Phêrô Phùng, SVD
Cách gợi ý khi đặt ngược lại tình huống và suy nghĩ trong dụ ngôn người Cha nhân hậu (Lc 15, 11-32) đã tạo ra hướng mở và giúp tôi có cái nhìn rõ hơn về bản thân mình và anh em.
Vì từ trước tới nay, hình ảnh người cha trong Tin Mừng vừa là người cha, vừa là một người chủ nhà luôn chờ đợi và sẵn sàng mở rộng cánh cửa để đón rước người con.
Cánh cửa này không có ổ khóa và người con có thể về bất cứ lúc nào tùy thích.
Vấn đề là quyết định nơi người con thứ. Anh ta chỉ cần hối cải và trở về là mọi sự trở nên tốt đẹp. Một kết thúc có hậu như trong một cuốn phim.
Ngược lại, nếu như người con không được tiếp đón, có lẻ anh ta sẽ mang tâm trạng rất buồn, khi mà sự kỳ vọng và lòng ăn năn của mình đã bị khước từ bởi chính người cha, mà mình tin tưởng sẽ cứu được sự sống cho mình.
Cảm giác bị khước từ, chối bỏ, thật kinh khủng. Tôi đã từng trãi qua kinh nghiệm này khi bị chính người mình yêu khước từ …
Vậy mà đối với Chúa, tôi đã nhiều lần tự đóng kín cánh cửa tâm hồn của mình, không cho Chúa có cơ hội viếng thăm và an ủi. Ngài chỉ có thể đứng ngoài cửa nhìn vào cuộc sống của tôi.
Nhìn tôi chơi, thấy tôi ngủ, bị té và đau khổ, Ngài muốn giúp nhưng vì sự tự do, lòng kiêu ngạo của tôi đã cản bước Ngài.
Một ngày, hai tuần, ba tháng, một năm…
Nếu tôi không bước ra khỏi không gian chật hẹp và ngột ngạt đó, tôi sẽ làm cho ổ khóa bị rỉ sét để rồi không cách nào ra ngoài được.
Lìa xa tòa giải tội vài tháng là thời gian quá dài đối với một tu sĩ.
Xưng tội. Đây là cách tốt nhất để tôi đón Chúa ngự vào nhà tôi, trò chuyện với tôi trong dịp lễ Giáng sinh này.
Có mở lòng ra với Chúa, khi đó tôi mới thật sự dễ dàng trãi lòng mình và nghĩ tới anh em, tha nhân, tới những ai đang cần nơi mình sự giúp đỡ.
■
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét