ động phá vỡ nó. Do đó, ranh giới trong tôi đã cản lối bước tôi đến với Chúa, với tha nhân và với chính mình.

Một luồng nhiệt huyết càng ngày càng lớn


Du Trí SVD
Cuộc gặp gỡ giữa  Phê-rô và viên quan là một cuộc gặp gỡ quá tuyệt vời và đáng mơ ước của những người mang trong mình sứ vụ truyền giáo.
Trong cuộc gặp đó, Phê-rô biết rõ đó là ý muốn của Thiên Chúa, và Ngài dẫn ông đi. Về phía viên quan, ông được chuẩn bị để sẵn sàng lắng nghe lời của Chúa. Cả hai, người rao giảng và người nghe rao giảng, đều được Chúa dẫn dắt.
Trong thực tế, nhất là thực tế công cuộc truyền giáo cho người hoàn toàn chưa biết Chúa, các nhà truyền giáo phải chủ động để đến và ở giữa họ, và đó chưa bao giờ là một việc dễ vì rất nhiều rào cản do sự khác biệt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo và cả ý thức hệ chính trị.

Với ơn Chúa, tôi can đảm lên đường – như Phêrô



Peter Năng SVD
Trước khi Chúa đến trong đời, Phê rô là một con người như bao người khác trong vùng: ông đã và đang ra công làm việc để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình bằng nghề đánh cá trên biển hồ Ga-li-lê.
Với một công việc ổn định, có một gia đình để xây dựng, vun đắp, để đi về, để nghỉ ngơi sau những ngày dài lao nhọc, và trên hết có người để yêu thương an ủi mỗi khi thất bại trên đường đời. Chắc rằng ông là người đang rất hạnh phúc.
Chúa đến, cuộc đời ông rẽ sang một hướng khác, ông không còn là người thợ đánh cá như ngày nào nữa, mục tiêu của ông giờ đây không phải là cá, nó đổi thành “người”. Ông đã từ bỏ sự ổn định quen thuộc, từ bỏ quê hương, người thân để lên đường theo Thầy Chí Thánh.

Tình không biên giới, tình càng triền miên…



 Gold Royal SVD
Chủ đề Tin Mừng Không Biên Giới của lần tĩnh tâm này làm tôi nhớ lại câu hát trong bài Tình Không Biên Giới của nhạc sĩ Thanh Tùng, “tình không biên giới tình càng triền miên…”.
Tin mừng dạy chúng ta biết yêu và tình yêu ấy vượt qua mọi biên giới, mọi cản trở về ngôn ngữ, sắc tộc, màu da… Chỉ có tình yêu mới có thể đưa con người xích lại gần nhau và đưa nhà truyền giáo đến với người khác.
Tình yêu không có biên giới thì tình yêu càng vững bền.
Nói là vậy nhưng để yêu quả thật không dễ. Làm sao tôi yêu được người anh em trước đây rất thân với tôi nhưng lại quay lưng đi nói xấu tôi cách thậm tệ? Thiết nghĩ, tôi không cay cú thì thôi chứ làm gì nói đến yêu.

Anh xếp dọc, ả xếp ngang



 Bergfels SVD

Câu chuyện giữa Phê-rô và viên đại đội trưởng Co-nê-li-ô ở Xê-da-rê gợi cho tôi nhiều điều suy nghĩ. Nhưng tôi nêu ra vài ý chính mà tôi suy nghĩ trong ngày hôm nay.
Đầu tiên, tôi suy nghĩ về hình ảnh Phê-rô, ông ta là một người giữ luật Mô-sê rất nghiêm túc. Ngoài việc cầu nguyện liên lỉ nhiều giờ trong ngày (câu chuyện này xác định rõ trong lúc ông cầu nguyện vào giờ thứ sáu, ông gặp thị kiến), ông còn phân biệt kỹ lưỡng về thức ăn nước uống, cái gì thanh sạch và cái gì là ô uế.

9 thg 11, 2012

Tâm sự cùng Phê-rô



Peter Loan SVD
Chào anh Phê-rô,
Đọc lại một vài biến cố trong đời anh, tôi có vài cảm nhận, xin nói lên để tôi và anh cùng dùng ít phút để suy tư.
Anh là người “oách” nhất trong nhóm Mười Hai, được chính Thầy Giêsu đặt lên địa vị này. Tôi chẳng hiểu Thầy Giêsu dựa vào tiêu chuẩn gì để chọn anh vào vị trí quan trọng này.
Lý do là gì thì chắc cả đời anh cũng chưa chắc hiểu ra. Tôi thì potay.com rồi. Tuy nhiên, giờ này tôi không có thời gian bận tâm chuyện đó, tôi muốn tâm sự cùng anh về một quyết định táo bạo anh đã làm hôm nay.
Trước hết, tôi ngưỡng mộ việc anh can đảm ra trước thượng hội đồng để tranh biện về những việc anh và các Tông Đồ làm sau ngày lễ Ngũ Tuần. Hình ảnh anh hiên ngang đứng trước các vị quan quyền dỏng dạc tuyên bố: “Nếu các ông bảo chúng tôi bỏ Lời Thiên Chúa mà nghe lời các ông, thì chúng tôi ‘cóc cần’ lệnh các ông” làm mọi người sững sờ.

Chia sẻ Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo 2012


Trong ngày lễ khánh nhật truyền giáo năm nay cộng đoàn Học viện Ngôi Lời có dịp được nghe những tâm tư, cảm nghiệm của những anh em đã từng đi truyền giáo thế giới.

Những lời chia sẻ rất cá nhân, rất tâm huyết mà có người từng tự nhủ sẽ chôn chặt kinh nghiệm thương đau này để không bao giờ nói ra hoặc không kể với bất kỳ ai. Nhưng được khích lệ và động viên của cha linh hướng Học viện mà anh em đã trải lòng một cách thoải mái, đơn sơ nhưng lại đầy kinh nghiệm “xương máu”.

8 thg 11, 2012

HỌC VIỆN LIÊN DÒNG NAM MỪNG LỄ BỔN MẠNG


Sân nhà

 “Khoa hoc và đức tinđó là đề tài thuyết trình trong dịp mừng lễ Thánh Tử Đạo Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm, bổn mạng học viện liên dòng. Bài thuyết trình được cha Giuse Phạm Quốc Văn phó giám đốc học viện thực hiện, với mục đích giúp các học viên hiểu sâu về năm đức tin và vấn đề khoa học. Đề tài trên cũng nhắm đến gương sáng từ Thánh Tử Đạo Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm, một con người quả cảm của niềm tin và gương sáng trong học tập. Dù khó khăn trăm bề trong bối cảnh niềm tin bị bắt bớ, thánh nhân vẫn trung kiên trong đời tận hiến và gắng tâm quyết chí tiếp thu tri thức từ nước ngoài để phục vụ quê hương.

Một nổi ưu tư và lo lắng tràn ngập hồn tôi


 Hạt Lúa
Truyền giáo, đối với tôi không phải là điều gì mới mẻ, vì tôi nghe rất nhiều và cũng biết được nhiều qua các nhà truyền giáo trong hội dòng. Thế nhưng, khi đặt mình vào vai trò sẽ là nhà truyền giáo tôi thật sợ hãi, sợ vì không biết mình sẽ làm gì và làm ở đâu, sợ vì sự khác biệt và xa cách gia đình quê hương.
Đó là những điều làm tôi trăn trở cho những gì mình sẽ một mai đảm nhận là “Ra đi truyền giáo”. Một nổi ưu tư và lo lắng tràn ngập hồn tôi, tôi sẽ làm gì đây, sẽ như thế nào trong sứ vụ cao cả và khó khăn này.
Khi đọc chương 10 sách Công Vụ tông Đồ, thuật lại việc thực hiện truyền giáo của thánh Phêrô tôi cảm thấy dường như Thánh Phêrô cũng muốn từ chối nhiều sự. Ba năm sống với Chúa, được chứng kiến bao việc Người làm và làm bao việc Người dạy, thế nhưng cũng phải cần đến sự thúc bách của Thánh Thần Chúa mới ra đi.
Có lẽ với con người yếu đuối và đầy bất toàn, thánh Tông đồ cảm nhận sự khó khăn và sợ hãi. Điều đó có thể là điều mà tôi đang mường tượng tới cho cảnh đời mình một mai sau khi thực hiện công việc của nhà truyền giáo.

“Thiên Chúa muốn chúng ta làm gì?”





Anh em rất thân mến,

1. “…Đáp lại lời mời gọi của Chúa Thánh Thần và nhu cầu của các dân tộc, thánh Arnold Janssen đã sáng lập Dòng chúng ta như một cộng đoàn truyền giáo. Với danh xưng là dòng Ngôi Lời, chúng ta nhìn ra sự tận hiến cách đặc biệt cho Ngôi Lời và sứ vụ của Người. Cuộc sống của Người là cuộc sống của chúng ta, sứ vụ của Người là sứ vụ của chúng ta. Được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chúng ta bước theo Ngôi Lời, tôn vinh Chúa Cha và mang lại cho mọi người cuộc sống sung mãn…” 
Suy ngẫm về thông điệp phổ biến này trong Hiến Pháp, chúng tôi, ban lãnh đạo Tổng quyền mới, bắt đầu nhiệm kỳ của mình với câu tự vấn: Trong những năm tới, Thiên Chúa muốn chúng ta làm gì trong việc làm cho cuộc sống của Người trở nên kiểu mẫu cho đời sống của chúng ta, và chấp nhận lời mời gọi làm cho sứ vụ của Người trở thành sứ vụ của chúng ta? Đây cũng là câu hỏi mà chúng tôi kêu mời tất cả anh em Ngôi Lời trên toàn thế giới từ các tỉnh dòng, cộng đoàn truyền giáo và miền dòng để tâm suy niệm.

6 thg 11, 2012

NHỮNG TRẬN CẦU “ĐINH”




Giải bóng đá truyền thống, mừng lễ Giáng Sinh của học viện SVD Sài Gòn chính thức được khởi tranh ngay từ đầu niên học. Với sự góp mặt của 6 đội bóng, cùng dàn cầu thủ ‘tả pí lù’ đến từ mọi miền của đất nước.
Rút kinh nghiệm từ những mùa giải trước, năm nay các đội được chia đội hình khá đồng đều. Các ‘sao’, những ‘đôi chân thép’, cũng như các ‘cầu thủ vườn’ đều được rải đều ở mỗi đội. Vì thế, tương quan lực lượng giữa các đội dự giải khá ổn. Đó chính là yếu tố tạo nên sự sôi động và hấp dẫn của giải đấu.
Mặc dù đã trải qua 2 vòng đấu, nhưng ứng cử viên vô địch vẫn chưa lộ diện. Thành tích các đội bám nhau ‘sát ràn rạt’, với khoảng cách điểm đủ an toàn và nuôi hy vọng giành chức vô địch.
Do đó, vào vòng đấu thứ 3 các đội hầu như đều tung lực lượng mạnh nhất vào sân, nhằm tăng tốc tạo khoảng cách an toàn. Thời điểm này dần bộc lộ ứng cử viên nặng ký, theo dự đoán của giới chuyên môn. Tuy nhiên, bóng còn lăn và trọng tài chưa cắt còi kết thúc trận cuối thì mọi bất ngờ vẫn có thể xảy ra.

5 thg 11, 2012

Vượt rào cản để ra đi


Antonio Thịnh, SVD

Đoạn Lời Chúa (Công vụ 10, 1- 48) làm chủ đề của ngày tĩnh tâm khá dài, tôi cố gắng đọc đi đọc lại đoạn văn này nhiều lần để tìm xem Chúa muốn nói với tôi điều gì.
Thật hay khi tôi khám phá ra việc truyền giáo của Tông đồ Phêrô, để rồi tôi nhìn lại bản thân mình trong thời gian qua và định hướng cho thời gian tới. Với tiêu đề của ngày tĩnh tâm “Tin mừng không biên giới” rất chí lí và cần thực hiện trong thời đại hôm nay.