27 thg 2, 2013

Tân Phúc Âm Hóa



TỔNG QUYỀN HEINZ KULüKE 
Giáo hội, người Công giáo cũng như các Kitô hữu khác đã chứng kiến sự xuất hiện và hình thành của thuật ngữ “Tân Phúc Âm hóa”. Đức Thánh Cha Bê-nê-dic-tô XVI triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục dịp vừa qua nhằm dành riêng cho chủ đề này.
Đức Giáo hoàng Phao-lô VI trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi cũng đã nói về sự cấp bách của Phúc Âm hóa trong thế giới hiện đại. Đức Giáo hoàng Gioan Phao-lô II đã sử dụng thuật ngữ Tân Phúc Âm hóa trong các thông điệp, bài diễn văn và tác phẩm của ngài.
Nếu Đức Giáo hoàng Gioan Phao-lô II nhìn thấy Tân Phúc Âm hóa như là một thời điểm để khai phóng lại cho việc tái Phúc Âm hóa trong đời sống hiện tại của Giáo hội, vậy theo cách thể và đường lối có thể đạt được điều này?

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG SÁU NĂM TỚI



BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN HEINZ KULüKE 
Từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 12, Hội đồng Tổng quyền, các Điều Phối viên Khu vực và các ủy viên của văn phòng Tổng quyền (cựu và tân thành viên) đã gặp nhau tại Rôma trong một phiên họp của Ban Quản trị mới.
Các tham dự viên đã tham gia trao đổi phong phú các ý tưởng về cuộc sống và mục vụ truyền giáo của chúng ta. Hiện nay, với kết quả của cuộc tham khảo ý kiến mở rộng đó, tôi muốn chia sẻ với anh em một vài ý tưởng trọng tâm, cần thiết cho sứ vụ của Hội dòng chúng ta trong thế giới hôm nay.
1. Khi không có tầm nhìn, con người hư mất (x. Châm ngôn 29,18). Tổng Tu nghị XVII đã đưa ra cho chúng ta một số định hướng rõ nét để nhấn mạnh sự kết nối nên có giữa những lời nói hoa mỹ và những hành động cụ thể, nói cách khác là giữa lời nói và việc làm.

24 thg 2, 2013

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY


  
Suy niệm Lời Chúa
( Lc 9, 28b-36)
Deacon Tòng SVD
Cùng Lên Núi Chúa!
Trong Thánh Kinh cũng như trong hầu hết các tôn giáo, núi thường được xem là nơi gặp gỡ giữa trời và đất, giữa thần linh và con người. Những mạc khải quan trọng trong Thánh Kinh đều diễn ra trên núi.
Vào thời Cựu Ước, Môsê đã được kêu mời lên núi Sinai để gặp gỡ Giavê Thiên Chúa và đón nhận lề luật cho dân riêng. Tiên tri Elia đã ròng rã 40 ngày đêm lên núi Horeb để gặp gỡ Chúa.
Trong các Tin mừng Nhất Lãm, chúng ta bắt gặp nhiều lần Đức Giêsu lên núi cầu nguyện với Chúa Cha. Rồi Ngài cũng lên núi để giảng dạy về các mối phúc.
Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh sử  Luca đã tường thuật chi tiết về cuộc biến hình của Đức Giêsu trước mặt các môn đệ. Cuộc biến hình này cũng diễn ra trên núi.
Tin mừng ghi lại, Đức Giêsu dẫn các môn đệ thân tín là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi. Ngài đã cho các ông chiêm ngắm vinh quang và dung nhan rạng ngời vinh hiển của Thiên Chúa nơi chính con người xác thịt của Ngài.

19 thg 2, 2013

Sao tôi không cảm nhận ra được nhỉ?


Jos. Duy Thạch, SVD


Tác giả Thánh vịnh 139 nói về ưu phẩm toàn tri của Thiên Chúa như sau:
“Lạy CHÚA, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ,
biết cả khi con đứng con ngồi.
Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa,
 đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét,
mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả.
 Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời,
thì lạy CHÚA, Ngài đã am tường hết.”
(Tv 139, 1-4)
Dĩ nhiên, ngoài ưu phẩm toàn tri ấy Thiên Chúa còn là Đấng tốt lành, Đấng Chân Thiện Mỹ, Đấng giàu tình yêu.

Con xin chọn Thánh Giá là đường đời con đi


Peter Hải Hà, SVD
“Ai muốn theo tôi phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23). Tôi suy niệm cả ngày về câu Kinh Thánh này để học hỏi về Con Đường Thập Giá của Đức Giê-su và làm hành trang cho đời  tu của mình.
Quảng đường từ nơi Chúa Giê-su vác Thánh Giá đến Núi Sọ có lẽ không xa lắm đối với một người có sức khỏe bình thường (khoảng hơn một km), nhưng đối với một người đã kiệt sức vì muôn vàn cực hình và đói khát như Chúa Giê-su lúc đó quả là một chặng đường dài bất tận. Khi có một gánh nặng trên vai, tôi thường mong đến đích để được nghỉ ngơi.

Để học biết Đức Kitô, và dõi theo gương Người



40 ngày là bao nhiêu?
40 ngày sau khi lên tàu, ông Nô-ê thả chim bồ câu.
40 năm sa mạc của dân Israel về miền Đất Hứa.
40 ngày Môsê ở lại trên núi với Đức Chúa.
40 ngày ngôn sứ Elia đi để đến Núi của Chúa,  Horeb, nơi ông xin được gặp Chúa.
40 ngày Đức Giêsu ở trong sa mạc và bị Satan cám dỗ.

7 thg 2, 2013

Giận mà thương


Peter Loan SVD
 Rình rập và bày kế lập mưu giết hại đối thủ luôn là hành động của kẻ yếu. Để hiểu rõ diễn biến tâm lý của những kẻ yếu thế - của người Pharisiêu, chúng ta phải nhìn lại bối cảnh của đoạn Tin Mừng (Mc 3, 1-6).
Tính đến lúc này, Đức Giêsu mới xuất hiện và chữa bệnh được khoảng một tuần, từ ngày Sa-bát trước đến ngày Sa-bát này, nhưng Ngài đã trở nên một hiện tượng trong vùng.
Ngay ngày Sa-bát đầu tiên trong hành trình rao giảng của Đức Giêsu, Ngài đã trở nên nổi tiếng. Người ta kháo nhau: “Thế nghĩa là gì? Lời giảng thì mới mẻ, người dạy là có uy quyền, chứ không như các kinh sư!”

Mầu nhiệm một Thiên Chúa Ba Ngôi


GB. Võ Tá Thạch SVD
 Khi nói đến mầu nhiệm thì chúng ta sẽ nghĩ đến một điều gì đó vượt trên tầm hiểu biết của con người, con người không thể hiểu và giải thích được, mà nếu hiểu và giải thích được thì điều đó không còn là mầu nhiệm nữa.
Trải qua muôn thế hệ, con người vẫn luôn cố gắng tìm hiểu và giải thích về Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Nhưng điều này hoàn toàn không dễ dàng chút nào, có cố gắng bao nhiêu thì cũng chỉ là “mò kim đáy biển”.
Thiết nghĩ, khi đụng đến hai từ Mầu nhiệm thì chúng ta chỉ có thể lấy Đức tin bù lại mà thôi. 
Vì vậy, khi đụng chạm đến đề tài “Một Thiên Chúa Ba Ngôi”, tôi chỉ dám trình bày những hiểu biết hạn hẹp với lòng đạo đức bình dân của riêng cá nhân tôi.
Thiên Chúa Cha đầy lòng yêu thương tôi
Ngay từ thời còn nhỏ, tôi được học Giáo lý, được các thầy cô giáo lý viên dạy cho biết có Một Thiên Chúa Ba Ngôi: Ngôi thứ nhất là Cha, Ngôi thứ hai là Con, Ngôi thứ ba là Thánh thần.
Tuy nhiên, theo lối giải thích của các thầy cô giáo lý viên hồi đó, tôi  biết được Thiên Chúa là Cha Đấng tạo dụng nên tôi, tôi được gọi Người là Cha. Nhưng là một người Cha vô cùng nghiêm khắc, chỉ biết phạt chứ không có tình thương, Thiên Chúa là cảnh sát, là quan tòa, là Đấng đáng sợ.

… vững như kiềng ba chân


Joseph Quang Chinh SVD
 “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4, 8). Đây là một cách thức diễn tả tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi, miêu tả Thiên Chúa một cách cụ thể bằng chính tình yêu sai Con của Người đến thế gian làm của lễ đền tội nhằm đem lại sự sống cho nhân loại.
Khi tôi còn nhỏ được các anh chị giáo lý viên giải thích về Thiên Chúa Ba Ngôi giống như một cái kiềng ba chân. Kiềng ba chân có lẽ những ai ở thôn quê đều biết đến nó. Thật vậy ông cha ta cũng có ví rằng: “Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”.
Chính sự vững chắc đó mà các anh chị giáo lý viên đã ví Ba Ngôi Thiên Chúa như kiềng ba chân. Mặt khắc kiềng tuy có ba chân nhưng vẫn là một kiềng, cũng vậy một Thiên Chúa những Ba Ngôi khác biệt.

Tin là hành động cách dứt khoát


Giacômô PhápSư SVD
 Có lẽ, đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội để nhìn lại đức tin của mình. Thật ra, thời gia qua, tôi đã chưa thật sự chú tâm và đặt lại vấn đề về đức tin của chính mình trong đời sống.
Khi đặt lại niềm tin của mình, tôi nhớ đến lời của Đức Giêsu, khi Ngài hỏi Phêrô: “Anh có yêu mến Thầy hơn các anh em khác không” tới ba lần (Ga 21, 15tt). Điều này cho tôi thấy rằng Đức Giêsu muốn Phêrô khẳng định lại lòng mến của ông vào Ngài cách mạnh mẽ hơn, một cách xác tín và chắc chắn.

Gặp gỡ chính Chúa


A Hề svd

Tôi muốn gặp chính Ngài, chiếm được Ngài. Để được như thế, nhất thiết tôi phải vượt qua những vai trò mà người ta đặt cho Ngài.
Tôi thấy không có danh hiệu nào diễn tả đủ về Ngài. Mọi vai trò hoặc danh hiệu đều đặt Ngài vào trong một giới hạn nào đó.

Quét nhà ngày Tết, đổ hết gia tài!


p.vinhsvd
Một kinh nghiệm sống quen thuộc dạy rằng: Người ta thường chỉ biết quý trọng, gìn giữ kỹ lưỡng những gì thuộc về quyền sở hữu riêng, được tạo nên do công sức khó nhọc của chính bản thân.
Chứ có ai lại không hãnh diện với đời về những thành quả mà mình đạt được?

Cầu được, ước thấy!


p.vinhsvd
Chắc lẽ không có thời gian nào trong năm mà những khao khát sự sống được tỏ bày rõ ràng và mãnh liệt như ngày đầu Năm Mới.
Tất cả những ước vọng sâu kín trong hồn như có được cơ hội tốt để tràn trào ra ngoài. Tựa như là mác-ma tuôn phun từ núi lửa.

3 thg 2, 2013

Tất niên 2012 tại Cộng Đoàn Triết – Học Viện Ngôi Lời


Giuse Nguyễn Công Lai, SVD
Mỗi năm, khi gần đến tết, người Việt lại có dịp ngồi bên nhau để nhìn lại một năm qua xem mình đã làm được gì và những gì chưa thể hoàn tất. Phong tục tết cổ truyền của người Việt Nam gọi là Tất Niên.
Tất niên là điều không thể thiếu đối với mỗi người, mỗi gia đình Việt Nam. Với những người xa quê, tất niên còn là dịp để hàn huyên, tạm biệt nhau, chúc cho nhau những lời tốt đẹp trước khi về quê thăm gia đình…
Trong bầu khí ấy, Cộng đoàn Triết học, Học viện Sài Gòn, cũng tưng bừng tổ chức Tất Niên. Tất niên năm nay không chỉ có các cha, các thầy trong Cộng đoàn, mà còn có sự hiện diện của cha Linh hướng học viện – Phêrô Nguyễn Đức Vinh; ông bà Tiến Đạt và con cháu cùng các gia đình chung quanh Cộng đoàn.
Một tất niên đầm ấm, đượm hương tết, đầy tình người với sự có mặt của nhiều thành phần.

CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN 2013


Suy niệm Lời Chúa
(Lc 4, 21-30)
Deacon Tân SVD
 Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều lúc chúng ta trở nên đối tượng bình phẩm của đám đông. Đặc biệt nếu chúng ta càng nổi tiếng, là người của công chúng thì chúng ta càng được bình phẩm nhiều hơn.
Cùng một hành động nhưng có nhiều lời khen chê rất khác nhau. Không ai có thể cùng lúc làm hài lòng hết tất cả mọi người. Do đó, ca dao Viẹt Nam có câu: “Ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười, ở hẹp người chê”.
Trong cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng của CG, Ngài cũng không tránh khỏi những lời bình phẩm, chê bai, chỉ trích và chống đối của người đời. Chính cuộc sống và việc làm của Đức Giêsu cũng là đối tượng cho sự bình phẩm của những người đồng hương với Ngài
Bài Tin Mừng hôm nay cho biết, sau thời gian rao giảng tại thành Ca-phác-na-um, Đức Giêsu trở về rao giảng trong hội đường của chính quê hương Ngài tại Nadarét.
Dân chúng đã nghe biết những phép lạ Đức Giêsu đã làm tại Ca-phác-na-um cùng với những dấu lạ minh chứng nguồn gốc thần linh của Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha sai xuống trần gian để cứu chuộc nhân loại.
Nhưng những người đồng hương với Đức Giêsu không tin nhận Ngài là Đấng Cứu Thế, vì họ biết rõ nguồn gốc gia đình của Đức Giêsu nên họ đã nói với nhau: "Ông này không phải là con ông Giu-se đó sao ?"

Chữ “Xuân” trong Thánh Kinh



XUÂN QUÝ TỴ 2013
Jos.Phạm Duy Thạch SVD
Một cách ngẫu nhiên khi đọc Tân Ước người ta không tìm đâu ra được một chữ xuân. Ngược lại trong Cựu Ước người ta lại tìm thấy rất nhiều chữ xuân.
Tuy nhiên, không phải tất cả những chữ xuân trong sách Cựu Ước đều có một sắc thái ý nghĩa như nhau, chung quy lại có bốn lối diễn tả về chữ xuân như sau: (1) Mùa Xuân; (2) tuồi Thanh Xuân; (3) Hoa Xuân; (4) Mưa Xuân.
Trong thời khắc tiếc nuối thời gian năm cũ đang ngắn dần và niềm háo hức đón chào một năm mới đang đến, thiết tưởng cũng nên có một vài gẫm suy về ý nghĩa của chữ xuân trên nền tảng Lời Chúa.
Mùa Xuân
Các bản văn Cựu Ước nhắc đến danh từ khái niệm thời chỉ thời gian “Mùa xuân” đến năm lần và mỗi lần ấy gắn với những sự kiện khác nhau của dân Ít-ra-en. Đa số các bản văn cho thấy mùa xuân là thời gian thuận tiện để tiến hành một cuộc chiến.
Từ Mùa Xuân đầu tiên được nhắc đến trong sách ngôn sứ Samuel quyển thứ 2: “Lúc xuân về, thời mà các vua ra quân, vua Đa-vít sai ông Giô-áp đi, cùng với các bề tôi của vua và toàn thể Ít-ra-en. Họ giết hại con cái Am-mon và vây hãm Ráp-ba. Còn vua Đa-vít thì ở lại Giê-ru-sa-lem” (2Sm11,1).