Hải Hà SVD
Mỗi lần đọc lại
câu chuyện Đứa Con Hoang Đàng, tôi thật sự được đánh động mạnh bởi
hình ảnh của Người Cha Nhân Hậu. Chính Người Cha khoan dung mới là anh
hùng trong câu chuyện này.
Sự
ra đi của người con thứ là một sự phản bội, sự bất hiếu, là kẻ
bạc tình không thể nào chấp nhận được. Anh là người ích kỷ, chỉ
tìm niềm vui, tìm khoái lạc cho bản thân mà quên đi người cha yêu dấu
của mình. Anh ta đã cùng bè bạn tiêu hết số tài sản mà người cha
bất đắc dĩ phải chia cho anh.
Khi
ngồi bên cái máng heo, anh ta đã có nhiều thời gian để hồi tâm và suy
tính kỹ càng. Anh đã đi đến ngõ cụt, sự sai lầm đã đẩy anh đến
bước đường cùng.
Chỉ
còn một con đường duy nhất là quay về và nói lời xin lỗi. Không quay
về chắc chắn anh sẽ phải chết, vì tất cả mọi người, kể cả bè bạn
đã chối từ anh. Nói vắn tắt, sự quay về của người con thứ là điều
tất yếu, vì anh ta không có nhiều sự lựa chọn.
Đã
bao năm xa cách anh không hề thương nhớ người cha yêu dấu của mình. Ngay
cả khi tới bước đường cùng, anh cũng chỉ nghĩ đến miếng cơm manh áo.
Anh quay về để khỏi bị chết đói chứ không phải vì nhớ thương cha.
Khi đứa
con ra đi, người cha hết sức bất hạnh, nhưng ông đành chấp nhận thử thách và khắc
khoải đợi chờ đứa con quay về. (Ai đã có kinh nghiệm chờ đợi người thân
đi “bụi đời” có lẽ mới thấu hiểu nỗi đau của người cha trong câu
chuyện này).
Và
khi nhìn thấy đứa con ông đã vội chạy ra và ôm choàng lấy. Đó chính là điều đặc
thù mà câu chuyện muốn nói về người Cha trên trời.
Người
cha biết rõ lý do trở về của đứa con mình, nó trở về vì nó sợ
chết chứ không phải vì nhớ thương cha. Ông biết rõ nhưng không hề để
ý, không hề trách móc. Không kể lý do gì, miễn sao con của ông trở
về, và bây giờ nó đang ở trong vòng tay của ông.
Trong
lòng ông giờ đây tràn ngập hạnh phúc. Ông đã bỏ qua mọi lỗi lầm
trong quá khứ. Tình yêu của người cha đã lấp đầy mọi lỗi lầm của
người con.
Tôi
chính là “đứa con hoang đàng” trong câu chuyện trên. Đã bao lần tôi đi
hoang và đã trở về trong tình trạng cùng đường. Từ nhỏ, tôi đã được
các souer dạy cách kỹ lưỡng về hai cách ăn năn tội: ăn năn tội “cách
trọn” và “cách chẳng trọn”.
Ăn
năn tội “cách trọn” xuất phát từ lòng yêu mến Chúa trên hết mọi sự,
hối hận vì đã xúc phạm đến Thiên Chúa là Cha yêu thương tôi. Ăn năn
tội “cách chẳng trọn” là ghét tội vì sợ bị phạt chứ không phải vì
yêu mến. Ăn năn tội “cách chẳng trọn” cũng giống như tình trạng cùng
đường của Đứa Con Hoang Đàng, dẫu sao đó cũng là sự trở về, và tôi
cũng nhận được ơn tha thứ khi lãnh nhận Bí tích Hòa Giải.
Người
con đã đón nhận sự bao dung của Người Cha với sự thiết đãi nồng
hậu. Áo đẹp, nhẫn và tiệc mừng là những biểu tượng của một đời
sống mới trong Thiên Chúa, giữa lòng gia đình Ngài là Hội Thánh.
Người
con đã phải trả một giá quá đắt cho sai lầm của mình, và khi trở
về, thay vì vị phạt, bị hất hủi anh lại được yêu thương. Câu chuyện
chỉ dừng lại ở đây nhưng tôi đoán chắn rằng, khi người con đã nhận ra
tình yêu lớn lao của Người Cha, anh ta sẽ ở lại trong vòng tay yêu dấu
của Cha mình và sẽ không bao giờ đi hoang nữa.
Còn
tôi thì sao? Đã bao lần tôi đi hoang, và tôi đã trở về trong tình
trạng cùng đường, đã nhận được ơn tha thứ của Người Cha Nhân Hậu qua
Bí tích Hòa Giải, nhưng rồi vẫn tiếp tục đi hoang, tiếp tục sai lầm.
Thật
sự là tôi đang phải bội lại tình yêu của lòng nhân hậu của Người Cha
yêu dấu. Và giờ đây, tôi tin rằng Người Cha Nhân Hậu đang khắc khoải
chờ đợi tôi trở về để mãi mãi sống trong vòng tay yêu thương của
Ngài.
Khi
suy niệm về tình yêu Thiên Chúa được mạc khải qua dụ ngôn “Người Cha
Nhân Hậu”, tôi cảm nhận được tình yêu lớn lao, tình yêu nhưng không và
sự khoan dung của Thiên Chúa dành cho tôi.
Giờ
đây, tôi quyết tâm “chỗi dậy”, đi về cùng Cha tôi và ở lại mãi trong
tình yêu ấy.
◊
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét