31 thg 10, 2012

“Một chữ tình để duy trì thế giới, một chữ tài để tô điểm càn khôn”





Antonius Binh-Sắc, SVD
Tôi đã trải qua nhiều lần tĩnh tâm và lúc nào cũng nặng lòng suy nghĩ không biết rồi mình sẽ trở thành nhà truyền giáo như thế nào và sẽ làm được việc gì trong hành trình ấy?
Đặc biệt là tu sĩ truyền giáo quốc tế thì phải đến với nhiều vùng đất lạ, đến với những mảnh đất mà những tập tục, những văn hóa xem ra khác biệt hoàn toàn với mình.
Riêng vấn đề ngôn ngữ đã là một thách đố lớn, khó khăn biết ngần nào. Ngồi hình dung ra những khó khăn trong tương lai, những thực tế không thuận chiều, tôi cảm thấy băn khoăn.

Cũng một chút ngại ngùng …



 Xuân Lee


30 thg 10, 2012

Ảnh hưởng văn hóa trên lối nhìn của nhà truyền giáo tương lai



Phạm Duy Thạch, SVD

Sách Công Vụ Tông Đồ được mệnh danh là Tin Mừng Chúa Thánh Thần. Chính Thánh Thần thúc đẩy, hướng dẫn và điều khiển mọi hoạt động truyền giáo của GH sơ khai.
Biến cố Ngũ Tuần đã cho thấy Chúa Thánh Thần khởi sự công cuộc rao truyền Tin Mừng như thế nào. Có người ví các tông đồ như “những con cờ” được Chúa Thánh Thần di chuyển trên bàn cờ Truyền Giáo thế giới.
Khi nói đến hình ảnh những con cờ người ta thường nghĩ đến nghĩa tiêu cực: một ai đó mất hết tự do và bị người khác lợi dụng. Tuy nhiên, ở đây chúng ta không thể phủ nhận vai trò dẫn dắt quá lớn của Chúa Thánh Thần.

Đừng bỏ tôi một mình?


Sten Lack SVD

29 thg 10, 2012

Như là mình chết đi …




Cảm nghiệm về Công Vụ Tông Đồ 10, 1-48.
Jos Kiểm SVD
Trình thuật này có thể nói là dài nhất trong sách CVTĐ, ông Côlêniô là một người ngoại đã được một thị kiến và ông muốn được nghe một chứng nhân nói về Đức Giêsu.
Còn ông Phêrô cũng thấy một thị kiến, và ông bị buộc ăn những gì luật Mô sê cấm. Ông Côlêniô và cả gia đình ông trở lại là một biến cố quan trọng đánh dấu bước ngoặc trong hoạt động tông đồ của Phêrô.
Qua trình thuật này tôi đã suy nghĩ về ba điểm sau:
Hội thánh luôn đón nhận những người thiện chí và ăn ngay ở lành, luôn một lòng tin tưởng vào Thiên Chúa cho dù là dân ngoại hay Do thái.
Xóa tan đi mọi cấm kỵ về đồ ăn thức uống giữa những người Do thái và không phải Do thái.
Anh em dân ngoại gia nhập đạo mà không cần phải cắt bì.

Tin Mừng không ranh giới




Đi truyền giáo ngoài văn hóa quen thuộc của mình không là chuyện tự nhiên, ngay cả với một số anh em trong một Dòng như của chúng ta. Điều này nghe lạ tai, nhưng thực tế của sự ngần ngại, sợ sệt và lo âu nơi nhiều anh em cho thấy điều này. Đi tu một Dòng truyền giáo thế giới mà có anh xem việc ở lại nhà như là một ân huệ hay một sự ưu đãi.
Vậy, cần nhìn lại ơn gọi của mình, ước muốn thật và sự sẵn sàng của mình trong Ngày Tịnh Tâm đầu năm học, để định rõ lại mục đích mà mình đeo đuổi và tìm lối phát triển, cũng như để hiểu được mục đích của những nổ lực học hành lúc này.
Chúng ta làm điều này khi cùng đi với Tông đồ Phê-rô một đoạn đường truyền giáo, được ghi lại trong sách Công Vụ Tông Đồ (Cv 10, 1-48).

23 thg 10, 2012

Sự Thật Giải Thoát Hay Giết Chết Con Người?!?!




Sự thật là một đề tài rất lớn trong Tin Mừng Gioan. Làm chứng cho sự thật chính là mục đích chính yếu của Đức Giê-su khi nhập thể làm người: “Tôi sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này : làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi." (Ga 18,37). Gioan Tẩy Giả, người dọn đường cho Đấng Cứu Thế cũng không làm gì khác hơn là "làm chứng cho sự thật": "Ông ấy đã làm chứng cho sự thật" (Ga 5,33). Vậy, Hẳn sự thật có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với thân phận của con người, nó có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của con người. Nó có thể cứu thoát hay giết chết một con người. Chính Đức Giê-su cũng đã từng công bố với người Do thái: "Sự thật sẽ giải phóng các Ông" (Ga 8,23). Vậy, hẳn nhiên theo lời của Đức Giê-su thì sự thật sẽ giải thoát, sẽ cứu lấy mạng sống con người chứ không phải giết chết. Hễ ai nói và sống thật thì sẽ được giải thoát.

Dung mạo Đức Maria theo trình thuật truyền tin (Lc 1,26-38)
Thánh Luca là tác giả để lại nhiều dữ liệu nhất về Đức Maria trong tất cả các các tác giả sách Tân Ước. Ngài có nhiều đoạn trình thuật về những biến cố cụ thể trong cuộc lự hành đức tin của Mẹ Maria. Cả năm biến cố trong “Mầu nhiệm 5 sự vui” của Kinh Mân Côi đều nằm trong số những trình thuật của thánh Luca. Đó là: Biến cố truyền tin; biến cố Đức Maria đi viếng chị họ Elisabet; Đức Mẹ sinh Đức Giê-su trong hang đá; Đức Mẹ dâng Đức Giê-su trong đền thánh và Đức Mẹ tìm gặp Đức Giê-su trong đền thánh. Trong mỗi biến cố ấy, thánh Luca đều phác họa lên những nét đẹp rất riêng về Đức Mẹ Maria. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài suy niệm này chỉ xin được dừng lại ở những nét đẹp của Đức Maria trong trình thuật “Truyền Tin” (Lc 1,26-38). Đây cũng là bài Tin Mừng mà Phụng vụ Giáo Hội chọn đọc trong ngày lễ Đức Mẹ Lễ Mân Côi.
Phải nói rằng “biến cố Truyền Tin” là biến cố hết sức trọng đại cho cuộc đời Đức Maria cách riêng và cho Giáo Hội nói chung bởi lẽ chính qua biến cố ấy mà Thiên Chúa thực hiện lời hứa cứu độ từ ngàn đời, đánh dấu bằng việc Nhập Thể, nhập thế của Ngôi Hai Thiên Chúa. Dĩ nhiên, có rất nhiều ý nghĩa thần học được nói đến trong trình thuật “Truyền Tin” nhưng ở đây chỉ xin để ý đường nét làm nên chân dung tuyệt với của Đức Maria.

CỘNG ĐOÀN HỌC VIỆN NGÔI LỜI
DÂNG LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC RAO GIẢNG TIN MỪNG
Chúa Nhật Truyền Giáo (21.10.2012). Hiệp cùng Giáo Hội Hoàn Vũ, Cộng đoàn Học Viện Ngôi Lời đã long trọng cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho Công việc Rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội cũng như của Hội Dòng.
Mở đầu Thánh lễ, Cha chủ tế đã mời gọi cộng đoàn cùng hiệp ý cầu nguyện cho sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội và của Hội Dòng. Đặc biệt, ngài cũng mời gọi mọi người nhớ đến các Cha, các Thầy đang làm nhiệm vụ truyền giáo khắp nơi trên thế giới. Xin cho họ được mạnh sức xác hồn và can đảm dấn thân đem Lời Chúa đến cho mọi người.
Trong bài giảng được rút ra từ đoạn Tin Mừng Mc 10,35-45, nói về vài trò của người làm lớn trong Giáo Hội, ngài nhấn mạnh đến tinh thần phục vụ trong khiêm tốn; “Ai muốn làm lớn trong anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người.” (Mc 10,43-44).