Peter Nguyễn, SVD
Trong
những năm gần đây, tại Âu Châu và Hoa Kỳ, một số linh mục Công giáo đã bị lên án tội danh “lạm dụng tính dục trẻ em”. Bị kết án tội trạng đó, các ngài hầu như mất hết uy tín đối với Giáo hội, cũng như với mọi
người. Một số Giáo hội địa phương tại Âu Châu và Hoa Kỳ đã phải hao tổn rất nhiều công sức và tiền của để đền bù vì những vụ kiện.
Không
ít lần, tôi đã thao thức về vấn đề này và muốn làm một điều gì đó để lên tiếng bênh vực cho ơn gọi linh mục. Nhưng thiết nghĩ, việc đầu tiên tôi nên làm đó là cầu nguyện và xin ơn chữa lành để linh mục nhận thấy những yếu đuối mà hoán cải.
Linh
mục, người được kêu gọi để hành động “trong bản thân Đức Kitô” (In Persona Christi). Đức Giêsu là
người Mục Tử Nhân Lành, là kiểu mẫu thừa tác vụ của linh mục.
Ngôn
ngữ Hy lạp sử dụng hai hạn từ để diễn tả ý nghĩa tốt đẹp của người mục tử: Agathos và Kalos. Agathos: nghĩa là “tốt về mặt luân lý”, Kalos: nghĩa là “tốt về mặt hiệu quả” hay “giỏi về việc gì đó”. Đức Giêsu, Người Mục Tử Tốt Lành không chỉ tốt về mặt luân lý, Ngài đặc biệt tốt về mặt chăn dắt
(J. Ronald Knott, Thuật lãnh đạo tinh thần của một cha xứ (Tôn giáo: Hà Nội, 2013), tr. 42-101.).
Thánh
Phaolô đã căn dặn các thừa tác linh mục: “Đừng thờ ơ với đặc sủng đang có nơi anh,
đặc sủng Thiên
Chúa đã ban cho anh nhờ lời ngôn sứ, khi hàng kỳ mục đặt tay trên anh. Anh hãy tha thiết với những điều đó, chuyên chú vào đó, để mọi người nhận thấy những tiến bộ của anh. Anh hãy thận trọng trong những cách ăn nết ở và trong lời giảng dạy.
Hãy kiên trì trong việc đó. Vì làm như vậy, anh sẽ cứu được chính mình, lại còn cứu được những người nghe anh giảng dạy” (1 Tm 4,14-16).
Chính
Đức Giêsu là vị Linh mục thượng phẩm, luôn trung thành và vâng phục thánh ý
Chúa Cha. Vì thế, Ngài đã định nghĩa
căn tính linh mục chỉ có nghĩa trong tương quan với Chúa Cha và với dân Người:
“Chiên
của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi
biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay
tôi. Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Tôi và Chúa Cha là một” (Ga
10,27-30).
Tư cách của chiên là “nghe tiếng” và “đi theo” người chăn. Nghe cũng có nghĩa là thực hành, mà thực hành cũng
là đi theo, vâng lời chủ chăn. Vì thế, chủ chăn đã yêu thương không những cả đoàn, mà còn biết rõ tình trạng của từng con một:
“Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa,
tập trung cả đoàn dưới cánh tay.
Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng,
bầy chiên
mẹ cũng tận tình dẫn dắt” (Isaia 40,11).
“Chúa
là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong
đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính,
vì
danh dự của Ngài” (Tv
23,1-3).
Chiên
là loài vật hiền lành, dễ bảo, khi nghe tiếng gọi thân quen của chủ là chúng đi theo. Người Do thái
không theo Đức Giêsu không phải vì Ngài không là người chăn chiên, cho bằng vì họ không là chiên, không thuộc các số chiên mà Chúa Cha đã ban cho Đức Giêsu. Do
đó, họ không được hưởng sự sống đời đời và sự bảo đảm an ninh trong tay Ngài và tay Cha Ngài (Thánh Gioan Kim Khẩu).
Hơn nữa, Đức Giêsu
yêu thương từng người, vì Ngài đã hoàn toàn nhận được tình yêu từ Chúa Cha: “Tôi và Chúa Cha là một”. Chúng ta
tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất muôn vật. Tôi tin kinh một Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật… đồng bản thể với Đức Chúa Cha, nhờ Ngài mà muôn vật được tạo thành.
Như vậy, Đức Giêsu có cùng một hoạt động như Chúa Cha: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc. Thật, tôi bảo thật các ông: người Con không thể tự
mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm, vì điều gì Chúa
Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy” (Ga 5,17.19).
Chúa
Cha và Chúa Con có cùng một hoạt động, cũng có nghĩa là hai Ngôi Vị có cùng một bản thể: “Các Ngôi vị thần linh không
thể tách rời nhau trong
cùng một bản thể duy nhất, thì cũng không thể tách rời nhau trong các hoạt động của mình. Nhưng trong hoạt động thần linh duy nhất này, mỗi Ngôi vị hiện diện theo cách đặc thù của mình trong Ba Ngôi” (GLHTCG. số 267).
“Tôi
và Chúa Cha là một”. Lời tuyên bố này của Đức Giêsu ở trong khung cảnh lễ Cung Hiến Đền Thờ. Đức Giêsu cố ý làm cho thính giả hiểu rằng, khi người Do thái mừng lễ này cũng là lúc họ mừng sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đền Thờ.
Đức Giêsu cố ý hiện diện giữa đám
đông, trước Đền Thờ, có ý ám chỉ Ngài chính là sự hiện diện hữu hình của Thiên Chúa ở giữa dân. Vì Ngài với Chúa Cha là một.
Từ nay, họ không cần nhìn lên Đền Thờ vật chất Giêrusalem để biết có Thiên Chúa hiện diện. Đức Giêsu muốn dạy cho họ một con đường đức tin khác để thờ phượng Thiên Chúa, đó là: tin vào Ngài. Vì tin vào Ngài, dân Do thái
không những kết hiệp với Ngài, cho bằng với Chúa Cha
(Hồn Minh Tuấn, Đọc Tin mừng theo thánh Gioan (Tôn Giáo: Hà Nội, 2003), tập 4, tr. 234.).
Nhận thấy tương quan thiết thân của vị Mục tử Giêsu với đoàn chiên và với Chúa Cha, các linh mục càng phải cố gắng nhận biết mình còn thờ ơ trong tương quan với giáo dân và với Vị Mục Tử đích thực, nên họ cần phải được chữa lành và hoán cải.
Vì thế, người linh mục nên cởi mở để đi vào chiều sâu đức tin, nghĩa là phó thác hoàn toàn trong bàn tay Thiên Chúa. Như vậy, tiên vàn không phải “linh mục phải làm gì”, cho bằng “linh mục phải là ai” trong tương quan với Chúa và với tha nhân. Với tư cách là người của Chúa, linh mục đừng bao
giờ tự ban cho
mình bất cứ sức mạnh kỳ diệu nào, với lý do nhờ được truyền chức thánh.
Đúng hơn, linh mục chỉ là những cộng tác viên bé nhỏ của Thiên
Chúa, những kẻ mở rộng lòng mình đón nhận ơn thánh của Chúa để đem lại sức chữa trị cho tha nhân. Nhận ra điều đó, linh mục phải là người cần được chữa trị hơn ai hết. Vì xét cho cùng, linh mục cũng là những “bác sỹ chữa trị tâm linh đầy thương tích” cần được chữa lành
(Bernard Haering, Giáo hội cần loại linh mục nào? (Phương Đông:
Tp. HCM, 2008), tr. 39-40.).
◊
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét