29 thg 3, 2014

Nghịch lý: kẻ mù thì sáng, kẻ sáng lại mù!



Chúa Nhật IV Mùa chay A
Deacon Tiền Lê, SVD
Theo số liệu thống kê, năm 2013 trên thế giới có khoảng hơn 13 triệu người bị bệnh mù mắt. Giới chuyên môn xác định rằng, có hai nguyên nhân dẫn tới sự mù lòa: Một là mù do tai nạn, bệnh tật và nguyên nhân thứ hai là mù do bẩm sinh. Trường hợp người được Chúa Giêsu chữa lành hôm nay thuộc trường hợp thứ hai, mù từ thuở mới sinh. Thông thường nếu bị mù do bệnh tật, hoặc do tại nạn thì xác suất chữa lành có phần dễ dàng hơn là mù do bẩm sinh. Thế nhưng hôm nay Chúa Giêsu đóng vai một lương y chữa bệnh cho người mù. Từ cái mù thể lý được chữa lành, chúng ta nghĩ gì về cái mù tâm linh của những người Biệt phái, Pharisêu và của nhiều người trong thời đại chúng ta hôm nay?

27 thg 3, 2014

Ý NGHĨA ĐÍCH THỰC CỦA DẤU LẠ CHỮA LÀNH NGƯỜI MÙ TỪ THUỞ MỚI SINH (P. 3)



3.    Đối diện với Đấng được sai phái (9,35-38)
Đây chính là chặng đường quan trọng nhất trong tiến trình “chữa lành anh mù” của Đức Giê-su. Khởi đầu khi “làm cho anh được sáng mắt”, “Anh mù đã sáng mắt” hoàn toàn thụ động, không nói một lời nào. Có thể nói bây giờ Anh mới nhìn thấy Đức Giê-su, thực sự có cuộc gặp gỡ Người, Đấng mà Anh đang tìm hiểu. Việc chấp nhận bị “trục xuất” vì những lý luận về nguồn gốc của Đức Giê-su đã chứng tỏ rằng Anh sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ Đức Giê-su.

Ý NGHĨA ĐÍCH THỰC CỦA DẤU LẠ CHỮA LÀNH NGƯỜI MÙ TỪ THUỞ MỚI SINH (P.2)



2.     GIAI ĐOẠN II: CHỮA LÀNH BỆNH MÙ ĐỨC TIN
Toàn thể tiến trình làm cho Anh mù sáng mắt có thể được coi như giai đoạn một của tiến trình gồm hai giai đoạn chữa lành nội tâm Anh mù. Giai đoạn hai là toàn bộ quá trình anh mù đối đáp với các nhóm người khác nhau, từ những người láng giềng bình dân cho đến giáo quyền Do thái, rồi cả những người Pha-ri-sêu, để lãnh lấy hậu quả bị trục xuất, sau đó gặp lại Đức Giê-su để tuyên xưng đức tin vào Người. Giai đoạn này ứng với hành động “đi, rửa ở hồ Si-lô-am, trở về” của “Anh mù đã sáng mắt”.
Giai đoạn 2 anh mù sẽ đi qua các cuộc chất vấn về những cảm nghiệm của mình về Đức Giê-su, để rồi từng bước nhận ra và tuyên xưng niềm tin vào Người.
Các nhóm người tranh luận cùng “Anh mù đã sáng mắt”[i] được thay đổi theo khuynh hướng từ ít quyền lực cho đến nhiều quyền lực hơn; Từ các nhóm đơn lẻ cho đến tập thể; từ nhẹ nhàng cho đến gay gắt. Đối lại, xác tín của Anh về Đức Giê-su ngày càng rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Hậu quả anh phải chịu cũng tiến triển từ thắc mắc, đến khiển trách, và đến “trục xuất”.

Ý NGHĨA ĐÍCH THỰC CỦA DẤU LẠ CHỮA LÀNH NGƯỜI MÙ TỪ THUỞ MỚI SINH (P.1)



Deacon Duy Thạch, SVD

Dẫn nhập

Tin Mừng thứ tư được chia thành 3 phần rõ rệt như ba cuốn sách. Thứ nhất là “Lời Tựa”(1,1-51); thứ hai, “Sách các dấu lạ” (2 – 12) [Tin Mừng thứ tư chỉ dùng “Dấu lạ” (sign), không dùng “phép lạ” (miracle)][i] và thứ ba là “Sách Giờ tôn vinh” (13 – 21). “Sách các dấu lạ” ghi lại tất cả 8 dấu lạ Đức Giê-su. Dấu lạ 1 ở Cana, nước hóa thành rượu; dấu lạ 2 ở Cana, chữa con trai một quan chức; dấu lạ 3, chữa người bệnh 38 năm; dấu lạ 4, bánh hóa nhiều; dấu lạ 5, Đức Giê-su đi trên biển; dấu lạ 6, chữa lành người mù từ thưở mới sinh; dấu lạ 7,  chết và sống của La-da-rô; dấu lạ 8, mẻ cá lạ lùng ở hồ Ti-bê-ri-a.[ii] 
Tất cả những dấu lạ do Đức Giê-su làm không phải là “dấu lạ vì dấu lạ” nhưng mỗi dấu lạ đều có một điều kiện là tin và một mục đích là dẫn đến đức tin. Dấu lạ “Chữa lành người mù từ thuở mới sinh” (9,1-41) là dấu lạ thứ 6 trong loạt 8 dấu lạ Đức Giê-su đã làm. Theo tác giả Rudolf Schnackenburg, dấu lạ này cùng với dấu lạ làm cho Anh La-za-rô sống lại (ch.11) đánh dấu đỉnh điểm công trình của Đức Giê-su qua những dấu chỉ.[iii] Như thế, hẳn đây là dấu lạ có ý nghĩa hết sức đặc biệt? Đức Giê-su đã chữa lành “người mù từ thuở mới sinh” như thế nào? đâu là thái độ của những người nghe biết về dấu lạ này? Dấu lạ này có ý nghĩa gì đối với “Anh mù”? Anh phải làm gì để được chữa lành hoàn toàn? Đó là những vấn nạn có thể tồn tại trong trình thuật về dấu lạ này và dự kiến sẽ được làm rõ sau khi nghiên cứu bản văn 9,1-41.

22 thg 3, 2014

CUỘC GẶP GỠ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU BÊN BỜ GIẾNG GIA-CÓP (P2)

Deacon Duy Thạch, SVD


Câu chuyện tiếp theo với khúc chuyển: các môn đệ trở về. Trình tự câu chuyện là: Môn đệ đi - người phụ nữ đến; môn đệ về – người phụ nữ đi. Dường như họ không tiếp xúc với nhau. Lý do là gì? Tác giả đã cho thấy rõ trong 4,27: “Các Ong ngạc nhiên vì Người nói chuyện với một phụ nữ”. Cả hai động từ “ngạc nhiên” và “nói chuyện” đều ở thì chưa hoàn thành, diễn tả một cảm xúc rất mạnh và lâu dài chứ không phải tạm thời và họ nhận ra Đức Giê-su “nói chuyện” với người phụ nữ một khoảng thời gian dài trước đó chứ không phải chỉ là vài câu chào hỏi.[i] Tuy nhiên, các môn đệ không ai lên tiếng hỏi: “Thầy cần gì?” hay “Thầy nói gì với Chị ấy?”(4,27).

CUỘC GẶP GỠ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU BÊN BỜ GIẾNG GIA-CÓP (P1)



Deacon Duy Thạch,SVD

Dẫn nhập

Ga 4,4-43 tường thuật lại những cuộc đối thoại của Đức Giê-su với người phụ nữ Sa-ma-ri và nhiều người Sa-ma-ri trên chính vùng đất của họ. Đây là câu chuyện chỉ có trong Tin Mừng thứ tư. Nếu như trong Tin Mừng Mát-thêu Đức Giê-su căn dặn các môn đệ là “tốt hơn nên đến với chiên lạc nhà Ít-ra-en” (Mt 10,5-6) thì trong Tin Mừng thứ tư Đức Giê-su lại đích thân đến vùng Sa-ma-ri, bỏ qua mọi cấm kỵ để trò chuyện với một phụ nữ Sa-ma-ri.

Trong đoạn văn có ít nhất hai cuộc đối thoại. Trong đó, có một cuộc đối thoại với người phụ nữ Sa-ma-ri về ba đề tài  khác nhau: về “nước sự sống”, về “những đời chồng” và “về nơi thờ phượng” và một cuộc đối thoại với các môn đệ về “lương thực đích thực” và “phận vụ của các môn đệ”. Điều đó có nghĩa là trong đoạn văn này, Đức Giê-su dùng đa phần thời gian cho cuộc nói chuyện với Người phụ nữ Sa-ma-ri. Người không những trò chuyện với những Người Sa-ma-ri mà còn lưu lại vùng đất của họ đến hai ngày trước khi trở về Ga-li-lê. Đề tài của cuộc đối thoại giữa Đức Giê-su và Người phụ nữ không giống nhau. Có sự biến chuyển đề tài liên tục: từ chủ đề “nước hằng sống”, đến “những đời chồng” và rồi đến “nơi thờ phượng đích thực”. Cuộc đối thoại giữa Đức Giê-su và các môn đệ lại biến chuyển từ chủ đề “lương thực” cho đến “đồng lúa chín vàng” và “mùa gặt”.

16 thg 3, 2014

Ý NGHĨA CUỘC BIẾN HÌNH CỦA ĐỨC GIÊ-SU

Deacon Duy Thạch, SVD
Cuộc biến hình của Đức Giê-su là một biến cố rất đặc biệt được cả 3 Tin Mừng Nhất Lãm tường thuật lại (Mt 17, 1-8; Mc 9:2-8; Lc 9:28 -36). Khác với những biến cố khác, Đức Giê-su đã không thông báo điều gì sẽ xảy ra, các môn đệ chắc chắn không có ý niệm gì trong đầu về điều đó, và sự kiện này không bao giờ lặp lại. Cũng không có một lời nào trong sách Cựu Ước tiền báo về việc này. Cũng không có một nối kết nào với bất cứ một bài giảng nào của Đức Giê-su, và Đức Giê-su bảo những người chứng kiến cuộc biến hình phải giữ kín về những gì họ đã thấy. 

8 thg 3, 2014

Ba cơn cám dỗ điển hình


Chúa nhật I Mùa chay A
Deacon Tiền Lê, SVD
Hôm nay chúng ta thấy Chúa Giêsu phải đối diện với một thực tế của thân phận làm người: bị cám dỗ. Khi quan sát diễn tiến của ba cơn cám dỗ mà Chúa Giêsu vừa trải qua chúng ta có suy nghĩ gì về thái độ của Ngài trước những cơn cám dỗ đó và sự khôn khéo của ma quỷ được thể hiện như thế nào trong cuộc đấu trí với Đấng cứu độ trần gian?

1.         Ba cơn cám dỗ điển hình
Thời điểm thích hợp: ma quỷ đã lựa chọn một thời điểm hết sức thuận tiện để tiến hành cuộc cám dỗ Chúa Giêsu. Cơn cám dỗ diễn ra trong lúc đức Giêsu đang ở thế yếu: đói,  khát thân xác và tinh thần mỏi mệt sau những ngày chay tịnh. Ngài đang ở một mình trong sa mạc, trong cô độc và trong hoang vắng. Những lúc như thế, người ta dễ thấy mình lạc lỏng, cô đơn yếu đuối nên dễ ngã theo những lôi cuốn khác để bảo tồn sự hiện hữu của mình.

3 thg 3, 2014

Những người có của thì khó vào nước Thiên Chúa biết bao!!!



Antôn Binh Sắc, SVD
Mọi nỗ lực để thoát khỏi cảnh đói nghèo là vấn đề ưu tiên và là điều muôn thuở của kiếp người. Hẳn, ai cũng muốn cho mình có một cuộc sống sung túc no đủ. Đây là mong muốn chính đáng và là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Bởi vì tiền bạc của cải là “kiến trúc sư” làm nên tế nhị, biết điều và khôn ngoan. Nói chung, của cải mang lại nhiều lợi ích cần thiết. Cần thiết đến nỗi có lúc người ta nâng lên địa hạt thần thánh để rồi tôn thờ và lệ thuộc vào nó như kiểu nói: “có tiền mua tiên cũng được”, “Tiền không chân xa gần đi khắp”, hay như Nguyễn Bỉnh khiêm thì tỏ ra cay đắng: “còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết tiền hết gạo hết ông tôi”. Tuy nhiên, tiền bạc cũng chính là nguyên nhân của biết bao đổ vỡ như, tục ngữ có câu: “Tiền bạc phá nhân nghĩa” hay “tiền bạc là chìa khóa vàng mở cửa nào cũng được, trừ cửa Nước trời”.

1 thg 3, 2014

Lời mời gọi tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa



Chúa Nhật VIII - TN. A
Deacon Tiền Lê, SVD
Sống ở đời ai cũng ghét cay ghét đắng những kẻ ăn ở hai lòng, lật lộng, ăn ở như trở bàn tay. Những người sống theo kiểu: “gió chiều nào che chiều đó” luôn bị người đời khinh dễ.

Cũng thế, Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giêsu lên án thái độ của những kẻ vừa coi của cải vật chất như là mục đích cứu cánh của đời mình, nhưng lại vừa muốn sở hữu được cả Thiên Chúa, tức là Nước Trời cùng một lúc. Chúa Giêsu đã lên án thái độ “bắt cá hai tay” đó bằng lời cảnh báo: “Không ai có làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dễ chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Mt 6,24). Mỗi khi cậy vào của cải vật chất, thì chúng ta dễ dàng loại chúa ra khỏi cuộc đời của chúng ta. Như thế có nghĩa là chúng ta tin vào sức mạnh của tiền tài vật chất hơn là tin vào Thiên Chúa.