31 thg 12, 2011

Cuộc gặp gỡ trọn vẹn trong Tình Yêu

SỐNG GIAO ƯỚC BẢN THÂN

 Peter Loan SVD


Chúng ta vẫn thường nghe rằng mỗi người là một kỳ quan có một không hai, mà người khác chỉ có quyền chiêm ngưỡng và chấp nhận thay vì xét đoán hay lên án. Tuy nhiên, chấp nhận sự khác biệt mới “chỉ là điều kiện sơ đẳng của mối giao tiếp giữa người và người.”[1]
Sống trong cộng đoàn tu trì, chúng ta được mời gọi đến với nhau như chúng ta là để sống giao ước bản thân hầu kiến tạo và phát huy tính đa dạng và phong phú được tạo nên từ chính những khác biệt của mỗi người.
Giao ước bản thân là sự gặp gỡ đích thực giữa các nhân vị tự do, giữa các chủ thể. Mối giao hảo đó tạo nên một sự cộng sinh, làm phong phú hóa cho nhau và sẽ trở nên mối tương giao trọn vẹn trong tình yêu.
Trước hết, tôi chỉ thực sự gặp gỡ tha nhân khi nhìn nhận tha nhân như những con người bình đẳng, có tự do và trách nhiệm. Nhìn nhận tha nhân là một ngôi vị tự do nghĩa là khi tôi ‘ngỏ lời’ với người khác tôi không được đòi hỏi họ ‘đáp lời’ nhưng chỉ chờ đợi và hy vọng.

Thời gian ơi hỡi thời gian …

Một năm trôi qua: 2011.
Nhiều người sẽ thêm một, hai chữ vào xác nhận đó, khi đoạn đường đi qua không mang lại những thay đổi tích cực được chờ đợi và được mong ước. Họ nói với một giọng điệu nhất định: Một năm nữa lại trôi qua.
Những giờ phút cuối năm là thời gian vắn vỏi để gẫm suy chuyện trời đất, chuyện thời gian.
Để nhìn lại đời mình trong 365 ngày đã nàm sau lưng. Hay để cho (tin tức, báo chí) nhắc lại những biến chuyển ghi dấu ấn trên khuôn mặt thế giới và cuộc đời của nhân loại.
Ngày cuối năm là giờ phút để tính toán sổ sách và sổ đời.

Học viện Ngôi Lời Sài Gòn: Nghi thức khai mạc Tập kỳ II


Chiều 30.12.2011, tại Nhà nguyện Học viện Ngôi Lời Sài Gòn đã diễn ra nghi thức khai mạc Tập kỳ II của niên khóa 2011-2012.
Tập kỳ II năm nay bao gồm các tập sinh:

1. Thầy Tôma Aquinô Hoàng Ngọc An
2. Thầy Phêrô Nguyễn Văn Bàng
3. Thầy Lu-y Nguyễn Lê Bảo
4. Thầy Giuse Ngô Văn Hạ
5. Thầy Đaminh Đặng Trung Hiếu
6. Thầy Giuse Nguyễn Văn Kha
7. Thầy Phêrô Nguyễn Văn Loan
8. Thầy Raphael nguyễn Ngọc Long
9. Thầy Micae Trần Niên
10. Thầy Phaolô Nguyễn Hữu Thiện

28 thg 12, 2011

Đệ tử viện mừng Chúa Giáng Sinh


Là những nhà truyền giáo Ngôi Lời trong tương lai, anh em Đệ Tử ý thức được sứ vụ của mình là phải nói về Chúa Giêsu cho người khác. Giáng Sinh là dịp thuận tiện để giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người, nhất là với bạn bè sinh viên trong môi trường Đại Học. Vì thế, không giống như những năm trước mừng Lễ Giáng Sinh theo từng cộng đoàn nhỏ; năm nay, gia đình Đệ Tử Viện cùng nhau Mừng Chúa Giáng Sinh tại cộng đoàn An Nhơn.
Để thực hiện được điều này, sau Lễ Bổn Mạng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, anh em đã họp bàn với cha Phụ Trách và thầy Phụ Tá lên chương trình. Chương trình gồm hai phần: thánh lễ và văn nghệ Mừng Chúa Giáng Sinh. Trong phần văn nghệ có ăn buffet và phát quà. Khách mời sẽ được thưởng thức tất cả các món ăn tự tay anh em Đệ Tử làm.

Thành phần khách mời là các bạn sinh viên, Công Giáo hoặc không Công Giáo. Nhưng với mục đích, giới thiệu Chúa Giêsu và ý nghĩa Lễ Giáng Sinh cho những người chưa biết, nên anh em ưu tiên mời những bạn bè không Công Giáo. Ngoài ra, còn có tham dự của chị em SSpS và anh chị em ca đoàn giới trẻ giáo xứ An Nhơn.
Khoảng 18 giờ, khuôn viên nhà An Nhơn bắt đầu nhộn nhịp. Đúng 19 giờ, khuôn viên đã chật kín toàn những người trẻ. Thánh lễ bắt đầu với phần rước nhập lễ. Mọi người tập trung về phía trước cổng, cha chủ tế Ant. Nguyễn Huy Quyền làm phép tượng Chúa Giêsu Hài Đồng, đoàn rước bắt đầu tiến vào khuôn viên, thì ca đoàn cất cao bài ca nhập lễ “Mùa Đông Năm Ấy” như muốn gợi lại cho mọi người kỷ niệm cách đây hơn 2000 năm, Chúa Giêsu được sinh ra trong hoàn cảnh của đêm đông giá rét. Lúc này, toàn bộ khuôn viên chìm trong bóng tối. Một bầu khi linh thiêng như đang bao trùm khuôn viên cộng đoàn An Nhơn. Khi kinh Vinh Danh được cất lên thì toàn bộ khuôn viên bừng sáng lên. Mọi người hướng về phía hang đá như tò mò muốn chiêm ngắm một cái gì đó lạ thường.

27 thg 12, 2011

Giáng Sinh 2011 tại cộng đoàn Triết

Học viện Ngôi Lời – Sài gòn
Jos. Nguyễn Công Lai, SVD


Cộng đoàn Triết, Học viện Sài Gòn SVD, năm nay đón Giáng Sinh có chút khác biệt nhưng không kém phần linh thiêng và vui nhộn. Khác biệt vì Cộng đoàn đón Giáng Sinh tại một cơ sở mới – trong gia đình ân nhân của Nhà Dòng. Thiêng liêng và vui nhộn bởi những giây phút đón mừng Chúa giáng trần và thánh lễ diễn ra thật sốt sắng; khách đông và văn nghệ “hoành tráng”.
Đây là lần đầu tiên Cộng đoàn Triết đón Giáng Sinh tại nơi ở mới, nên hai cha và các anh em đều nỗ lực hết mình, chu đáo mọi mặt để đêm Chúa đến được thành công. Dưới sự hướng dẫn của hai cha đang phụ trách Cộng đoàn triết, anh em đã tích cực chuẩn bị cho Đại Lễ.

26 thg 12, 2011

Các nhà truyền giáo Ngôi Lời Việt Nam


trên khắp thế giới chúc mừng Giáng Sinh 2011


¯
Cha Khánh, SVD chúc mừng từ Váczava:
Chào anh em Học viện,
Rất vui nhận email anh em Học viện.
Một mùa Hồng phúc lại đến với anh chị em Công giáo.
Đây là cơ hội để Tình Chúa tràn đầy trên mọi người,
và đặc biệt trên đời anh em sống đời Thánh Hiến.
Hy vọng Chúa Hài Nhi là nguồn vui và là sự bình an,
để anh em Học viện tăng thêm nghị lực và trau dồi kiến thức và  tâm hồn,
để mai sau trở nên Tông đồ nhiệt thành Nhà Chúa.
Trong Ngôi Lời
khanhsvd
¯
Cha Duy, SVD viết từ "Thánh Đô":
Anh em Học viện mến,
Cảm ơn tất cả anh em về những lời chúc tốt đẹp nhân dịp Giáng Sinh.
Mong rằng anh em khoẻ và đang có những ngày "xả hơi"
trong niềm vui và ân sủng của Ngôi Lời.
Cầu chúc anh em Giáng Sinh Thánh Thiện và An Bình.
Xin Ngôi Lời luôn soi sáng và chúc lành cho anh em trong năm mới,
nhất là hướng dẫn anh em trong đời sống hiến dâng và sứ vụ học hành.
Mến,
Duy, SVD

25 thg 12, 2011

Đại Lễ Giáng Sinh

“Một trẻ sơ sinh bọc tã,
nằm trong máng cỏ”
Chúng con chờ đợi siêu nhân,
Chúa ban đứa bé như phần quà thương.
Chúng con mong đợi quân vương,
Chúa thương gửi đến bạn đường dễ yêu.
Chúng con trông ngóng thật nhiều,
Một người báo oán những điều bất ưng.
Chúa ban một kẻ nai lưng,
Chịu đòn chịu vọt roi thừng héo hon.

23 thg 12, 2011

“…nhưng người nhà không chịu đón nhận” [3]

J.B. Trịnh, SVD
Kinh nghiệm bị chối từ
Có lẽ trong cuộc sống của mỗi người ai cũng có chút kinh nghiệm bị chối từ. Kinh nghiệm đó có thể đến từ bạn bè, từ bề trên, từ người thân hay từ chính cha mẹ của mình. Với tôi, kinh nghiệm đó là một vết thương ăn sâu trong tâm trí.
Một đêm nọ, khi ấy tôi 14 tuổi. Một đêm trăng đẹp nơi vùng quê yên bình, tụi con trai trong làng rủ nhau đi chơi. Chúng tôi đã rủ nhau ra bãi biển đầy gió mát để chơi những trò chơi quen thuộc của tụi nhỏ thường chơi mỗi dịp trăng về; nào là trò trốn tìm, nào là cõng vật…

22 thg 12, 2011

Thư cho em

Em thân mến,
Anh gửi tới em những lời này – Lời chúc mừng Giáng Sinh – trong khi đang ở giữa Mùa Vọng có phần hơi sớm. Thế nhưng, nó không sớm chút nào vì Chúa đã đến, đang đến và sẽ đến; và Ngài là niềm vui, niềm hoan lạc, niềm cậy trông và là lẽ sống của những ai muốn theo lối bước của Ngài.

Em,
Khi Chúa ra đời, các thiên thần đã tung hô: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2, 14). Anh còn nhớ, lúc em theo anh tới nhà thờ, cũng nghe câu Kinh Thánh này, nhưng từ Chúa thương được thay bằng từ thiện tâm, em đã thắc mắc với anh: “Chúa chỉ thương những người thiện tâm, em nhiều lúc chẳng thiện, Chúa có thương em không?”
Câu hỏi của một người “ngoại đạo” làm anh lúc đó thẫn thờ… Không phải vậy đâu em. Chúa thương tất cả mọi người: kẻ nghèo hèn, cơ khổ, người giàu sang quyền quí; người có tội lẫn người công chính, dân được chọn lẫn những người chưa nhận biết Chúa… Tình yêu Chúa trải rộng nơi nơi, không trừ một ai, không trừ một thụ tạo nào.

Học Viện Ngôi Lời Việt Nam

chúc mừng Giáng Sinh 2011
¬
Giêsu năm xưa thật bất hạnh khi sinh ra trong hang bò lừa giá rét, hôi tanh. Ngày nay, tuy xã hội văn minh hơn, con người được học hỏi và hiểu biết rộng hơn, nhưng sự lạnh lẽo, sự cô đơn, trống vắng và thiếu tình người vẫn còn diễn ra trên khắp thế giới; đặc biệt là các nước nghèo.
Xin Hài Nhi Giêsu mang hơi ấm tình thương, tình người; hơi ấm của sự quan tâm và chia sẻ; hơi ấm của sự hy sinh và dấn thân đến với những người bất hạnh để họ luôn sống trong bình an của Chúa Giáng Sinh.
Xin Chúa cho họ luôn biết trông cậy vào tình thương của Chúa. Xin cho họ biết chấp nhận trong mọi hoàn cảnh giống như Hài Nhi Giêsu xưa kia.
Merry Christmas!
¬

Mùa chạy Show!

Trong cuộc đời linh mục của mình, tuần cuối của các mùa Vọng và mùa Chay là thời điểm bận rộn nhất. “Tôi bận lắm….tôi bận lắm…tôi bận lắm” là điệp khúc không tên cứ phát ra. Tôi bỗng dưng thấy mình lên giá đột xuất. Các linh mục quen cũng như không quen, thường là các cha xứ, “Cha giúp giáo xứ chúng con giải tội nhé….giảng lễ nhé…đồng tế nhé…”, và không quên nhắc, “Cha nhớ kéo thêm mấy cha nào cha biết nữa nhé.” Chao ui, đúng là biển động mắm lên giá. Bận như các ca sỹ nổi tiếng chạy show từ phòng trà qua phòng trà khác vậy. Chớ mọi khi ai mà thèm biết em là ma nào mà gọi. Còn số điện thoại của mình, sao mà các cha xứ biết thì em mù tịt.

Mùa Vọng và mùa Chay, hình như tôi thấy mình bị nhiễm hội chứng chạy show, và cũng có lúc cảm thấy áy náy guilty vì chạy show hơi bị nhiều. Đã là linh mục thì giải tội, giảng lễ, đồng tế… ban phát các bí tích là trách nhiệm, có chi mà than phiền hả Tám? Ăn cơm Chúa thì phải múa suốt ngày chớ. Đã đành là vậy, nhưng tôi vẫn thấy sao sao đó. Sao sao là sao hả Tám? Ừa, thì có cái gì đó không được ổn cho lắm. Busy busy busy…bận rộn chạy quanh là dấu hiệu của cái gì đó không được ổn.

21 thg 12, 2011

Có Chúa Hài Nhi không vậy?

Tôi tên là O’ Hanlon, 8 tuổi. Một vài người bạn của tôi nói rằng không có Chúa Giê-su sinh trong máng cỏ. Ba tôi thì nói là có. Xin ông làm ơn nói cho tôi có Chúa Hài Nhi hay không?   
Virginia O’Hanlon

Virginia thân mến,
Những người bạn nhỏ của Virginia nói không đúng. Họ chỉ tin những gì mà họ thấy. Họ nghĩ rằng: những gì mà họ không giữ chặt trong tay hay nắm bắt bằng lí trí được, là không thể có.
Tất cả mọi khả năng của con người đều rất giới hạn, dù là của người lớn hay của con nít. So với vũ trụ, thì dù tài năng con người có lớn cách mấy, cũng chỉ như một con muỗi nhỏ xíu mà thôi! Mà một đầu óc to bằng con muỗi thì làm sao có thể hiểu thấu và nắm gìữ được tất cả sự thật to lớn của trời đất và của Thiên Chúa? 

20 thg 12, 2011

Và Tôi đã dọn nhà mình…

Tom Aq Hoang Ngoc An,SVD
Tôi đã sống những ngày rời xa Chúa. Xa lắm, nhưng tôi vẫn cứ tưởng tượng ra là rất gần. Có vẻ như ảo giác trong thời gian vừa qua là: tôi đã cố gắng hết sức cho Tâm và Hồn hướng về Chúa.
Hôm nay, cũng là ngày tôi đón Chúa, hay nói đúng hơn là Chúa đón tôi trở về.
Hoang đàng hay lạc lối, giận hờn Chúa hay bị bỏ rơi? Có lẽ là do chính tôi đã chẳng chịu ra mở cửa để đón Ngài mà thôi.
Vào trước ngày tĩnh tâm, tôi đã dọn dẹp nhà cửa để đón tiếp, tôi đã chuẩn bị những thức ăn mà Ngài thích… Tôi chuẩn bị có vẻ chu đáo hơn lần trước.
Vì với lần trước, tôi nhìn thấy Ngài nhưng tôi đóng sầm cửa lại và chạy trốn. Lần này, với tâm hồn nhẹ nhàng và chu đáo hơn.
Và Ngài đã vào nhà tôi.
Thực ra, để đón Ngài tôi đã chuẩn bị rất kỹ lướng bằng một tâm hồn trong sạch. Bí tích hòa giải đã dọn dẹp tất cả trong lòng tôi.
Nếu lần trước tôi có mở của đánh liều đón Ngài chắc Ngài cũng bịt mũi mà vào chứ chẳng thể vào một cách tự nhiên.
Thật thú vị, lần này Ngài vào và ở lại nhà tôi. Vui vẻ và niềm nở là tính cách của Ngài, nên tôi đã tận tình chăm chút cùng sinh hoạt với Ngài, cùng ăn cùng ở cùng vui như những ngày xưa.

“…nhưng người nhà không chịu đón nhận” [2]

Phêrô Phùng, SVD
Cách gợi ý khi đặt ngược lại tình huống và suy nghĩ trong dụ ngôn người Cha nhân hậu (Lc 15, 11-32) đã tạo ra hướng mở và giúp tôi có cái nhìn rõ hơn về bản thân mình và anh em.
Vì từ trước tới nay, hình ảnh người cha trong Tin Mừng vừa là người cha, vừa là một người chủ nhà luôn chờ đợi và sẵn sàng mở rộng cánh cửa để đón rước người con.
Cánh cửa này không có ổ khóa và người con có thể về bất cứ lúc nào tùy thích.
Vấn đề là quyết định nơi người con thứ. Anh ta chỉ cần hối cải và trở về là mọi sự trở nên tốt đẹp. Một kết thúc có hậu như trong một cuốn phim.

“…nhưng người nhà không chịu đón nhận” [1]

Josef Vũ Thiên Trường, SVD

Trời se lạnh, những cơn gió đông se se thổi, báo hiệu sự giao thời của đất trời. Dù thời tiết không quá lạnh nhưng cũng phần nào giúp tôi nhận ra được “mùa đông không lạnh” cũng đã đến: một mùa hy vọng, chờ đợi Ngôi Hai lại xuống.
Hành trình tâm linh tháng này của tôi là cảm nghiệm sự bị khước từ.
Trong cuộc sống, con người có rất nhiều hy vọng: Hy vọng được yêu thương, hy vọng được thành đạt, hy vọng được sung sướng, hy vọng giàu có,…
Trong cuộc sống của tôi, tôi cũng mong muốn riêng cho bản thân mình: một đời tu thánh thiện, một con đường học vấn suông sẻ, sự thanh thản trong đời sống cộng đoàn, một gia đình bình yên, một cuộc sống đầy sự yêu thương, yêu và được tha nhân quý mến …
Mọi mơ ước chỉ là ước mơ mà thôi và không phải hy vọng nào cũng xảy ra, không phải mơ ước nào cũng thành hiện thực. Nếu đạt được mơ ước thì chắc chắn vui mừng sẽ luôn hiện trên gương mặt, còn nếu bị khước từ thì như thế nào? Tôi sẽ cảm thấy ra sao?
Dụ ngôn “người Cha nhân hậu” (Luca 15, 11-32) phần nào đã giúp tôi cố gắng tập trung hơn vào ngày tĩnh tâm. Mỗi lần khi đọc lại bản văn này, tôi lại cảm thấy có một cảm giác rất quen thuộc bởi vì cuộc sống của tôi ngày ấy cũng như người con hoang đàng.

19 thg 12, 2011

Lễ Giáng Sinh trong phong tục và văn hóa Ba lan

            Hàng năm cứ vào những ngày cuối năm dương lịch, mọi người trên thế giới đều hướng về lễ Giáng Sinh, lễ này được coi như một sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử nhân loại. Và biến cố lịch sử này đã được mọi người mặc nhiên công nhận như một cái mốc thời gian, để tính ngày giờ năm tháng cho tất cả các biến cố lớn nhỏ xảy ra trên thế giới cũng như trong cuộc sống riêng tư mỗi người.

            Mừng Chúa Giáng Sinh, tiếng Ba Lan gọi là BOŻE NARODZENIE, lễ này được coi là một đại lễ trong năm và được cử hành vào ngày 25/12 hằng năm. Đối với người Ba Lan, lễ Giáng Sinh chiếm một chỗ đặc biệt trong truyền thống lễ hội của họ. Đặc biệt đêm Vọng giáng sinh, là đêm đẹp nhất, huyền nhiệm nhất trong mọi đêm. Người Ba Lan tổ chức đêm Vọng giáng sinh khá đặc biệt, trong quá khứ cũng như thời hiện tại.

            Lễ Giáng Sinh được người Ba Lan chuẩn bị trước cả vài tuần, nhà cửa được tổng vệ sinh, trang hoàng, và mua sắm là điều không thể thiếu. Tất cả các cửa hàng, siêu thị tấp nấp người đến mua sắm. Thiệp giáng sinh được gởi đến cho nhau, cho người thân, họ hàng và bạn bè thân thiết với những lời chúc tốt đẹp nhất. Tất cả như là dấu chỉ để nhớ đến nhau.

16 thg 12, 2011

Chúa nhật 4 Mùa Vọng

2011
LỜI CHÚA
“Hồn ta tựa cánh chim thoát lưới người đánh bẫy;
lưới giăng đã đứt rồi, thế là ta thoát nạn.
Ta được phù hộ là nhờ danh thánh CHÚA,
Đấng đã dựng nên cả đất trời.”
Thánh vịnh 124, 7-8
SUY NIỆM
Các con trẻ của Bethlehem thuộc vào những con chim non bị sa lưới. Cuộc đời của các Hài Nhi này gắn liền với mầu nhiệm làm người của Con Thiên Chúa: Chúng chịu chết, vì Chúa đến trần gian làm người.
Mạng sống của các trẻ em bị lấy đi, vì kẻ có quyền lực nhất trong nước sợ hãi. Tàn phá, giết nhiều người chỉ vì sợ một đứa trẻ bất lực. Chỉ vì cùng một quê hương với hài nhi Giêsu mà những đứa bé vô tội đã chịu mang cùng một số phận: bị ghét bỏ và bị giết chết.

13 thg 12, 2011

Danh nhân tuổi tác trong dòng Ngôi Lời

Cuối năm là thời gian thuận tiện để ta nhìn lại cuộc đời của mỗi người. Dưới đây là thống kê về tuổi của một số anh em trong dòng Ngôi Lời đạt đến độ tuổi xưa nay hiếm.

Người lớn tuổi nhất của Ngôi Lời:
·       Thầy Giuse Oliver Bowers, Sinh năm 1910, tỉnh dòng USC (Tỉnh dòng Chicago), đang sống ở GHA (Ghana)
·         Cha Phêrô Michael, sinh năm 1912, tỉnh dòng PHC. (Tỉnh dòng Trung Philippin)
·         Thầy Gerald Schroeder, sinh năm 1913, Tỉnh dòng USC (Tỉnh dòng Chicago)
·         Cha Klaus Schnur, sinh năm 1914, tỉnh dòng GER (Tỉnh dòng Đức)
·         Thầy Cees van Balkom, sinh 1914, tỉnh dòng NEB (Tỉnh dòng Netherlands-Belgium).

Từ khi thành lập hội dòng, bao nhiêu thành viên đạt đến tuổi 100 và hơn 100.

11 thg 12, 2011

Lễ Đức Maria Vô nghiễm Nguyên tội-Bổn mạng Đệ Tử Viện SVD

Trong tâm tình hân hoan cùng với toàn thể Giáo hội mừng Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, vào lúc 17 giờ 30 phút, ngày 07 tháng 12 năm 2011, tại khuôn viên cộng đoàn An Nhơn (1/11A – Lê Đức Thọ - P.17 – Tp.HCM), gia đình Đệ Tử Viện đã long trọng mừng Lễ Bổn Mạng.

Về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho anh em Đệ Tử có cha Giám Tỉnh Phaolô Đậu Văn Pháp, cha Gioan Phan Đình Quang-thành viên Hội Đồng và trưởng ban truyền thông Tỉnh Dòng, cha Giám đốc Học viện Ngôi lời Théophile Ngô Hoàn Cầu, cha Giám đốc Thỉnh Viện Vinh Sơn Ngô Hùng, cha Giuse Trần Minh Hùng, cha Đa Minh Lê Văn Đức, các cha và các thầy trong học viện, cha Jerin – Dòng Tôi Tớ Đức Ái, cha chánh xứ giáo xứ Trung Bắc, các Soeur Dòng Mến Thánh giá Quy Nhơn, các Soeur Dòng Nữ Tỳ Chúa Thánh Linh truyền giáo, đông đảo quý khách, cùng quý thân nhân, ân nhân…

Lời Cha Tổng Quyền tháng 12/2011

MỪNG GIÁNG SINH VỚI TÂM TÌNH TRẺ THƠ

Anh em thân mến,

Người ta thường nói Giáng sinh là ngày lễ của trẻ em. Không chỉ bởi vì tâm điểm của ngày lễ này là sinh nhật của một hài nhi, nhưng bởi vì thông điệp của ngày lễ này thật lạ thường và ngay cả xì căng đan nữa, mà chỉ có trẻ thơ hay những ai có tâm tình của trẻ thơ mới có thể chấp nhận, tin và hiểu được.

Mùa Vọng chính là thời điểm chuẩn bị cho chúng ta đón nhận thông điệp lạ thường này. Bà Elizabeth hiếm muộn, và tuổi già lại thọ thai sanh một con trai. Maria đồng trinh, còn trẻ, trở thành một người mẹ mà không có quan hệ với người nam. Hai biến cố này rõ ràng là không thể nhưng lại có thể với Thiên Chúa. Những điều này chuẩn bị cho chúng ta đón nhận một thông điệp kinh ngạc hơn và lạ thường hơn nữa. Thiên Chúa làm người và bắt đầu đời sống của Ngài ở giữa chúng ta như một hài nhi bé nhỏ.

10 thg 12, 2011

Chúa nhật 3 Mùa Vọng

LỜI CHÚA
“Ngày ấy, người ta sẽ nói: "Đây là Thiên Chúa chúng ta,
chúng ta từng trông đợi Người, và đã được Người thương cứu độ.
Chính Người là ĐỨC CHÚA chúng ta từng đợi trông.’
-sai-a 25, 9
SUY NIỆM
Lời kêu gọi “canh thức” được nói đến nhiều lần trong Kinh Thánh Tân Ước, và là chủ đề chính của Mùa Vọng.
Có sự canh thức như người chủ thức tỉnh vì sợ trộm đến lấy mất của cải. Hay như người đầy tớ canh thức, vì sợ chủ đi xa trở về bất thình lình bắt gặp được anh đang ngủ, không lo canh giữ bảo vệ gia sản.
Và có sự canh thức của các cô dâu ngóng trông chờ đợi chú rể đến, như trong sách Diễm-ca và trong dụ ngôn mười cô trinh nữ.
Ai chờ đợi chú rể thì đứng cầm đèn cháy sáng. Đó là sự canh thức của sự kêu cầu: “Lạy Chúa Giêsu, xin Người hãy đến!” Và như canh thức trong phụng vụ: “Chúng con chờ đợi Chúa lại đến.”
Canh thức trong Tin Mừng mang những ý nghĩa như vậy cho chúng ta: Trước hết là sự chú tâm đến sự Thiên thánh - những điều đến từ Trời - đang tỏ hiện trong tôi và trong thế giới.

9 thg 12, 2011

Togo

Thoáng nhìn qua tỉnh dòng Togo, một cánh đồng truyền giáo thuận lợi nơi làm mãn nguyện các nhà truyền giáo. Cha Phêrô Accorley, thuộc tỉnh dòng SVD-Togo chia sẻ suy nghĩ, suy tư và ấn tượng của tỉnh dòng của mình  trên tờ Arnoldus 



Những nét đặc thù
Những nét đặc thù của sự hiện diện Dòng Ngôi Lời (SVD) ở Togo có thể nhìn lại theo trình tự lịch sử từ đầu cho đến nay. Dòng Ngôi Lời hãnh diện là dòng tu sỹ và truyền giáo đầu tiên đặt chân trên đất Togo và loan báo Tin Mừng cho các sắc dân ở đây.
Sự hiện diện của chúng ta bắt đầu từ năm 1892, cánh đồng truyền giáo thứ ba mà chính cha Arnold Janssen chấp nhận, thúc đẩy hỗ trợ phát triển với lời cầu nguyện của Ngài.
Tỉnh dòng Togo cũng có đặc tính là cửa ngõ cho chúng ta suy nghĩ để vào làm việc ở đại lục Châu Phi. Từ Togo, Hội dòng chúng ta đã mở rộng sứ vụ truyền giáo đến hạt Ghana, nơi giờ đây đã trở thành một Tỉnh dòng.
Ngày nay, hoạt động Tông Đồ Thánh Kinh là một trong những nét đặc thù của tỉnh dòng có nhiều triển vọng. Qua nhiều khởi xướng của các anh em ở các vùng khác nhau của tỉnh dòng, Lời của Chúa được mang đến cho dân địa phương. Kinh Thánh đã được dịch ra ngôn ngữ địa phương với nhiều hình thức khác nhau, như: các giáo trình, suy gẫm và việc xuất bản sách Kinh Thánh.

Đâu là nguồn sống của một tu sĩ truyền giáo Ngôi Lời


Ngôi Lời
Chúng ta phải dọn chỗ trong lòng cho Ngôi Lời, thì Lời mới ở lại. Thì Lời mới trở nên xương nên thịt trong chúng ta, trong Tôi được.
Để Lời sống động trong tôi, để khi tôi nói về Lời, thì không tách Lời khỏi đời tôi. Để cho lời của tôi „có hồn Giêsu“, chứ không là những sáo ngữ đậm nét văn chương bóng bẩy, gây ấn tượng, nhưng không là lời của chứng nhân.
Muốn vậy thì cần phải dành giờ cho việc đọc Kinh Thánh, cho nghiên cứu (lắm lúc rất khô khan), cho suy niệm, cảm nghiệm, thực hành và chia sẻ. Cần nối Lời với mọi kinh nghiệm đời tôi, với đời sống cộng đoàn và với thế giới. Và cần đến các „Ngày sa mạc“ như hôm nay.
Lời cần được trộn với đời tôi như men được nhào trộn trong bột. Có như vậy thì lời của tôi mới trở thành Lời chứng cho Đức Giêsu Kitô. Thì lời Tôi nói không là sự lập lại những „khẩu hiệu đạo đức“, có dán lên nhãn hiệu „Ngôi Lời“.

6 thg 12, 2011

Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội


Maria Immaculata




LỜI CHÚA
“Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: ‘Mừng vui lên,
hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà. Thưa
bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.’”      
 Luca 1, 28.30
SUY NIỆM
Khát vọng có được một đời sống đầy ánh sáng và tinh tuyền nằm ẩn sâu trong chúng ta. Là khi ước ao được tỏ bày khuôn mặt thật của mình như Thiên Chúa tác tạo: không cần phải sợ hãi hay xấu hổ, không phải chôn dấu con người thật của mình đàng sau nhiều lớp mặt nạ - như chúng ta vẫn quen làm hằng ngày.
Hay nói cách khác: muốn được sống như những con người được chúc phúc.
Chính vì vậy mà con người khắp nơi đầu tư nhiều sức sống, vô số thời gian và tiền bạc, không ngần ngại đi khắp mọi lối và dùng mọi phương tiện để kiếm tìm, để tạo lại cho mình khuôn mặt “có phúc” nguyên thủy.

Đấu tranh tìm sự sống

Mục vụ bệnh viện
Peter Hải Hà, SVD


Tình cờ nghe hai vợ chồng nói chuyện với nhau đầy vẻ thất vọng, thỉnh thoảng kèm theo những tiếng thở dài, tôi đoái chắc họ đang gặp khó khăn về tiền bạc để chữa bệnh cho con mình. Đợi cho cuộc trò chuyện của họ kết thúc tôi mới tìm cách tiếp cận với người chồng và hỏi ra mới biết hoàn cảnh của họ thật đáng thương tâm.
Hai vợ chồng đều là công nhân trong một nhà máy thủy sản ở Cà Mau. Cuộc sống tuy khó khăn vất vã, nhưng họ cũng cảm nhận được hạnh phúc khi sinh được một đứa con trai kháu khỉnh.

5 thg 12, 2011

Đệ Tử Viện Tĩnh Tâm

HỌC THINH LẶNG

Hằng năm, cứ vào dịp đầu Mùa Vọng, gia đình Đệ Tử Viện SVD có một ngày tĩnh tâm để chuẩn bị tâm hồn mừng hai đại lễ: Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và Giáng Sinh. Năm nay cũng vậy, đúng 8 giờ sáng, ngày 04/12/2011, tất cả anh em Đệ Tử (nội trú cũng như ngoại trú) tập trung về Đan Viện Biển Đức Nữ để thực hiện hành trình sa mạc.
Chủ đề của ngày tĩnh tâm hôm nay không giống như những lần trước. Cha giảng phòng Phêrô Nguyễn Đức Vinh, SVD chọn đề tài cho ngày tĩnh tâm là “Học Thinh Lặng”. Đọc qua đề tài nhiều anh em thắc mắc rằng, học cái gì chứ thinh lặng cần gì phải học?

3 thg 12, 2011

Tin từ World Mission

Gaborone /Botswana, November 2011
Cùng quý Cha và quý Thầy trong Tỉnh Dòng
Con đến Botswana bình an sau chuyến bay dài gần 23 tiếng đồng hồ, và sau nhiều cuộc hoạch hẹ đủ điều, xét nét, nghi vấn và tra hỏi tại các phi trường.
Thầy Paul, cùng với một Cha và một Thầy nữa đón con tại phi trường thủ đô Gaborone. Sau khi được thiết đãi bữa ăn trưa ở ngoài, con được đưa về một Giáo Xứ của giáo phận, do một Cha SVD, người Indian phụ trách Chánh Xứ ở đây. 
Con được nghỉ ngơi 2 tuần đầu tiên, sẽ được thăm một số cộng đoàn SVD trong toàn vùng Francistown. Sau 2 tuần, con sẽ về Nhà Mẹ, tham dự District Chapter của Tỉnh Dòng, và cùng ra mắt với Tỉnh Dòng luôn.

Hình đám tang cha Đamianô

Mời anh em vào đây để xem hình đám tang cha Đamianô.

Chúa nhật 2 Mùa Vọng

2011
LỜI CHÚA
“Xin đưa mắt nhìn xem, từ trời cao thẳm, từ thánh cung vinh hiển của Ngài.
Nào đâu tình thương nồng nhiệt và hùng khí dũng mãnh, nào đâu những rạo rực của lòng Ngài? Chẳng lẽ Ngài không còn động lòng thương con nữa?
Quả chính Ngài là Cha chúng con! Chúng con không được ông Áp-ra-ham biết đến, không được ông Ít-ra-en nhìn nhận, còn Ngài, lạy ĐỨC CHÚA, Ngài mới là Cha, là Đấng cứu chuộc chúng con: đó là danh Ngài từ muôn thuở.
Lạy ĐỨC CHÚA, tại sao Ngài lại để chúng con lạc xa đường lối Ngài? Tại sao Ngài làm cho lòng chúng con ra chai đá, chẳng còn biết kính sợ Ngài?
Vì tình thương đối với tôi tớ là các chi tộc thuộc gia nghiệp của Ngài, xin Ngài mau trở lại.
Trong một thời gian ngắn, dân thánh được thừa hưởng gia tài, nhưng thánh điện Ngài đã bị thù địch chúng con giày xéo. Từ lâu rồi, chúng con là những kẻ không còn được Ngài cai trị, không còn được cầu khẩn danh Ngài.
Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước Thánh Nhan như lửa đốt củi khô, như lửa làm cho nước sôi sùng sục!
Ngài sẽ khiến cho thù địch Ngài nhận biết Thánh Danh, chư dân sẽ run rẩy trước nhan Ngài, khi thấy Ngài làm những điều kinh hồn táng đởm mà chúng con không ngờ: Ngài ngự xuống: và núi non rung chuyển trước Thánh Nhan!
Người ta chưa nghe nói đến bao giờ, tai chưa hề nghe, mắt chưa hề thấy có vị thần nào, ngoài Chúa ra, đã hành động như thế đối với ai tin cậy nơi mình.”
Isaia 63,15-19; 64, 1-3

Giải bóng đá Đệ Tử Viện SVD mở rộng


Phóng viên Nhà Đệ Tử


Giải bóng đá Đệ Tử Viện SVD đã chính thức khai mạc từ 6h30 đến 10h30, ngày 27 tháng 11 năm 2011, tại Sân bóng Mini Anh Quân (Q.Gò Vấp – Tp.HCM). Không có quy mô lớn như V-Leage, hay Premier Leage, La Liga… cũng không khuếch trương như Seagames 26, Giải bóng đá Đệ Tử Viện SVD mở rộng đã diễn ra đầy hấp dẫn, sôi động, đầy gay cấn, quyết liệt, không ít những bất ngờ; nhưng trong tình huynh đệ, yêu thương và hiệp nhất. Đó cũng là tinh thần mà anh em Đệ tử  -  qua Giải bóng đá – muốn dâng lên Ngôi Lời Thiên Chúa và Đức Mẹ Vô Nhiễm nhân Lễ Bổn Mạng năm nay (08 – 12 – 2011).

2 thg 12, 2011

Hội nhập văn hóa trong công cuộc truyền giáo tại Việt nam


Peter Loan SVD
Nhìn lại lịch sử giáo hội Việt Nam chúng ta có thể thấy việc truyền thông Tin Mừng bằng đường lối ‘du nhập văn hóa’ từ trước đến nay đem lại kết quả không mấy khả quan, thậm chí còn có những kết quả tiêu cực. Có thể nói nhiều nhà truyền giáo một thời đã mang não trạng của một thứ thực dân văn hóa hay nói đúng hơn là một thứ “thực dân thần học”.
Tin Mừng Kitô giáo đã có lịch sử hàng ngàn năm ngụp lặn trong một nền văn hóa thượng tôn lý trí, và một nền văn minh khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng của Âu Châu. Do đó, khi được truyền đi bất cứ đâu, Tin Mừng đều mang theo cả nền văn minh và văn hóa Âu Châu với não trạng tự tôn, coi thường các nền văn hóa khác.
Não trạng này đã trở thành rào cản lớn cho công cuộc hội nhập Tin Mừng vào một dân tộc khi các tín hữu bị tiêm nhiễm một tư tưởng là đã được tiếp nhận một nền “văn minh Kitô giáo” ưu việt và phổ quát.
Đón nhận Tin Mừng trong một trào lưu như thế, người tín hữu Việt Nam không còn nghĩ đến một Đức Kitô tóc đen da vàng mủi tẹt để thay thế cho một Đức Kitô mắt xanh mủi lỏ nữa. Nói như thế không hàm ý phủ nhận bao công lao vất vã của các bậc tiền nhân đã nỗ lực “canh tân phụng vụ,” “sửa đổi lễ nghi” hay “cải cách mục vụ”... cho giáo hội Việt Nam mà lâu nay vẫn thấy nói đến.

1 thg 12, 2011

Tiểu sử Linh Mục Đamianô Phan Châu Đại, SVD

ƠN GỌI VÀO ĐỜI
Cha Đamianô Phan Châu Đại sinh ngày 04 tháng 01 năm 1927, tại Gia Hựu , Qui Nhơn, trong một gia đình có truyền thống đạo đức, gồm 10 anh chị em. Thân phụ - Mẫu là ông Phan Cứ và bà Lê Thị Lược.
ƠN GỌI THÁNH HIẾN
Cha Đamianô gia nhập Dòng Thánh Giuse ngày 28 tháng 8 năm 1939
Khấn lần đầu: ngày 25-12-1946
Khấn Trọn: ngày 16-7-1955
Thụ phong Linh mục năm 1992

* Quá trình tu học và làm việc:
Từ 1946 – 1947              :          Làm thầy xứ, tại  Giuse Kim Châu
1947 – 1948             :          Làm thầy xứ, tại Xuân Phong
1948 – 1949             :          Thầy xứ, tại Thánh Tâm, Kim Châu.
1949 – 1954             :          Thầy xứ, tại Hội Đức
1954 – 1955             :          Tập 2, tại Nha Trang
1955 – 1957             :          Giáo viên, tại Quảng Ngãi
1957 – 1958             :          Học tại Nha Trang
1958 – 1962             :          Học Đại Học tại Sài Gòn
1962 – 1964             :          Giám thị Đệ Tử tại Nha Trang.
1964 – 1967             :          Huynh Trưởng tại Kim Châu
1967 – 1970             :          Huynh Trưởng và Hiệu Trưởng tại Kim Châu
1970 – 1972             :          Phó Bề Trên và Tổng Quản Lý tại Nha Trang
1972 – 1973             :          Tu nghiệp tại Rôma
1973 – 1976             :          Phó Bề Trên và Tổng Quản Lý, tại Nha Trang
1976 – 1988             :          Huynh Trưởng tại Cộng đoàn Hàm Nghi
1988 – 1992             :          Phó Bề Trên Dòng, kiêm Giám tập
1992 – 1993             :          Chịu chức Linh Mục, tại Nha Trang
1993 – 1994             :          Phó Bề Trên
1994 – 1998             :          Huynh Trưởng tại Kim Châu
1998 – 2002             :          Ở Kim Châu
2002 – tới nay          :          Nghỉ hưu tại Nha Trang
HÀNH TRÌNH VỀ NHÀ CHA

Đâu là nguồn sống của một tu sĩ truyền giáo Ngôi Lời?

Thánh Thần Thiên Chúa
Bởi vì có Thánh Thần trong hồn, nên chúng ta luôn cảm thấy mình ở trong tình trạng được „thúc bách“. Đó là một kinh nghiệm như Phaolô: „Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi“ (2 Cor 5, 14). Tình đó nhắc nhở rằng: tình yêu không ngừng ở nơi tôi, gia đình tôi, bà con và người nhà của tôi, mà mở rộng con tim cho những ai cần đến trên khắp thế giới.
Cha Arnold Janssen còn nhìn ra một động lực khác cho việc truyền giáo trong „dấu chỉ thời đại“,  như ngài đã kể lại cho Giám mục Vaughan - vị sáng lập Dòng truyền giáo Mill Hill gần London. Vị khác quý này ghé thăm Steyl trong những năm tháng đầu, khi điều kiện sống ở đó theo nhận xét của vị khách này, là hết sức „giản dị“.