28 thg 1, 2014

Khơi lại niềm tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa

Ngày mùng một tết Nguyên đán
Deacon Tiền Lê, SVD
Tết. Một khái niệm gần gủi, quen thuộc đối với mỗi người chúng ta. Đây là một tập tục, một truyền thống văn hóa tốt đẹp. Tết còn mang một ý nghĩa rất thiêng liêng và cao quý. Vì, tết là cơ hội để mọi thành viên trong gia đình, dòng họ, thân nhân bạn bè thăm hỏi, và cầu chúc cho những điều tốt đẹp. Tết cũng là dịp để con người bày tỏ lòng biết ơn nhau. Tết là thời điểm để người ta trải lòng tâm sự với nhau, là cơ hội để thăng tiến tình người. Tết là dịp để người ta nói lời tha thứ và xin lỗi nhau một cách chân thành và dễ dàng nhất.

Đối với người Công giáo, tết còn mang một ý nghĩa tuyệt vời cao cả hơn. Đó là thời điểm mà mỗi người có thể bày tỏ những ước nguyện dâng lên Thiên Chúa, những tâm tình thiêng liêng và cao quý về những ước mơ vào niềm hạnh phúc vĩnh cửu mai sau. Vậy, với tư cách là những người con cái Chúa, chúng ta nhìn về ý nghĩa của ngày tết như thế nào? Đối với chúng ta Thiên Chúa không chỉ là đấng sáng tạo nên chúng ta mà còn đấng an bài quan phòng gìn giữ mọi điều liên quan đến cuộc đời và vận mệnh của mỗi người chúng ta.

27 thg 1, 2014

Ai bền đỗ đến cùng…

Deacon Tuấn, SVD
Chúa Giêsu đã tiên báo cho các tông đồ về những nghịch cảnh, những bách hại mà các ông sẽ gặp phải và Ngài cũng căn dặn các tông đồ rằng: khi đối diện với những nghịch cảnh, những bách hại đó thì đừng lo sợ, vì Thiên Chúa sẽ luôn ở cùng, Ngài sẽ dạy bảo cho biết phải làm gì, phải nói gì.

Và để đảm bảo cho sự kiên trung đó của các môn đệ, Chúa Giêsu khẳng định rằng: “Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét; nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ".
Lời tiên báo của Chúa Giêsu đã trở thành sự thật, trải qua dòng thời gian, hằng triệu các tín hữu đã đi vào dấu chân nhân chứng của các tông đồ. Tại quê hương Việt Nam chúng ta, từ cuối thế kỷ 16 đến  đầu thế kỷ 19 đã có hàng ngàn người đổ máu minh chứng cho đức tin.

Vì con không như bao kẻ khác ...

Deacon Duy Thạch, SVD
Nhạc sĩ Võ Như Lân có một ca khúc sinh hoạt khá nổi tiếng về thói tự kiêu, tự mãn như sau:
“Kiêu căng tôi sắc sảo, tôi thành tôi sắc tối.
Huyênh hoang tôi huyền hoặc, tôi thành tôi huyền tồi.
Tự ái tôi nặng nề, tôi thành tôi nặng tội.
Khiêm tốn tôi mỉm cười, đơn giản tờ-ôi tôi.”

Tin Mừng Luca cho nghe lại dụ ngôn mà Chúa Giê-su kể cho “một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê kẻ khác.” Thánh sử Luca nhấn mạnh những người “tự cho mình là công chính” chứ không phải thật sự là công chính.
Đại diện cho những người này chính là nhân vật Pha-ri-sêu trong dụ ngôn mà Chúa Giê-su kể. Ông ta đứng thẳng và nguyện thầm. Tư thế đứng thẳng là tư thế của một người tự tin, hãnh diện, nhưng đó cũng là tư thế của một kẻ cao ngạo.
Chữ “nguyện thầm” theo nguyên ngữ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “nói với chính mình”. Ông thưa chuyện với Chúa nhưng thực ra là ông đang độc thoại một mình.

19 thg 1, 2014

Thời gian ơi hỡi thời gian …

Một năm trôi qua. Có người sẽ thêm một, hai chữ vào xác nhận đó, khi đoạn đường đi qua không mang lại những thay đổi tích cực được chờ đợi và được mong ước. Họ nói với một giọng điệu nhất định: Một năm nữa lại trôi qua.

Những giờ phút cuối năm là thời gian vắn vỏi để gẫm suy chuyện trời đất, chuyện thời gian.
Để nhìn lại đời mình trong 365 ngày đã nằm sau lưng. Hay để cho (tin tức, báo chí) nhắc lại những biến chuyển ghi dấu ấn trên khuôn mặt thế giới và cuộc đời của nhân loại.
Ngày cuối năm là giờ phút để tính toán sổ sách và sổ đời.
Suốt cả năm ít khi nhớ đến, nhưng những giờ phút cuối đến và khi gẩm suy, chúng ta bỗng ý thức về “thời gian” với một cảm giác lạ kỳ. Chứ trong cuộc sống hằng ngày ta vẫn tiêu xài một cách vô tư vốn liếng có hạn đó.

Cầu nguyện và hiến dâng

José Hải, SVD
Với dòng luân chuyển của thời gian, mỗi người trong chúng ta đang háo hức và vui tươi để tiễn năm Quý Tỵ và bắt đầu đón chào năm mới, năm Giáp Ngọ. Đây cũng là dịp để tôi nhìn lại trong suốt năm qua, tôi đã tu tác ra sao? Có được sự kết thân với Đấng mà tôi dõi bước hay theo đuổi hay không? Hay chỉ là “vũ như cẩn”, ù lì và ẩn nấp dưới sự an toàn sẵn có.

Bên cạnh sự hồi tâm tự hỏi, tôi cũng có thể mở ra một vài cái nhìn lành mạnh hơn một chút, tích cực hơn một chút cho chính bản thân. Trong tâm tình đó và được gợi hứng từ bài chia sẻ của cha Linh hướng tập 2 về hai điều tâm huyết mà cha thánh Arnold Janssen, đấng sáng lập Dòng Ngôi Lời muốn nhắn gửi tới các thành viên của mình trong ngày khánh thành cơ sở truyền giáo đầu tiên của Dòng Ngôi Lời tại Steyl, Hòa Lan. Hai tâm tình đó là: Cầu nguyện và Hiến dâng.
Cầu nguyện
Đối với những ai muốn đóng ấn niềm tin nơi Thiên Chúa qua Đức Giê-su Ki-tô và qua sự hướng dẫn của Giáo hội thì không thể không biết đến tầm quan trọng của đời sống cầu nguyện. Tôi đã nghe đâu đó những mẫu gương trong đời sống cầu nguyện, những lời hay ý đẹp về cầu nguyện, và tôi cũng được học biết về sự cầu nguyện.

15 thg 1, 2014

GIÁNG SINH 2013 CỘNG ĐOÀN TRIẾT NGÔI LỜI - GIÁNG SINH ẤM ÁP TÌNH NGƯỜI

“Đêm noel, đêm noel, ta hãy cùng vui lên.
Đêm noel, ôi đêm ta xin Chúa ban hòa bình cho trần thế.
Đêm noel, chuông vang lên chuông giáo đuờng vang lên.
Đêm noel, ôi đêm noel, ta hãy chúc nhau an bình”…

Đó là những ca từ trong bài hát Jinge bell (Tiếng chuông ngân) của James S. Pierpont thuộc tiểu bang Massachusetts (Hoa Kỳ) thường được hát ngân vang trong mùa Giáng sinh. Hôm nay, ( 24 tháng 12 năm 2013), âm vang của bài hát ấy lại được cất cao trong Cộng đoàn Triết Tiến Đạt thuộc Học viện Dòng Ngôi Lời.
Giữa tiết trời khẽ se lạnh, mọi người từ khắp nơi cùng đổ về đây để đón mừng lễ Chúa Giáng Sinh. Từ rất sớm, các em thiếu nhi quanh khu xóm An Phú Đông và bà con giáo dân, lương dân đã có mặt đông đủ. Mọi người đến sớm có lẽ vì háo hức muốn ngắm xem các hang đá, những ánh sao, ánh đèn Noel đang tỏa sáng lung linh khắp không gian của Cộng đoàn Triết Ngôi Lời.

14 thg 1, 2014

Nguồn Chân Thiện Mỹ

Nguyễn Bính, SVD
 Khi học triết học năm thứ 2, tôi được học về môn “Tư duy hiện đại”, khi tìm hiểu về tác phẩm của một triết gia hiện sinh bàn về tinh thần hiếu mỹ, vị Giáo sư đã liên hệ sang Kinh Thánh và nói rằng: “Kinh Thánh là nguồn Chân Thiện Mỹ. Thế nhưng thường chúng ta hay nói đến cái chân và cái thiện mà ít đề cập đến cái mỹ”.

Từ đó, mỗi lần nghe hoặc đọc Tin Mừng, tôi thường cố gắng để tìm kiếm một tín hiệu thẩm mỹ trong đó. Thực ra, nói chân thiện mỹ là để tiện phân biệt khi tìm hiểu ý nghĩa của từng khái niệm mà thôi, chứ thực ra Chân Thiện Mỹ đều là những phạm trù của Mỹ học, bao gồm cái xinh xắn, mỹ miều, cái cao cả, cái đớn hèn, cái bi, cái hài…
Tất cả có mối liên hệ với nhau.
Điều đã gây được nhiều mỹ cảm nhất đối với tôi trong đoạn Tin Mừng của Gioan (3, 22-30) đó chính là câu nói bất hủ của thánh Gioan Tẩy giả: “Người phải nỗi bật lên còn Thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).
Quả thật, qua câu nói này chứng tỏ Thánh nhân là hình mẫu tuyệt vời của chứng nhân cho Ngôi Lời Thiên Chúa. Có thể từ đây ta bắt đầu khám pha những vẽ đẹp chân chính mà Gio-an đã thi hành tuyệt hảo trong sứ vụ của mình.

11 thg 1, 2014

Xác nhận

Chúa nhật Chúa Giêsu chịu phép Rửa
Deacon Tiền Lê, SVD
Việc Chúa Giêsu đến xin Gioan chịu phép rửa là một hành động xác nhận Ngài là người công chính, phát xuất từ Chúa Cha. Qua biến cố phép rửa này Đức Giêsu xác nhận tất cả mọi việc Gioan làm xuất phát từ sứ mạng Gioan là sứ giả của Thiên Chúa. Hành động đó cũng nói lên việc Gioan muốn xác quyết rằng Đức Giêsu là Đấng phải đến để cứu độ nhân loại. Đặc biệt qua biến cố phép rửa có tiếng từ trời mạc khải về Đức Giêsu chính là con Thiên Chúa: “Có tiếng từ trời phán rằng: đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17). Cũng như bí tích Rửa tội xác nhận chúng ta là công dân nước trời.

1.  Tin nhận Thiên Chúa ba ngôi từ việc nghe giảng về ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa
Vào khoảng năm 40 của thế kỷ XX có một người theo đạo Tin lành, chị là Maria Weaver, là một nữ tín đồ thuộc giáo phái Baptist của Tin lành, chỉ tin nhận một mình Đức Giêsu là Chúa. Lần kia vào dịp lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, chị được một chị bạn Công giáo mời đi tham dự thánh lễ của người Công giáo. 
Hôm đó là lễ Chúa Giêsu chịu phép r ửa và trong thánh lễ đó, vị linh mục giảng về việc cả Ba Ngôi Thiên Chúa được mặc khải trong biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa. Thế là chị tỏ ra hậm hực, vì điều này trái ngược với niềm tin của giáo phái của chị. Chỉ một mình Đức Giêsu là Chúa mà thôi. Sau đó vì tức giận, chị về nhà tìm sách vở, tài liệu để tìm hiểu xem ai đúng ai sai. 

4 thg 1, 2014

Tìm kiếm Chúa vì mục đích gì?

Chúa nhật Chúa Hiển Linh
Deacon Tiền Lê, SVD
Chúa đã đến trần gian và loài người đã đón tiếp Người thế nào? Có thể tạm chia ra thành ba hạng người có thái độ khác nhau khi Ngôi lời Thiên Chúa nhập thể làm người như sau: Có những người thực sự trông chờ và tiếp nhận Người một cách thiện chí nồng nhiệt. Một số khác coi sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời của mình là một hiểm họa, bất lợi. Còn số khác nữa dửng dưng, nghĩa là có hay không sự hiện hữu của Thiên Chúa trong cuộc đời và trong thế giới này chẳng có gì phải bận tâm. Chúng ta đang ở đâu trong ba hạng người trên đây?

1.  Chuyện kể về các nhà đạo sỹ trên đường đi tìm gặp Chúa Hài nhi

Một cuộc hội ngộ với Hài Nhi Giê-su

CHÚA NHẬT HIỂN LINH 2014
Deacon Duy Thạch, SVD
Trong thời kỳ rao giảng, có một lần nọ Đức Giê-su thấy An-rê và một người bạn, đi theo sau Người, Người liền hỏi rằng: “Các anh tìm gì thế? " Họ đáp: "Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu? "Người bảo họ: "Đến mà xem."
Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy (Ga 1,35-39). Lời mời gọi ấy của Đức Giê-su đã khởi đầu cho ơn gọi làm tông đồ của An-rê sau này.
Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Chúa Hiển Linh. Từ Hiển Linh được chuyển dịch từ gốc Hy-lạp epiphania, có nghĩa là sự “hiện ra, bày tỏ”. Giáo hội mừng kính việc Vua Giê-su tỏ mình, giới thiệu và mời gọi mọi dân đến với Ngài.
Thiên Chúa không chỉ là Thiên Chúa của Ít-ra-en, mà còn là Thiên Chúa của tất cả mọi người. Đức Giê-su đến không phải chỉ để cứu độ dân Ít-ra-en nhưng để cứu độ toàn thể nhân loại.

3 thg 1, 2014

HỌC VIỆN NGÔI LỜI MỪNG CHÚA GIÁNG SINH

Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, Sài Gòn vào Mùa Giáng sinh thật nhộn nhịp an vui. Ở mọi nẻo đường góc phố đều thấy bầu khí Giáng sinh; những hang đá, đèn sao, ánh điện được trang hoàng một cách tinh vi và lộng lẫy. Đặc biệt, những bài Thánh ca được vang vọng trong mọi khu xóm. Giáng sinh về mang theo niềm an vui hạnh phúc đến cho muôn người, lòng người như muốn mở toang cánh cửa tâm hồn để đón mừng Đấng Emmanuel mang bình an và ơn cứu rỗi đến cho nhân thế.