28 thg 11, 2012

Dụ ngôn Cây “gió”


Tuấn Trần SVD
Gia đại ngàn, cây gió thường mọc thành từng cụm với mật độ không dày lắm. So với những họ cây rừng khác thì nó thuộc tiểu số. Thân, cành, lá, gỗ của cây gió không có gì đặc biệt lắm so với những cây rừng khác.
Điều đáng lưu ý nơi loại cây này là khả năng hút lấy và tổng hợp cái tinh túy của đất trời cùng với tố chất mà Thượng Đế đặt để trong chính nó để làm thành một thứ vô cùng quý giá cho con người đó là “trầm hương”.
“Trầm hương” không phải là cái “lõi” của cây gió. Thế nên không phải bất cứ cây gió nào được sinh ra, lớn lên đều có “trầm” như có “lõi”, dầu rằng tất cả các cây gió đều mang trong mình một phần chất để làm nên “trầm hương”.
Điều kiện để có được “trầm hương” là cây gió phải hút lấy cái tinh túy của đại ngàn, của trời đất vào sâu bên trong thân của nó theo thời gian. Để làm được việc này, cây gió phải “mở thân” ra.

Sự mở thân của cây gió có thể là một sự gãy đỗ của thân cây, những lỗ bộng do các loại côn trùng đục khoét, những “mắt kiến” trên thân cây. Tất cả những thứ như đang hủy hoại thân cây.
Chất lượng của “trầm hương” cao hay thấp tùy thuộc vào thời gian, mức độ hút lấy tiết trời và khả năng tổng hợp với tinh chất vốn có của cây. Chất lượng trầm hương cao nhất của sự hòa hợp này được gọi là “kỳ nam”.
Một khi “kỳ nam” được hình thành thì dù thân cây có gãy đỗ, có vùi sâu trong lòng đất hay xác cây có mục nát đi, “kỳ nam” vẫn còn đó, vẫn nguyên “kỳ nam”.
Cuộc lữ hành đức tin của người Kitô hữu trong thế giới này phải chăng có nét giống như tiến trình hình thành “trầm hương”, thành “kỳ nam” của cây gió chốn đại ngàn?

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét