11 thg 12, 2011

Lời Cha Tổng Quyền tháng 12/2011

MỪNG GIÁNG SINH VỚI TÂM TÌNH TRẺ THƠ

Anh em thân mến,

Người ta thường nói Giáng sinh là ngày lễ của trẻ em. Không chỉ bởi vì tâm điểm của ngày lễ này là sinh nhật của một hài nhi, nhưng bởi vì thông điệp của ngày lễ này thật lạ thường và ngay cả xì căng đan nữa, mà chỉ có trẻ thơ hay những ai có tâm tình của trẻ thơ mới có thể chấp nhận, tin và hiểu được.

Mùa Vọng chính là thời điểm chuẩn bị cho chúng ta đón nhận thông điệp lạ thường này. Bà Elizabeth hiếm muộn, và tuổi già lại thọ thai sanh một con trai. Maria đồng trinh, còn trẻ, trở thành một người mẹ mà không có quan hệ với người nam. Hai biến cố này rõ ràng là không thể nhưng lại có thể với Thiên Chúa. Những điều này chuẩn bị cho chúng ta đón nhận một thông điệp kinh ngạc hơn và lạ thường hơn nữa. Thiên Chúa làm người và bắt đầu đời sống của Ngài ở giữa chúng ta như một hài nhi bé nhỏ.


Theo tiên tri Isaiah, chúng ta đang chờ đợi một vị Chúa quyền thế, Hoàng tử Thái bình (Is 9:1f). Sự thống trị của Ngài sẽ vĩ đại và vương quốc Ngài sẽ vô tận (Lk 1:32-33). Thế nhưng, một hài nhi đã đến – yếu đuối, mỏng dòn, không khả năng tự vệ; một hài nhi được ‘quấn trong tã và nằm trong máng cỏ” (Lk 2:7). Nơi đây, trong hài nhi yếu ớt này lại là Thiên Chúa; trong hài nhi không khả năng tự vệ này lại là sự cứu độ của chúng ta! Ai có thể tin vào một thông điệp như vậy? Ai có thể chấp nhận một sự thật như vậy? Có lẽ chỉ có trẻ em và những ai có tâm tình của trẻ em.

Như vậy, Giáng sinh mời gọi chúng ta một lần nữa khám phá lại đứa trẻ trong mỗi người chúng ta, để chúng ta có thể chấp nhận ý nghĩa thật sự của ngày lễ này. Năm nay, chúng ta hãy suy gẫm Giáng sinh từ cái nhìn của trẻ em. Qua bốn cảnh: (1) cảnh thứ nhất. Một trung tâm mua sắm ở phố vài ngày trước Giáng sinh. Một bé trai bốn tuổi lẽo đẽo theo mẹ mua sắm Giáng sinh như thường lệ. Ở trung tâm mua sắm này, trẻ em xếp hàng dài chờ trông thấy và gặp gỡ ông già Noel. Một em bé vừa được học ở trường rằng Giáng sinh là lễ sinh nhật của Giêsu, em hỏi mẹ: “Mẹ ơi, vậy để thấy Giêsu thì xếp hàng nào vậy”?

Một bài hát vừa được phổ ra dựa trên cơ sở của kinh nghiệm này. Và tựa đề của bài hát, “Để thấy Giêsu thì xếp hàng nào?” Trong đó bài hát viết rằng: “Chẳng phải Giáng sinh là mừng sinh nhật của Giêsu sao? Vậy tại sao chúng ta ít thấy Người ở thời điểm này vậy? Chẳng phải là chúng ta nên gặp gỡ Người hơn nữa ở mùa Giáng sinh sao?” Và điều này xảy ra ở trung tâm mua sắm, và chẳng may là xảy ra ngay cả ở trường học và trong mái ấm của chúng ta. Quả vậy nhiều người chỉ trích sự đánh mất kitô giáo hoá của Giáng sinh, và sự thương mại hoá của ngày sinh nhật Chúa.

Lời kinh nguyện của mùa Vọng viết rằng chúng ta chờ đợi ngày Chúa đến bằng sự tỉnh thức cầu nguyện và làm việc lành bác ái. Cầu mong chúng ta biết thực hành lời nguyện này và làm việc lành bác ái trong bốn tuần mùa Vọng, và như vậy chính là xếp hàng để nhìn thấy Giêsu.

(2) Cảnh hai. Trong phòng hộ sinh của một bệnh viện. Một y tá không những lắng nghe nhịp tim của trẻ em bằng ống nghe của mình mà còn để cho chính các em được lắng nghe nhịp đập của tim của các em qua ống nghe. Khi hỏi các em nghe gì, một em bé bốn tuổi trả lời: “Là Giêsu gõ tim em!”

Giáng sinh là lễ Nhập thể của Ngôi Lời, là Chúa gõ cửa chúng ta, xin chúng ta cho vào, và được một căn phòng trong nhà của chúng ta, và ở lại ở giữa chúng ta. Sinh nhật của Con Chúa xảy ra khi có một cuộc kiểm tra dân số, mọi người phải trở về quê hương để đăng ký. Và Con Chúa đã đăng ký làm công dân của thế gian này. Ngài đến để được đăng lý vào gia đình nhân loại và đã dựng lều ở trái đất này. Chẳng có gì ngạc nhiên khi không có chỗ cho Ngài ở phòng trọ. Những kẻ ở phòng trò là du khách đến và đi. Nhưng Con Chúa không phải đến để rồi lại đi. Ngài đến để ở lại và chia sẻ câu truyện của loài người chúng ta. Ngài là Emmanuel – Chúa ở cùng chúng ta.

Tuy nhiên Chúa không áp đặt Ngài vào cuộc sống của chúng ta. Ngài gõ cửa và xin phép được vào để chia sẻ với nhân loại và sống với chúng ta như người anh em. Như vậy, Ngài sai sứ thần Gabriel mang đề nghị này tới với Maria và chờ Maria tự do đáp lại đề nghị này. Ở mọi giấy phút của cuộc sống chúng ta, với mọi nhịp đập của trái tim, Chúa gõ cửa và chờ đợi sự đáp lại của chúng ta. Cầu xin Giáng sinh dạy cho chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa gõ lòng mình và mau mắn mở cửa cho Ngài vào đời sống của chúng ta.

(3) Cảnh ba. Trên con đường của một đô thị lớn. Một lão già thánh thiện đang trở về nhà, đi dọc theo con đường đô thị lớn này, ông ta đau đớn và giận dữ nhìn thấy nhiều trẻ em bị buộc phải sống trên đường phố, ban ngày ăn mày thức ăn, ban đêm ở bất cứ ngõ ngách nào chúng nằm cạnh nhau để sưởi ấm và bảo vệ cho nhau. Hết sức động lòng, ông ta than phiền với Chúa trong lời nguyện của mình, “Tại sao Chúa lại cho phép xảy ra như vậy? Ôi lạy Chúa, Ngài sẽ làm gì đây cho những trẻ em này?” Trong lời nguyện của mình, ông già chợt ngộ ra và nghe tiếng Chúa đáp, “Ta sẽ làm gì cho những trẻ em này ư? Thì Ta đã dựng nên người đó!”

Lễ Giáng sinh mời gọi chúng ta hãy nhìn quanh mình và đặt biệt chú ý những người đau khổ vì nghèo đói, bị phân biệt, vì bạo động, bất công, bị bỏ rơi. Giáng sinh này, cầu xin cho chúng ta biết chia sẻ với những anh chị em kém may mắn hơn chúng ta. Và ước mong chúng ta chia sẻ không phải từ những gì chúng ta dư thừa, mà từ ngay cả những gì là cần thiết cho chúng ta nữa.

(4) Cảnh bốn. Nhà bảo tàng thế giới. Người ta nói rằng giấc mơ sâu thẳm nhất của trẻ em về thế giới này là một ngày nào đó thế giới thật này của chúng ta biến thành một nhà bảo tàng. Và trẻ em khắp thế giới này sẽ đến và viếng thăm nhà bảo tàng này. Khi chúng nhìn vào những bức tranh lớn treo trên tường và phòng của nhà bảo tàng, trẻ em từ Bangladesh sẽ hỏi, “Đói khát là gì?” Và trẻ em từ Nam Phi sẽ hỏi, “kỳ thị chủng tộc là gì?” Trẻ em từ Hiroshima sẽ hỏi, “bom nguyên tử là gì?” Và trẻ em của cả thế giới sẽ hỏi, “Chiến tranh là gì?” Trẻ em sẽ hỏi, và sẽ không có ai đáp lại. Bởi vì lúc đó không ai còn biết đói khát là gì, kỳ thị chủng tộc là gì, bom nguyên tử là gì, chiến tranh là gì. Tất cả những điều đó đã trở thành quá khứ, những thứ của nhà bảo tàng.

Có bao giờ ngày đó sẽ đến? Nếu chúng ta thực tế như những người lớn, chúng ta sẽ trả lời là KHÔNG. Nhưng nếu chúng ta tin như những trẻ em, chúng ta sẽ trả lời CÓ. Khó mà tin được. Đó chính là Giáng sinh. Một thông điệp lạ thường. Như là Giáng sinh. Mùa Giáng sinh này cầu xin cho chúng ta khám phá lại em bé trong mỗi người chúng ta, và tin lại vào thực tại tưởng chừng như không thể hình dung, vào khả thể của điều bất khả thể, vào sự xảy đến của điều không ngờ. Bởi, nếu Bethlehem đã xảy ra, không có lý do gì mà Nước Chúa không đến! Mến chúc tất cả một mùa Giáng sinh phúc lành.

Trong tình huynh đệ Ngôi Lời.
Antonia M. Pernia, SVD.
Tổng Quyền.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét