24 thg 7, 2013

Chỉ vì Ngài là Thiên Chúa



Du Trí SVD
 “… còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin thương cót con là kẻ tội lỗi." (Lc 18, 13).
Khi mọi tư tưởng đã trở nên bế tắc, mọi lý lẽ bổng chốc vỡ vụn trước một sự thật không thể trốn chạy, rằng mình là người tội lỗi nặng nề. Lúc mà cả lý trí và con tim không còn có thể cáng đáng được nỗi đau và sự dằn vặt, người thu thuế đã lê bước tìm về cùng Thiên Chúa.
Ông bước đi thất thểu, mặt cúi gầm, lòng trĩu nặng và lặng lẽ tiến vào góc khuất của đền thờ, nơi xa xa cung thánh. Tại đó, mắt ông cũng chẳng dám nhìn lên vì hổ thẹn, lòng thì xao xuyến bồi hồi, tay run run đấm ngực, và miệng khó nhọc thốt lên:

19 thg 7, 2013

Cái ăn, cái mặc



Lucky Star svd
Kết cấu kinh lay Cha mà Chúa Giê-su dạy các môn đệ gồm 3 phần: 1 lời thưa, 2 lời nguyện và 3 lời xin. Trong 3 lời xin, lời “xin lương thực hằng ngày” được Chúa Giê-su đặt lên đầu tiên. Bởi Chúa biết lương thực quan trọng thế nào đối với đời sống con người. Nhân ngày tĩnh tâm tháng 4 hôm nay, tôi chọn “lương thực” là đề tài suy niệm cho mình.
“Cái ăn” cùng với “Cái mặc” là 2 nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Con người không ngừng lao động, sáng tạo để thỏa mãn các nhu cầu này. Từ mong ước “ăn no mặc ấm” giờ chuyển sang “ăn ngon mặc đep”.
Có thể vấn đề lương thực đã trở nên bình thường trong thế giới ngày nay. Bởi nền khoa học kỹ thuật hiện đại, con người ngày càng tạo ra nhiều của cải, lương thực đến nỗi đã trở nên thừa thãi. Nhưng sự phân bổ không hợp lý mà hàng triệu người vẫn phải lo chống chọi với cái đói mỗi ngày.

Cám dỗ

LinhThiêng svd

Giáo Hội luôn đọc Kinh Lạy Cha trong Thánh lễ trong các Giờ Kinh Phụng Vụ, và mời gọi mỗi người Kitô hữu chúng ta đọc kinh cha để cầu với tâm tình con thảo.
Khi suy niệm về lời kinh lạy cha,  tôi chợt suy nghĩ về động từ “Cám dỗ”. Nói về cám dỗ thì hình như nó là chuyện xưa trên trái đất. Vi từ khi có con người trên trái đất này thì đã có cám dỗ xảy ra cho họ.
Khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta xin cho thánh ý Thiên Chúa thể hiện dưới đất cũng như trên trời; xin cho có của ăn hàng ngày dùng đủ, xin tha nợ cho những người mang nợ mình… rời đến xin cho khỏi xa chước cám dỗ.
Ở đây người viết muốn trình bầy về từ “Cám dỗ” đã và đang xảy xa từ trước đến này để cho ta thấy được sự cám dỗ này ảnh hưởng đến đời sống chúng ta ra sao:
Đã là một con người sống trên cõi đời này đều bị cảm dỗ và cám dỗ luôn luôn rình rập bên cạnh mỗi người, nó tác động đến ý chí và lý trí của ta hướng chiều về nó. Ai trong chúng ta không thể quên về câu chuyên A-dong và E-và sa chước cám dỗ trong vườn địa đàng do ma quỉ cám dỗ.

Con người sinh ra không phải để chết!



AiZay SVD
Khi nói đến cánh cửa, nó có hai công dụng: để đóng vào và để mở ra. Có những cánh cửa như cửa tù ngục để giam kín phạm nhân, có những cánh cửa giam hãm, bưng bít con người không cho thông giao với thế giới bên ngoài, đó là những cánh cửa đóng kín chết chóc, huỷ hoại.

Có những cánh cửa mở ra đón gió mát, đón khí trong lành, đón ánh sáng mặt trời tươi vui, mở ra những chân trời xa tắp, khơi lên trong tâm hồn mơ ước cao xa, có những cánh cửa mở ra đón nhận anh em trong tình huynh đệ thân mến, đó là những cánh cửa mở ra sự sống.
Trong đoạn Tin Mừng của Gioan (10, 1-10) Chúa Kitô nói: “Ta là cửa chuồng chiên”. Người đã tự nhận mình là cánh cửa. Chúa Giêsu là cánh cửa không phải để đóng kín giam hãm đàn chiên,nhưng là cánh cửa mở ra.