THANHCAO, SVD
Sự
dữ là một mãnh lực xấu tiềm tàng trong cá nhân và tập thể loài người. Sự dữ ban
đầu nẩy sinh do ý thức tự cao của con người muốn mình trở thành là số 1, không
còn nhận ra uy quyền của Thiên Chúa. Nếu dùng ngôn ngữ truyện Kiều, thì đó là ý
thức “Từ Hải”:
“Chọc trời khuấy nước
mặc dầu,
Dọc ngang nào biết
trên đầu có ai”.
Chẳng những không
biết trên đầu có ai, ý thức này lại còn muốn mọi người và cả vạn vật đều thuộc
về mình, làm nô lệ cho mình. Đó là lòng tham không đáy, luôn có khuynh hướng
thu gom mọi thứ về mình. Vì là một lực đã có một lịch sử lâu dài, kể từ khi có
con người đầu tiên trên trái đất, nên nó rất mãnh liệt. Nó kết hợp với các lực
nơi cá nhân khác tạo thành một cộng lực, một “Ác lực tập thể”. Nó vây cánh
trong tập thể nhân loại và hoành hành rất mạnh trong những tổ chức không nhìn
nhận uy quyền của Thiên Chúa, không nhìn nhận điều thiện. Nó lại có chân rết có
nội tuyến trong tâm tư mỗi người, vì vốn là một “ý thức tự cao”, cho nên khắc
tinh của nó là lòng khiêm hạ. Ai càng khiêm hạ bao nhiêu, càng thoát được vòng
kiềm tỏa của sự dữ.
Ở đây, Đức Giêsu
dạy chúng ta tin Chúa Cha “cứu chúng con cho khỏi sự dữ”, có nghĩa là xin ơn
Chúa hỗ trợ chúng ta mỗi ngày để trở nên khiêm nhường hơn. Một khi biết khiêm
nhường, biết trông cậy vào Chúa, thì “ý thức tự cao” không còn đất sống và sự
dữ không còn đất dụng võ để tung hoàng nữa.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét