9 thg 12, 2011

Togo

Thoáng nhìn qua tỉnh dòng Togo, một cánh đồng truyền giáo thuận lợi nơi làm mãn nguyện các nhà truyền giáo. Cha Phêrô Accorley, thuộc tỉnh dòng SVD-Togo chia sẻ suy nghĩ, suy tư và ấn tượng của tỉnh dòng của mình  trên tờ Arnoldus 



Những nét đặc thù
Những nét đặc thù của sự hiện diện Dòng Ngôi Lời (SVD) ở Togo có thể nhìn lại theo trình tự lịch sử từ đầu cho đến nay. Dòng Ngôi Lời hãnh diện là dòng tu sỹ và truyền giáo đầu tiên đặt chân trên đất Togo và loan báo Tin Mừng cho các sắc dân ở đây.
Sự hiện diện của chúng ta bắt đầu từ năm 1892, cánh đồng truyền giáo thứ ba mà chính cha Arnold Janssen chấp nhận, thúc đẩy hỗ trợ phát triển với lời cầu nguyện của Ngài.
Tỉnh dòng Togo cũng có đặc tính là cửa ngõ cho chúng ta suy nghĩ để vào làm việc ở đại lục Châu Phi. Từ Togo, Hội dòng chúng ta đã mở rộng sứ vụ truyền giáo đến hạt Ghana, nơi giờ đây đã trở thành một Tỉnh dòng.
Ngày nay, hoạt động Tông Đồ Thánh Kinh là một trong những nét đặc thù của tỉnh dòng có nhiều triển vọng. Qua nhiều khởi xướng của các anh em ở các vùng khác nhau của tỉnh dòng, Lời của Chúa được mang đến cho dân địa phương. Kinh Thánh đã được dịch ra ngôn ngữ địa phương với nhiều hình thức khác nhau, như: các giáo trình, suy gẫm và việc xuất bản sách Kinh Thánh.

Ưu tiên trong công việc và sứ vụ
Ưu tiên cơ bản của chúng ta trong các hoạt động tông đồ và sứ vụ là giúp xây dựng giáo hội địa phương và cộng đoàn Kitô hữu sống động.
Điều này được thực hiện qua sự dấn thân không ngừng của chúng ta trong việc loan báo Tin Mừng, cũng như nỗ lực liên lỷ trên cánh đồng truyền giáo Tông Đồ Thánh Kinh, thăng tiến ơn gọi, đào tạo giáo dân và cũng như những hoạt động khác trong lãnh vực sứ vụ: linh hoạt truyền giáo, Công lý và hòa bình (JPIC).
Là huynh đệ, chúng ta cùng chia sẻ ưu tiên bảo đảm sự tăng trưởng của tỉnh dòng.
Tại sao tỉnh dòng của chúng ta là một nơi tốt cho công việc truyền giáo?
Tỉnh dòng Togo-Benin được thành lập từ 2 quốc gia TogoBenin. Người dân TogoBenin nói chung cởi mở chấp nhận sứ điệp Tin Mừng. Mặc dầu vậy, vì sự thiếu hụt các nhà truyền giáo, nên công cuộc truyền giáo ở hai quốc gia này không được tốt.
Anh em SVD đang làm việc ở miền Bắc của TogoBenin, một vùng rộng lớn và hầu hết là cộng đoàn tín hữu thiếu vắng linh mục hoặc tu sĩ cho phụng tự ngày Chúa nhật. Các giám mục của TogoBenin luôn luôn mời gọi chúng ta vào giáo phận của họ để giúp đỡ họ trong việc truyền bá đức tin.
Có quá nhiều việc để làm và đó là một phúc lành, mặc dầu vậy tỉnh dòng đang đối mặt với nhiều vấn đề nhân sự.
Chúng tôi là một tỉnh dòng trẻ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nhà truyền giáo Ngôi Lời bị trục xuất khỏi Togo tháng Giêng năm 1918, và chúng ta trở lại Togo vào năm 1974. Năm 1987 sứ mệnh thừa sai của chúng tôi bắt đầu phục vụ ở Benin.
Chúng tôi trở thành tỉnh dòng Togo-Benin vào năm 1994. 
Chúng tôi cũng là một tỉnh dòng trẻ theo nghĩa là hầu hết các nhà thừa sai của chúng ta trong tỉnh dòng dưới 50 tuổi. Những thừa sai trẻ sẽ chắc chắn cảm thấy đây là quê hương.
Một trong những niềm vui lớn nhất trong việc truyền giáo ở Togo và Benin là sự yêu mến của dân chúng, dành cho sự cố gắng của các tu sĩ và các nhà thừa sai đang nỗ lực mang thông điệp của Tin Mừng đến với dân chúng.
Cá nhân Tôi mô tả tỉnh dòng này như là “vùng truyền giáo đầy hứa hẹn, nơi bạn sẽ thấy mãn nguyện với những nổ lực truyền giáo của mình.”
Đời sống liên văn hoá và chia sẻ
Các cộng đoàn Ngôi Lời trong tỉnh dòng mang đậm nét liên văn hóa cũng như tính quốc tế. Các thành viên của tỉnh dòng đến từ bốn vùng. Cộng đoàn bao gồm các thành viên đến từ nhiều nền văn hóa khác biệt.
Đây là đặc trưng của SVD, nói đúng hơn, là đặc sủng của SVD. Đó là nguồn phong phú nếu các anh em biết mở lòng ra để học hỏi từ những nền văn hóa khác.
Sống trong cộng đoàn liên văn hóa không phải là không có thách đố. Văn hóa có những cách riêng trong cái nhìn sự kiện qua thế giới quan của họ. Dầu vậy, là những tu sĩ và là SVD, chúng tôi ý thức hơn và trải nghiệm cảm nhận được thuộc về.
Tôi hy vọng rằng chúng tôi luôn luôn nhắc nhở chính mình rằng chúng tôi là  những người xây nhịp cầu chứ không tạo ra hố ngăn cách.
Đào Tạo
Đào tạo là điểm ưu tiên của tỉnh dòng, trong nhiều lĩnh vực khác nhau: cổ võ ơn gọi, thỉnh sinh, triết học, thực tập mục vụ (OTP). Có giám đốc ơn gọi chuyên trách cho Tỉnh dòng, mỗi hạt có một người cổ võ ơn gọi. Cho nên các nổ lực của những người cổ võ ơn gọi tránh được các xung khắc trong tỉnh dòng.
Hai thành viên được chỉ định đồng hành với học viên của năm thỉnh và năm triết. Một người anh em khác đồng hành với những học viên đang làm mục vụ năm, và những học sinh đến làm OTP từ các tỉnh dòng khác.
Một trong những thách thức của chương trình đào tạo là sửa lại những ấn tượng sai lạc về tu sỹ - truyền giáo nơi các học viên. Thêm vào thách thức này là nền văn hoá máy móc của thời đại, làm nô lệ hoá chúng ta với những thứ giải trí và phương tiện khác.
Các học viên của chúng tôi không ngừng được thử thách, để chấp nhận thực tế trong tương lai là chấp nhận đi truyền giáo nơi không dễ gì có những thứ đó.
Thật ra, một trong những niềm vui lớn lao nhất làm nhà truyền giáo ở TogoBenin, là dân chúng trân trọng những nổ lực của các nhà tu sĩ-truyền giáo.

                                                                                                       Arnoldus Nota tháng 11 năm 2011


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên nước: Cộng hoà Tô-gô (Republic of Togo)
Thủ đô: Lô-mê (Lome)
Ngày quốc khánh: 27/4/1960
2. Vị trí địa lý: Nằm ở phía Tây châu Phi, giáp Buốc-ki-na Pha-xô, Bê-nanh, vịnh Ghi-nê và Gha-na
3. Diện tích: 56.790 km2
4. Khí hậu: Nhiệt đới nóng ẩm ở miền Nam, bán khô cằn ở miền Bắc.
5. Dân số: 5.681.000 người (ước tính 2005)
6. Địa hình: Miền Bắc là các thảo nguyên hoang hoá, miền trung là vùng đồi, miền nam là cao nguyên; vùng đồng bằng ven biển thấp với những đầm lầy và phá lớn
7. Tài nguyên thiên nhiên: Phophát, đá vôi, đá cẩm thạch
8. Thiên tai: Gió harmattan khô nóng ở miền Bắc vào mùa đông, hạn hán theo chu kỳ
9. Các vấn đề môi trường: Nạn phá rừng; ô nhiễm nước và không khí
10. Chính thể: Cộng hoà
11. Hiến pháp: Hiến pháp được Hội đồng cấp cao phê chuẩn ngày 1/7/1992; được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 27/9/1992
12. Cơ quan hành pháp:
Người đứng đầu Nhà nước: Tổng thống
Người đứng đầu chính phủ: Thủ tướng,
Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.
13. Quyền bầu cử: Người trưởng thành
14. Cơ quan lập pháp: Quốc hội (81 ghế, các thành viên được bầu theo bầu cử phổ thông nhiệm kỳ 5 năm)
15. Cơ quan tư pháp: Toà thượng thẩm, Toà án tối cao
16. Ngôn ngữ: Tiếng Pháp, tiếng Ewe và Mina (hai ngôn ngữ chính ở miền Nam), tiếng Kabye (đôi khi còn được gọi là Kabiye) và Dagomba (hai ngôn ngữ chính ở miền Bắc) được sử dụng rộng rãi
17. Đơn vị tiền tệ: franc CFA (CFAF)
18. Thành viên các tổ chức: ABEDA, ACCT, ACP, AfDB, AU, ECOWAS, Entente, FAO, FZ, G-77, IBRD, ICAO, ICC, ICFTU, ICRM, IDA, IDB, IFAD, IFC, IFRCS, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ITU, MIGA, NAM, OIC, ONUB, OPCW, PCA, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UNMIL, UNOCI, UPU, WADB (khu vực), WAEMU, WCL, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WToO, WTO. 
II. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ VỚI VIỆT NAM
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 8/2/1975
2. Quan hệ kinh tế - xã hội giữa hai nước: Hầu như chưa có gì đáng kể
3. Đại sứ quán Tô-gô tại Việt Nam
Đại sứ quán Tô-gô tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam
Địa chỉ: BEIJING 11Dongzhi Wai Dajie 100600 San Li Tun
Điện thoại: +86-10-65322202
Fax: +86-10-65325884
(Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia)