28 thg 1, 2013

Chúa biết con cần đến Chúa


Giuse Trần Thanh Hải, SVD
 Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ con suốt cả cuộc đời, và con được ở đền Người những ngày tháng, những năm dài triền miên.
(Tv 23, 6).
Tôi đã chọn câu Thánh vịnh trên làm “châm ngôn sống”, làm “ý lực sống” cho đời mình trong nhiều năm qua và nó sẽ tiếp tục đồng hành với tôi suốt cuộc đời.
Không phải bỗng dưng hay vì sở thích mà tôi chọn lấy những lời trên làm “châm ngôn sống” cho đời sống của mình. Nhưng những gì trải qua trong cuộc đời, tôi cảm nhận được tình yêu và hồng ân Chúa vẫn luôn hiện diện qua những sự kiện và biến cố xảy đến cho tôi.
Ở đây, tôi xin chia sẻ vài ơn Chúa ban cho tôi cách riêng, qua đó tôi muốn làm ấm lại sự hy vọng và xác tín của mình vào Chúa.

27 thg 1, 2013

CHÚA NHẬT THỨ BA THƯỜNG NIÊN


Suy niệm Lời Chúa
(1 Cor 12,12-30; Lc1,1-4. 4,14-21)
Deacon Loan SVD
 Danh và Đạo là hai người bạn thân từ nhỏ. Lớn lên, hai người chọn hai con đường khác nhau, mỗi người một ngã. Danh theo sự nghiệp và nay đã là trưởng phòng trong một công ty lớn, còn Đạo thì theo lý tưởng tu trì.
Gặp nhau hai người tâm sự một lúc thì Danh muốn mời bạn đi ăn. Nữa đùa nữa thật, Đạo hỏi: Ăn để làm gì?
Danh trả lời từ tốn: thì để làm việc chứ để làm gì?
Đạo hỏi tiếp: thế làm việc để làm gì?
Danh đơn sơ: thì để kiếm tiền.
Đạo hỏi thêm: kiếm tiền để làm gì?
Danh hơi bực mình: thì để ăn.
Đạo dồn thêm: ăn để làm gì?
Những câu hỏi xóc óc của ông thầy tu khiến ta phải suy nghĩ: sống không chỉ biết đến ăn, làm việc, rồi lại ăn, rồi lại làm việc nhưng cần phải vươn tới cái gì cao hơn. Con người có những nhu cầu cao hơn những nỗi lo ‘cơm áo gạo tiền’, đó là nhu cầu tinh thần, tôn giáo.
Bài đọc một hôm nay cho chúng ta thấy nhu cầu đó rất mạnh mẽ đó nơi người Do-thái: họ muốn được nghe Lời Chúa.

26 thg 1, 2013

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN

Suy niệm Lời Chúa
(1 Cor 12,12-30; Lc1,1-4. 4,14-21)
Deacon Bảo SVD
Chúng ta vừa trải qua tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất. Vậy hiệp nhất là thế nào? Phải chăng hiệp nhất là anh mặc áo đỏ, tôi cung mặc áo đỏ, anh đội mũ đen, tôi cũng đội mũ đen? Tại sao phải hiệp nhất?
Thế nào là hiệp nhất
Việc tôi mặc giống anh chỉ mang tính đồng phục. Đồng phục có một khía cạnh nào đó thể hiện tính hiệp nhất, nhưng đồng phục chỉ mang tính bề ngoài. Nó không nhất thiết chỉ khía cạnh bên trong. Có thể “bằng mặc” chứ chưa nhất thiết “bằng lòng”.

25 thg 1, 2013

Chúa Ba Ngôi với đời tu của tôi


Thanh Tâm SVD
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm lớn trong Đạo, và cũng là Mầu nhiệm khó hiểu nhất trong Đạo.
Suy niệm về Chúa Ba Ngôi trong tinh thần Linh đạo của Dòng Ngôi Lời dù thật khó hiểu và có đôi chút “mơ hồ”, song tôi cũng xin được nói lên vài tâm tư, vài suy nghĩ của mình về mầu nhiệm Ba Ngôi với đời tu của tôi.
Khi bàn về Mầu nhiệm Ba Ngôi, sách Giáo lý Hội thánh Công giáo khẳng định rằng: Cùng đích của toàn bộ nhiệm cục của Thiên Chúa là đưa các thụ tạo vào sự kết hợp trọn vẹn với Ba Ngôi diễm phúc (số 260).
Điều này thật đúng nhưng cần ghi nhớ rằng đi vào đời sống của Thiên Chúa đòi hỏi tôi phải sống cách sung mãn, trong những quan hệ đúng đắn, theo kế hoạch của Thiên Chúa, đặc biệt trong đời sống tu trì.

24 thg 1, 2013

Một sao lại Ba, mà Ba sao lại một?


maldini svd
Nếu ai hỏi: có mấy Chúa? Tôi tin chắc, với một người Công giáo để trả lời cho câu hỏi này thì quả là không khó mà có thể nói là dễ.
Dễ bởi vì từ nhỏ đến lớn hầu như ai cũng chỉ dạy trong miệng rằng chỉ “một Chúa” nhưng có “Ba Ngôi”. Bản thân tôi cũng không ngoại lệ nếu ai đó hỏi tôi câu hỏi đó, tôi sẽ tự tin để trả lời câu hỏi đó:
Chỉ có một Thiên Chúa và có ba ngôi.
Giờ đây khi học càng nhiều thì tôi cũng có thể lấy nhiều hình ảnh minh họa để diễn tả mầu nhiệm ba ngôi Thiên Chúa. Năm ngoái, tôi cũng dành khá nhiều thời gian để tìm hiểu bức tranh của Rublev, hay còn gọi là Icon của Rublev bàn về Trinity. Ít nhiều tôi làm cho tôi luôn tìm hiểu về mầu nhiệm này.
Nhưng nếu hiểu sâu xa thì tôi lại chưa hiểu hết được mầu nhiệm cao vời đó, thực tế tôi nhiều lần suy nghĩ và đã tìm đến nhiều sách vở để mong muốn được khai thông hay có thể có một sự hiểu biết hơn.
Tôi luôn bị suy nghĩ bởi điều, một Chúa sao lại Ba, mà Ba sao lại một như vậy?

23 thg 1, 2013

Nét tuyệt mỹ của Tình Yêu Ba Ngôi


Jos. Phạm Duy Thạch, SVD

Thần học về Chúa Ba Ngôi chỉ thực sự phát triển vào hậu bán thế kỷ IV. Khởi đầu bằng việc những nhóm lạc thuyết đặc biệt là nhóm Ario đặt vấn đề về thần tính của Chúa Con.
Chúa Con có phải là Chúa như Chúa Cha hay không hay Ngài chỉ là một người phàm được nâng lên thành Con Chúa, hay Ngài chỉ là thụ tạo ưu tú nhất trong muôn vàn thụ tạo, hay Ngài chỉ là người con nuôi của Chúa Cha (Dưỡng Tử Thuyết).
Công Đồng Trent (325) tuy đã đạt được một định tính khá rõ về thần tính của Chúa Con. Tuy nhiên, do cách dùng từ không thỏa đáng tạo nên cơ hội cho những nhóm lạc thuyết tiếp tục phản kích về thần tính Chúa Con và đức tin của Công Đồng.
Và một cuộc tranh luận dài gần 60 năm giữa nhóm bảo vệ đức tin Công Đồng Trent và nhóm lạc thuyết Ario về thần tính của Chúa Con đã nổ ra. Giữa cuộc tranh luận về thần tính của Chúa Con ấy thì vấn đề về Chúa Thánh Thần cũng được đặt ra.
Trong cuộc tranh luận này không thể không kể đến sự đóng góp tích cực của hai vị giáo phụ nổi tiếng: Athanasio và Basilio.

22 thg 1, 2013

Tầm quan trọng của LỜI CHÚA trong đời sống Kitô hữu


“Nghe nói đến Lời Chúa hay sách gì nói về Chúa thế này thế nọ là thấy chán, không hiểu tại sao”. Thiết nghĩ đây là một chia sẻ rất chân tình, rất thật, không một chút e ngại lo sợ người khác nghĩ không hay về mình, đặc biệt với cương vị một giáo lý viên kỳ cựu, gương mẫu và đặc biệt giỏi như ông.
Lúc đầu tôi thấy hơi shock, nhưng ngẫm nghĩ, tự nhìn lại mình, hành trình đức tin của mình, tôi thấy điều đó đúng với rất nhiều người, trong đó có tôi. Trước đây, và có khi cả bây giờ, tôi thường thích nghe người khác phân tích Lời Chúa bằng cách dùng lý lẽ lý luận thật chắc chắn, không cần các bằng cớ khác cũng trong Thánh Kinh.
Để khám phá lại vai trò của Lời Chúa trong đời sống cá nhân cũng như Giáo Hội, tôi muốn lược lại một số giáo huấn của Giáo Hội hoàn vũ và giáo hội Việt Nam từ sau Công đồng Vatican II.

21 thg 1, 2013

NHỮNG THÁNG NGÀY Ở ÚC CHÂU


Giuse Nguyễn Xuân Long
Anh em trong cộng đoàn học viện gồm 10 linh mục và 9 thầy
 (thiếu 2 cha vì nghỉ home leave chưa quay lại. 
Hiện nay, một cha đã chuyển về Rome và 1 cha đã chuyển về Sydney)

Nhận được mail từ anh Trường mà lòng tôi xốn xang, tôi sẽ viết gì để “báo cáo” với cha giám học đây. Thật tình, tôi cũng muốn gửi nhiều lần nhưng lại sợ, lại ngại. Tôi sợ vì bài của tôi không được đăng, vì quả thật tôi đã từng bị khước từ nhiều lần khi gửi bài cho nội san. Tôi biết khả năng viết của tôi đến đâu. Lấp lửng và thiếu sáng tạo. Tôi ngại vì tôi không muốn mọi người biết quá nhiều cảm xúc của tôi. Ướt át và yếu đuối. Nhưng dù là vậy, tôi vẫn phải viết và phải gửi, vì tôi không muốn như lời anh Trường remind: “không gửi thì mai ngày về sẽ biết, cha giám học sẽ chảm”. Thế là, tôi đành…..

Không yêu thương thì không biết Thiên Chúa!


Jos Trần Thanh Hải
Để diễn tả về tình yêu thì dường như có rất nhiều triết gia, hiền nhân, thi sĩ, nhà văn, nhạc sĩ đề cập tới. Ngay cả những người dân thường, hay những cô cậu sinh viên cũng có thể bình phẩm hay nói về tình yêu.
Nhưng để định nghĩa tình yêu một cách rõ ràng, minh nhiên hay nói cách khác là có tính hàn lâm khoa bản, thì khó có thể có một định nghĩa đúng đắn và đầy đủ về tình yêu.
Vì tình yêu là một mầu nhiệm và nó bắt nguồn từ Thiên Chúa.
Tự bản tính là con người thì ai trong chúng ta cũng biết yêu, tuy mức độ và sắc thái có thể khác nhau. Nhưng tại sao chúng ta lại biết yêu?
Chúng ta biết yêu vì chúng ta là con cái Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa, hơn thế nữa, vì Thiên Chúa là tình yêu và là nguồn gốc của tình yêu.

19 thg 1, 2013

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN


Suy niệm Lời Chúa
(Ga 2, 1-11)
Deacon Tòng SVD

Rượu Làm Hoan Hỉ Lòng Người!
Rượu là một thức uống và là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Rượu đã trở nên quen thuộc với con người từ rất lâu đời. Tiệc tùng mà không có rượu thì quả là mất vui!
Rượu đã làm hoan hỉ biết bao cõi lòng. Rượu có mặt trong buổi gặp gỡ, rượu có mặt trong lúc thề nguyền, trong ước hẹn, trong chia ly, trong đoàn tụ.

18 thg 1, 2013

CHÚA NHẬT HAI THƯỜNG NIÊN


Suy niệm Lời Chúa
(Ga 2, 1-11)
Deacon Kha SVD

Theo Tin mừng của Gioan, sau khi chọn những môn đệ đầu tiên, Đức Giê-su đã làm một việc không ai ngờ, đó là dẫn các ông đi dự tiệc cưới tại Ca-na. Qua một thực tại trần thế này, Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên và bày tỏ vinh quang của Ngài.
Cũng qua thực tại này, Đức Giê-su đã khai mở tiệc cưới cánh chung. Trong bữa tiệc ấy, Đức Giê-su là Tân Lang, sẽ cung cấp rượu ngon tràn trề, để niềm vui của con người được nên trọn.

CHA TỔNG QUYỀN HEINZ KULüKE THĂM VIỆT NAM


Tối thứ Năm ngày 10/01/2012 lúc 6.00pm cha Tổng Quyền Heinz Kulüke đã đến thăm và làm việc với tỉnh dòng Ngôi Lời Việt Nam trong thời gian sáu ngày.

17 thg 1, 2013

Cha Tổng Quyền Thăm Các Cộng Đoàn Ngôi Lời

CHA TỔNG QUYỀN DÂNG THÁNH LỄ TẠI CỘNG ĐOÀN ĐỆ TỬ

CHA TỔNG QUYỀN GẶP GỠ CÁC EM ĐỆ TỬ

16 thg 1, 2013

Một Vài Hình Ảnh Giao Lưu Bóng Đá


Nhận lời mời của anh em Dòng Đa Minh, sáng Chủ nhật ngày 6/1 vừa qua, anh em học viện Ngôi Lời đá bóng giao hữu với anh em Dòng Đa Minh Việt Nam. Trong bầu khí mát mẻ tại sân vận động Phú Thọ, cả hai đội đã chơi nhiệt tình, nhiều pha tranh bóng hấp dẫn. 
Bên đội Dòng Ngôi Lời, nhiều cầu thủ từ các em đệ tử, các thầy nhà triết đến các thầy nhà thần thay đổi liên tục trong suốt trận đấu trong khi các anh em Dòng Đa Minh số cầu thủ không được dồi dào nên rất tiết kiệm sức lực, hạn chế sự thay đổi người. Kết quả sau hai hiệp với tỉ số hòa 1-1 chia đều cho hai đội. Một kết quả rất đẹp trong tinh thần giao lưu học hỏi giữa hai đội. Sau đây là một số hình ảnh các cầu thủ hai đội và cổ động viên nhiệt tình tham gia trong suốt trận đấu.
Anh Em Dòng Đa Minh và Dòng Ngôi Lời trước trận đấu

Chúa Ba Ngôi – như là một gia đình

Pet. Tèo SVD
Tôi tự hào vì được sinh ra trong một gia đình công giáo, từ nhỏ tới lớn tôi được sống trong bầu khí vui tươi của xóm đạo. Ngày ngày, tôi cùng ông bà, cha mẹ, anh chị đến nhà thờ đọc kinh xem lễ.
Tối tối lại quy tụ bên nhau học hỏi giáo lý, nên tất cả các câu kinh cũng như câu hỏi giáo lý tôi thuộc khá nhiều, nhờ vậy đức tin của tôi ngày một nẩy mầm và lớn dần theo năm tháng.
Hôm nay, suy niệm về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, làm tôi liên tưởng lại dịp tĩnh tâm khi còn là sinh viên, buổi tĩnh tâm đó cha giảng phòng lấy chủ đề về Chúa Ba Ngôi.
Giảng xong tôi đặt câu hỏi, thưa cha, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi khi nào? Cha trả lời, khi con làm dấu Thánh Giá, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần và còn nhiều cách khác nữa.

15 thg 1, 2013

Cha Tổng Quyền Thăm Học Viện Ngôi Lời Sài Gòn


Tối ngày 10/1, cha Bề trên Tổng quyền đã đặt chân đến Việt Nam. Sau khi làm việc với hội đồng Tỉnh Dòng, ngài đã đến thăm cộng đoàn Đệ tử, các Soeur SSpS, cộng đoàn Triết…ngài cũng đã có buổi nói chuyện với với anh em Thần học.
Ngài chia sẻ công việc và kinh nghiệm mục vụ trước đây của mình cách hài hước, dí dỏm. Hiện tại, trong cương vị Bề trên Tổng quyền, ngài đặc biệt lưu tâm đến người nghèo, mong muốn hội Dòng dấn thân mạnh mẽ hơn nữa trong lãnh vực này. Đồng thời, ngài cũng nhấn mạnh đến vấn đề đối thoại như một sự cần thiết, không thể thiếu trong sứ vụ truyền giáo.
Ngài rất quan tâm đến Tỉnh Dòng Việt Nam, đặc biệt là ơn gọi của Tỉnh Dòng. Mời gọi các anh em trẻ phát triển những kỹ năng, sở trường của mình nhằm tăng thêm tính phong phú và hiệu quả trong việc truyền giáo. Ngài cũng nêu lên một số nhu cầu mà thế giới đang cần đến bàn tay và tấm lòng của những nhà truyền giáo Ngôi Lời như một thách đố của thời đại.
Bên cạnh đó, cha Tổng quyền cũng có một buổi đi thực tế với các anh em trong nhóm mục vụ xã hội. Ngài đã đến mái ấm Thị Nghè, thăm hỏi và đút cơm cho các em khuyết tật, một hình ảnh đẹp và một tấm lòng ưu ái cách đặc biệt đối với Việt Nam.
BTTHVNL

14 thg 1, 2013

Với tôi: Tin là tín thác


Duy Thạch SVD
Từ ngữ “đức tin”, chữ “fides” trong tiếng Latinh, “foi” trong tiếng Pháp hay chữ “faith” trong tiếng Anh, không nhất thiết chỉ có nghĩa là đức tin. Đôi khi chỉ là “niềm tin, lòng tin” hoặc đơn thuần là “tin tưởng, tín thác, nghĩa là những thái độ được áp dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Thư Rôma, “hành động nào không do xác tín đều là tội” (Rm 14,23). Bất kỳ một hành vi nào không được xác tín bằng lương tâm, mà làm vì một lý do nào đó, coi thường lương tâm thì được cho là tội. Cuộc sống hàng ngày của chúng ta là một chuỗi những hành vi, như vậy tin là một cái gì đó rất quen thuộc và nó luôn theo bước chúng ta.

12 thg 1, 2013

CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA


Suy niệm Lời Chúa
(Lc 3,15-16.21-22)
Deacon Thiện SVD

Năm ngoái tôi có dịp đi hành hương tại La Vang. Điều làm cho tôi  nhớ mãi là dịp đó khách hành hương xưng tội rất đông, các cha ngồi tòa giải tội cũng nhiều.
Tôi thấy người ta xếp những hàng rất dài để chờ được lãnh bí tích hòa giải. Điều làm cho mọi người ngạc nhiên và trầm trồ nhìn đó là trong đoàn người đang xếp hàng để xứng tội, có rất nhiều linh mục, thậm chí có cả giám mục.

Con hát cha vỗ tay?

Jos. Phạm Duy Thạch
Trong khoảnh khắc Đức Giê-su chịu phép rửa tại sông Gio-đan, có ba sự kiện rất đặc biệt đã diễn ra. (1) Đang khi Người cầu nguyện thì trời mở ra, (2) Thần Khí ngự xuống trên Người dưới hình dạng chim bồ câu. (3) Có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Người Con yêu dấu của ta, nơi Con ta rất hài lòng”.
Các thần học gia sau này xem đoạn văn này như là một kiểu mẫu cho sự mạc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cũng như thần tính của Đức Giê-su. Lúc ấy dân chúng đã chịu phép rửa hết và Đức Giê-su là người cuối cùng chịu phép rửa và có lẽ nhiều người trong dân chứng kiến được những sự lạ này và nghe được lời khen của Chúa Cha dành cho Đức Giê-su.
Cứ lẽ thường một người Cha công khai nói tốt, hay là khen ngợi con mình trước mặt bàn dân thiên hạ dễ bị người ta bỉu môi chê cười rằng “Con hát Cha vỗ tay khen”. Cha đương nhiên là khen con mình rồi. Con mình bao giờ cũng nhất, có nghĩa lý gì đâu.
Thoạt nghe, tiếng từ trời nghe ra cũng rất bình thường: Người Cha hài lòng về đứa con của mình và gọi con mình là đứa con yếu dấu. Giả sử nếu “tiếng từ trời” ấy chỉ dừng lại ở khía cạnh “cha khen con một cách công khai” chứ không có ý nghĩa gì, không liên quan gì đến nhân loại thì “tiếng ấy” thật vô duyên quá đỗi!

CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA


Suy niệm Lời Chúa
(Lc 3,15-16.21-22)
Deacon Tân SVD

Chúng ta vừa trải qua một thời gian thật đẹp trong năm Phụng vụ: Thời gian chúng ta mừng kính mầu nhiệm nhập thể của Ngôi Hai Thiên Chúa làm người.
Trong suốt thời gian vừa qua, chúng ta đã đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ việc Con Một Thiên Chúa được sinh ra làm người trong một khung cảnh quá nghèo khó đến việc các nhà đạo sĩ  sang trọng giàu có mãi từ một phương trời thật xa tìm đến để thờ lạy và dâng cho Người những lễ vật cao quí nhất.

11 thg 1, 2013

Thiên Chúa sẽ không làm tôi thất vọng

Antoine Quốc Thắng, SVD
Tội và đức tin là chủ đề cho suy nghiệm này. Nếu tôi nói rằng tôi không phạm tội thì tôi là kẻ nói dối (1 Ga 1,8). Còn đức tin là đảm bảo cho những gì tôi không thấy là bằng chứng cho những gì tôi hy vọng (Dt 11,1).
Khi tôi nhìn vào bản thân thì thấy mình tội lỗi trong thân phận con người; nhưng khi nhìn lên Thiên Chúa thì tôi thấy niềm tin và hy vọng để biến đổi, để thấy rằng tôi thật thấp kém và Ngài thật cao cả, tôi thật tội lỗi và Ngài thật thánh thiện.

10 thg 1, 2013

Có lẽ họ đã buồn vì điều này…

Deacon Bảo SVD
Sau khi Đức Giê-su làm cho bánh hóa nhiều lần thứ nhất (Mc 6,30tt.), trong dân chúng còn đang ăn no nê, thì Chúa Giêsu đã sai các môn đệ ra đi khỏi đám đông.
Có lẽ các môn đệ đã buồn vì điều này…
Tại sao vậy? Ở đây Tin Mừng Maccô không cho ta biết nhiều về khung cảnh sau khi Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều. Nhưng Tin Mừng Gioan (6,15) cho ta biết, sau khi được ăn no, dân chúng vận động để tôn Chúa Giêsu lên làm vua.

8 thg 1, 2013

Thánh Lễ Tạ Ơn Hai Tân Linh Mục tại Học Viện Ngôi Lời Sài Gòn

Lúc 17g, ngày 04.01.2013, tại Cộng đoàn Học viện Ngôi Lời Sài Gòn, hai Tân Linh mục JB. Lê Văn Bá, SVD và Giacôbê Hồ Ngô Lữ Viên, SVD đã cùng với Qúy Cha, Qúy Thầy Học viện và Qúy Ân Nhân của hai Cha hiệp dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Thiên Chúa và tỏ lòng biết ơn Qúy Cha, Qúy Thầy thuộc Tỉnh Dòng Mẹ, nơi các ngài đã từng được giáo dưỡng những bước đầu của đời dâng hiến.

7 thg 1, 2013

Phải biết cái gì là riêng của tôi


Giusep Hoh, SVD
“Ngắm trăng tập thể” không là câu nói mới mẻ gì, vì nó ra đời đã hơn nhiều thập niên rồi. Nhưng mỗi khi có dịp ôn lại, tôi thấy nó cũng hay hay. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc sống của văn hóa người Việt, nó rất đáng cho ta suy nghĩ.
Tôi lớn lên ở vùng quê nghèo nàn, cho nên tính làng xã càng trở nên quan trọng. Tôi còn nhớ lúc bé, cái gì cũng tổ chức đoàn thể.
Sáng mai thức dậy nghe kẻng, tất cả mọi người tập trung ra đồng làm việc. Giữa buổi nghe kẻng, mọi người lên bờ nghỉ chút xíu, sau đó nghe kẻng lại keo nhau xuống ruộng làm, trưa nghe kẻng thì rủ nhau về nhà. Ngày nào cũng như vậy, lặp đi lặp lại như thế.

3 Tìm Kiếm, 1 Gặp Gỡ

P. Duy Thạch SVD
Chúa nhật trước Lễ Chúa Giê-su Chịu Phép Rửa thường được gọi là Lễ Ba Vua hay là Lễ Hiển Linh. Đó là ngày Lễ hết sức ý nghĩa cho mọi dân trên toàn thế giới, ngày Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại.
Trong tường thuật độc nhất vô nhị của mình thánh Mát-thêu (2,1-12) ghi lại 3 cuộc tìm kiếm của ba nhóm người khác nhau nhưng chỉ có duy nhất một sự gặp gỡ mà thôi.
1.            Cuộc tìm kiếm của Vua Hê-rô-đê

6 thg 1, 2013

Đám tang Thân mẫu Thầy Phê-rô Phùng Ngọc Vĩnh

 Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống.
Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11,25).

Ngày 02/01/2013, Thân mẫu thầy Phê-rô Phùng Vĩnh đã được Chúa thương gọi về Nhà Cha, sau 19 tháng chịu đựng, đau khổ với căn bệnh hiểm nghèo.
Trong tâm tình chia sẻ, đồng cảm và hiệp thông huynh đệ giữa các anh em trong gia đình Ngôi Lời Việt Nam, Tỉnh dòng Ngôi Lời - Giuse Việt Nam nói chung và anh em Học viện Ngôi Lời Sài Gòn nói riêng đã gửi điện phân ưu cùng tang quyến, cách riêng đối với thầy Phê-rô Phùng Ngọc Vĩnh. Đồng thời, các anh em trong Tỉnh dòng đã đến Giáo xứ Phước An, Ninh Thuận để đọc kinh và hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho bà cố A-nê Trần Thị Thế.
Thánh lễ An táng (04/01/2013) do Cha Giám Tỉnh Phao-lô Đậu Văn Pháp, Tỉnh dòng Ngôi Lời - Giuse Việt Nam chủ tế, cha J.B. Nguyễn Hữu Duy (Giám học) chia sẻ Lời Chúa. Cùng dâng Thánh lễ có Cha Bề trên Nhà Chính và quý Cha đang công tác tại Hạt Mục vụ Nha Trang, quý Cha trong Học viện Sài Gòn. Ngoài ra còn có cha Hạt trưởng, hạt Ninh Phước, cha Chánh xứ và một vài cha khác trong Hạt.

5 thg 1, 2013

niềm tin

                                                                          Đình Tuấn SVD
                                   Gió chiều thổi nhẹ qua hiên
                                   Lá vàng bay nhẹ hồn nhiên bên đời.
                                   Đố ai ngưng được lá rơi
                                   Đố ai lấy lại được thời đã qua.
                                   Cuộc đời tự giọt sương sa
                                   Thấm vào lòng đất chan hòa yêu thương.
                                   Dù cho lắm nỗi vấn vương
                                   Tin yêu một Chúa, Thiên Đường là đây.

4 thg 1, 2013

… để tôi nhìn lại mình


Anthony Number, SVD
Năm Đức Tin là cơ hội tốt để tôi nhìn lại mình.
Muốn có đời sống đức tin tốt thì phải được xác tín rằng mình đã được sống trong một môi trường tốt, một đường hướng tốt theo chân lý mà chính Đức Kitô đã dạy: “Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi”. Sự thật là tình yêu, là chân lý được Chúa Giêsu quảng diễn trong Thánh Kinh rất chi tiết, Chúa nói: “Tôi sinh ra và đến trong thế gian này để làm chúng cho sự thật” (Ga 18, 37).
Đời sống đức tin tốt, chúng ta phải sống gắn bó mật thiết với Chúa trong mọi hoàn cảnh. Ngày nay cuộc sống xã hội với những đà tiến về lối sống xa hoa hưởng thụ, nếu ta không tuân hành thánh ý Chúa, sống các giới răn của Ngài thì đức tin của tôi sẽ bị sa sút, sói mòn, sẽ bị đổ vỡ, thậm chí không đứng vững được.

CHÚA NHẬT CHÚA HIỂN LINH 2013


Suy niệm Lời Chúa
(Mt 2, 1-12)
Rafael Ngọc Long SVD
Có một thứ không thể thiếu trong các hang đá được trang trí lộng lẫy mỗi dịp Giáng Sinh về đó là các vì sao lấp lánh. Nó không chỉ tạo nên vẻ đẹp cho hang đá làm tăng phần cuốn hút người chiêm ngắm nhưng điều quan trọng là nó tái hiện lại một sự kiện cách đây hơn hai ngàn năm.
Sự kiện một ngôi sao lạ đã xuất hiện trên bầu trời Belem, nơi Đức Giêsu sinh ra.
Thế nhưng cả nhân loại nói chung và dân tộc Do-thái là dân riêng được Chúa chọn, lại không nhìn thấy. Chỉ có những nhà Chiêm Tinh từ Phương Đông đã nhìn thấy ngôi sao lạ xuất hiện, và họ đã đến Giêrusalem tìm gặp Đấng Cứu Thế.
Kinh Thánh ghi lại câu hỏi của ba nhà đạo sĩ: “Đức vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao lạ xuất hiện bên Phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Ngài”.

CHÚA NHẬT BA VUA 2013


Suy niệm Lời Chúa
(Mt 2, 1-12)
Trần Niên, SVD
HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN
Cách đây mấy ngày chúng ta mừng lễ Chúa Giê-su giáng sinh. Chính tình yêu, Thiên Chúa đã tặng ban Con một của Người cho nhân loại. Hài Nhi Giê-su nằm trong máng cỏ Bêlem trở nên một món quà có một không hai mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Món quà của tình yêu, món quà của bình an, món quà của sự công bình chính trực.
Mỗi người chúng ta mỗi gia đình chúng ta hân hoan đón nhận Ngài như là món quà lớn nhất của cuộc đời. Và ngày hôm nay, Giáo hội mừng lễ Chúa hiễn linh, là lễ Thiên Chúa tỏ mình cho dân ngoại, mà đại diện là ba nhà chiêm tinh từ bốn phương trời tìm đến thờ kính Người.
Ba nhà chiêm tinh là ai? Họ từ đâu đến và thái độ của họ như thế nào trước những dấu chỉ của trời đất báo hiệu một Thiên Chúa làm người đang ở trên trái đất này?

3 thg 1, 2013

Rất quen và rất lạ…

José Quốc Tĩnh, SVD
Tôi nhận thấy “Tin” là một điều gì đó rất quen thuộc nhưng để thể hiện được chữ Tin này thật không dễ dàng chút nào. Tin là một sự tín thác vào một ai đó, vào một đối tượng nào rõ ràng.
Đối với bản thân của tôi, tin ở đây là tin vào Chúa. Chúa Giêsu biết rõ Đức Tin vào Thiên Chúa nơi mỗi con người và Ngài biết rõ tôi tin vào Ngài thế nào? Ngài đã nói: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6).

Tôi tưởng cậu sợ bóng tối…


Josê Võ Lê Thanh Sơn, SVD
Trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho cuộc sống, người ta quen với câu nói: điện – đường – trường – trạm. Trong bốn yêu cầu trên, điện được xếp vào vị trí hàng đầu cho nhu cầu phát triển cuộc sống.
Mỗi người trong chúng ta, ít nhiều đã có kinh nghiệm khi mất điện. Mọi hoạt động gần như ngưng trệ, giao thông rối loạn, các loại máy móc điện tử không thể hoạt động. Nếu là buổi tối thì càng tệ hơn vì thiếu ánh sáng.
Quả vậy, ban ngày chúng ta cần đến ánh sáng mặt trời, đêm đến chúng ta cần đến ánh sáng đèn điện. Ánh sáng đã là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống con người. Nhưng chỉ là thứ ánh sáng nhân tạo, không thể đem lại sự sống vĩnh hằng.
Trong trình thuật sáng tạo, Thiên Chúa vận hành trên cảnh hỗn mang tăm tối và không hình thể. Ngài phán: “hãy có ánh sáng”. Ánh sáng được Thiên Chúa sáng tạo đã xua tan cảnh hỗn mang trống rỗng.
Chúa Giêsu là ánh sáng soi trong tối tăm. Hơn thế nữa, Ngài còn là ánh sáng đem lại sự sống. Nếu thiếu ánh sáng Giêsu, chúng ta sẽ bị những đam mê, dục vọng, sợ hãi và kinh hoàng xâu xé.

Xác tín và hành động


Antoine Đỗ Q.Quốc, SVD
Cuộc sống con người, đặc biệt đối với Kitô hữu, niềm xác tín là yếu tố quan trọng xây dựng tương quan với Thiên Chúa, người khác và chính mình.
Xác tín vào Thiên Chúa như là trục trung tâm để mọi hoạt động, suy nghĩ, lời nói, và tất cả những gì của con người đều được xoay quanh trục vững chắc này; để từ niềm xác tín này, người Kitô hữu sẽ có được niềm xác tín vào người khác và chính mình cách bền vững hơn.
Nếu chỉ có xác tín thì chưa đủ, con người cần phải hành động theo niềm xác tín đó. Vì thế, xác tín (tin) và hành động được ví như đôi chân của một con người. Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố trên thì con người sẽ bị “tàn tật”.

2 thg 1, 2013

R.I.P



HỌC VIỆN  NGÔI  LỜI
              “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống.
Số 5, Chữ Đồng Tử, P.17     Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống”
 Quận Tân Bình, Tp.HCM                                                        (Ga 11,25).
U
CÁO PHÓ

TRONG NIỀM TIN VÀO CHÚA KITÔ PHỤC SINH,
HỌC VIỆN  NGÔI LỜI  VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN: 
Bà Cố ANÊ TRẦN THỊ THẾ, 
Thân Mẫu của thầy Phêrô Phùng Ngọc Vĩnh, SVD 
vừa được Chúa gọi về lúc 8:00 sáng ngày 02/1/2013
tại tư gia, Giáo xứ Phước An - Ninh Thuận,
hưởng thọ 60 tuổi.


Thánh lễ An táng lúc 8g00 sáng thứ Sáu, 04/1/2013

tại Giáo xứ Phước An - Ninh Thuận

Xin Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và Anh Chị Em
thương hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn ANÊ.


Học Viện Kính Báo
Lm. Thêôphilô Ngô Hoàn Cầu, SVD
Giám Đốc Học Viện

Một Vài Hình Ảnh Cha Tổng Quyền Heinze Kulueke, SVD

Mời anh em xem một vài video clip  nói về Cha Tổng Quyền Heinze Kulueke. Anh em có thể copy đường link này hoặc click vào TRANG LIÊN KẾT bên cạnh.

http://www.youtube.com/watch?NR=1&v=5RBuWuG2lu4&feature=endscreen&noredirect=1

http://www.youtube.com/watch?v=lfkuJyAWYb0

http://www.youtube.com/watch?v=0zu9ACzkHpY

http://www.youtube.com/watch?v=heVMnceNJS8